DMS là gì? Quản lý kênh phân phối hiệu quả hơn với 5 phần mềm DMS 

DMS là một trong những phần mềm phổ biến trong kinh doanh, đặc biệt là với những doanh nghiệp có hệ thống phân phối lớn. Vậy phần mềm DMS là gì, mang đến lợi ích như thế nào? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phần mềm DMS là gì?

dms là gì
DMS là viết tắt của từ gì? DMS là viết tắt của từ Distribution Management System.

DMS – viết tắt của Distribution Management System là phần mềm được sử dụng để quản lý toàn bộ hoạt động phân phối của doanh nghiệp, từ nhập hàng, xuất hàng, giao hàng, thu tiền cho đến theo dõi hiệu quả kinh doanh của nhân viên và đại lý. Thông qua phần mềm DMS, nhà quản lý sẽ nhìn được bức tranh tổng thể về kênh phân phối để đưa ra các quyết định phù hợp và hỗ trợ nhân viên kinh doanh bán hàng hiệu quả hơn.

Các phần mềm DMS hiện nay đều có cả phiên bản website và thiết bị di động giúp doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh và nhà phân phối dễ dàng sử dụng để hoàn thành tốt công việc. Nhờ tính ứng dụng cao mà phần mềm DMS được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề như hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), dược phẩm, hóa mỹ phẩm, thiết bị điện tử, nội thất, vật liệu xây dựng…

Lợi ích khi sử dụng DMS là gì?

Việc sử dụng phần mềm DMS mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp bao gồm:

– Tăng cường hiệu suất làm việc: DMS giúp tổ chức, quản lý thông tin hiệu quả hơn, từ việc lưu trữ đến truy xuất, chia sẻ và xử lý tài liệu. Điều này giúp nhân viên dễ dàng tìm kiếm cũng như truy cập thông tin cần thiết, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc.

– Quản lý phiên bản tài liệu: Phần mềm DMS giúp theo dõi, quản lý các phiên bản của tài liệu, đảm bảo rằng mọi người đều làm việc trên cùng nền tảng và tránh sự nhầm lẫn hoặc mất mát thông tin.

– Tiết kiệm chi phí: Sử dụng DMS sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực nhân sự, tối ưu hóa sử dụng kho hàng, vận chuyển hàng hóa, tránh mất mát cũng như kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro.

– Tối ưu hóa vận hành và quản lý hệ thống: DMS hỗ trợ việc thiết lập các quy trình bán hàng phù hợp, giúp kiểm soát các chi phí liên quan đến trade marketing, khuyến mãi, POSM, nhân sự…

– Hỗ trợ làm việc từ xa: Với khả năng truy cập từ xa, DMS cho phép nhân viên làm việc từ bất kỳ đâu và bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, tăng cường tính linh hoạt và sự tiện lợi trong công việc.

Những tính năng chính của phần mềm DMS là gì?

Dù có nhiều phần mềm DMS khác nhau nhưng nhìn chung sẽ có những tính năng chính sau:

– Quản lý nhân viên kinh doanh đi tuyến: Tạo lịch trình chi tiết khi đi thị trường, theo dõi thông tin lịch trình, đơn hàng của nhân viên, báo cáo hiệu quả đi tuyến…

– Quản lý nhà phân phối và các điểm bán: Quản lý thông tin chung về địa chỉ, số điện thoại, doanh số bán hàng, tình trạng đơn hàng, tồn kho, trả thưởng, khuyến mãi, đơn đặt hàng….

– Quản lý hoạt động Trade Marketing.

– Hệ thống báo cáo, thống kê, phân tích theo nhu cầu như doanh số tuần, tháng hoặc theo sản phẩm, nhân viên, bộ phận…

dms là gì
Lợi ích của phần mềm DMS là gì? Dữ liệu được đồng nhất giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hơn.

Các tiêu chí lựa chọn phần mềm DMS

Khi lựa chọn phần mềm DMS bạn có thể xem xét các tiêu chí sau:

– Tính năng: Đảm bảo phần mềm DMS cung cấp các chức năng cần thiết để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp như kiểm kê hàng tồn kho, đặt hàng nhanh chóng, quản lý quá trình giao hàng, theo dõi doanh thu định kỳ, kiểm soát công nợ các cửa hàng…

– Tích hợp và khả năng mở rộng: Xem xét khả năng tích hợp của phần mềm DMS với các hệ thống khác. Đồng thời, đảm bảo phần mềm có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu tương la.

– Bảo mật: Đây là một yếu tố quan trọng khi lựa chọn phần mềm DMS. Do đó nên đảm bảo an toàn cho cơ sở dữ liệu như cài đặt, bảo mật, bảo trì hệ thống…

– Hiệu suất: Kiểm tra hiệu suất, tốc độ của phần mềm DMS để đảm bảo có thể xử lý và truy cập tài liệu nhanh chóng, hiệu quả, đặc biệt là khi doanh nghiệp của bạn phải xử lý lượng tài liệu lớn.

– Giao diện người dùng: Giao diện thân thiện và dễ sử dụng giúp người dùng tương tác với phần mềm DMS thuận tiện, hiệu quả. 

– Dịch vụ khách hàng: Khi phần mềm gặp sự cố, doanh nghiệp cần đội ngũ kỹ thuật am hiểu và có khả năng xử lý vấn đề nhanh chóng để hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

– Chi phí: Xác định ngân sách của doanh nghiệp và so sánh giá cả của các phần mềm DMS khác nhau để chọn được phần mềm phù hợp nhất.

Top 5 phần mềm DMS nổi trội hiện nay

1. DMS MobiWork

Các tính năng của DMS MobiWork bao gồm:

– Dễ sử dụng, phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh.

– Quản lý bán hàng, kho hàng, nhân viên, khách hàng.

– Báo cáo chi tiết, theo dõi hiệu quả hoạt động.

– Hỗ trợ đa kênh, đa nền tảng.

Chi phí: 

– 700.000đ – 1.200.000đ/năm/người dùng.

– 7.000.000đ – 12.000.000đ/năm cho 10 người dùng.

2. eSales Cloud DMS

eSales Cloud DMS là phần mềm do HQSOFT phát triển với nhiều tính năng nổi bật như:

– Nền tảng điện toán đám mây, có tính ổn định cao.

– Kiểm soát, đo lường số lượng hàng hóa từ công ty đến các nhà phân phối, số lượng hàng từ nhà phân phối đến các điểm bán…

– Đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau.

– Được các doanh nghiệp lớn ưa chuộng và sử dụng.

Chi phí: liên hệ.

3. DMS NextX

DMS NextX có những ưu điểm như:

– Có nền tảng công nghệ hỗ trợ AI tốt.

– Tự động hóa quy trình bán hàng.

– Khả năng phân tích dữ liệu tốt.

– Quản lý công nợ tức thời theo thời gian thực.

Chi phí: 50.000đ – 70.000đ/tháng/người dùng.

4. DMS Online Fast

Tính năng chính của phần mềm DMS Online Fast có thể kể đến như: 

– Quản lý tình trạng đặt hàng theo địa điểm và thời gian thực được định vị qua GPS và sóng 3G. 

– Quản lý công nợ tức thời, chính xác theo thời điểm phát sinh.

– Quản lý khuyến mãi, chiết khấu, quy trình bán hàng.

– Theo dõi chi tiết tình hình kinh doanh của các nhà phân phối, đại lý, cửa hàng như cập nhật hình ảnh, trưng bày sản phẩm, biển hiệu của các nhà phân phối.

– Quản lý được sơ đồ tuyến kinh doanh của từng nhân viên kinh doanh.

Chi phí:

– 30.000 USD cho 20 người dùng.

– Chi phí mua thêm người dùng là 200 USD/người.

5. DMS One – Viettel

Các tính năng chính của phần mềm DMS One – Viettel bao gồm:

– Quản lý nhân viên từ việc giám sát lộ trình, định vị nhân viên đến theo dõi mục tiêu doanh số.

– Quản lý thông tin, sản phẩm, tồn kho không giới hạn.

– Báo cáo doanh số, kho hàng hóa…

Chi phí: 

– Chi phí khởi tạo lần đầu (chưa bao gồm mobile app): 2.000.000vnđ.

– 720.000đ – 1.200.000đ/năm/người dùng.

dms là gì
Với nhiều tính năng, DMS là phần mềm toàn diện cho doanh nghiệp.

Phần mềm DMS là giải pháp hữu ích để quản lý kênh phân phối hiệu quả cũng như giúp nhân viên kinh doanh làm việc với khách hàng dễ dàng, tiện lợi hơn. Qua bài viết trên hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu về phần mềm DMS là gì. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích khác, hãy theo dõi blog của Vieclam24h.vn ngay nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Accesstrade là gì? Cách đăng ký Accesstrade cho người mới bắt đầu

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục