Đối phó thực trạng sinh viên mới ra trường “coi nhà tuyển dụng bằng vung”

Sinh viên mới ra trường “coi nhà tuyển dụng bằng vung”.

Đối phó thực trạng sinh viên mới ra trường "coi nhà tuyển dụng bằng vung"

Rất nhiều sinh viên khi xin việc khiến người ta không thể biết được ai là quản lý, ai là người đi làm thuê…

Cách đây không lâu, cư dân mạng xôn xao về đoạn tin nhắn giữa 1 nam nhân viên với sếp của mình. Thực sự nhiều người đã không thể biết được trong cuộc hội thoại này ai là quản lý, ai là người đi làm thuê…

Chuyện là vào lúc 8h33, nam nhân viên này nhắn tin cho sếp với nội dung vì bận việc đột xuất, không kịp về công ty nên sáng hôm đó xin nghỉ làm. Mãi đến 1h chiều không thấy nhân viên của mình đến công ty, sếp vội nhắn lại hỏi thăm: “Xong việc đột xuất chưa em? Chiều nay em có đi làm không?”.

Đáp lại cả “bầu trời” chân tình của cấp trên là một gáo nước lạnh buốt đến tận sống lưng: “Em không còn ở Hà Nội. Hôm qua em bay rồi, một thời gian nữa anh nhé”. Và cũng không ai có thể ngờ là “một khoảng thời gian nữa” kéo dài tận… 2-3 tháng.

Trước thái độ làm việc ẩm ương của nhân viên, sếp đưa lời nhắc nhở chân thành rằng sau này nên biết cách làm việc chuyên nghiệp hơn thì nhận được câu trả lời “không biết nên vui hay nên buồn”: “Ok anh, anh cũng lo thái độ của anh đi, mình làm quản lý mà thái độ như vậy làm sao có được nhân tài”…

Trao đổi với chúng tôi, chị Hà Trần – người đăng tải hình ảnh đoạn tin nhắn trên xác nhận nam nhân viên “bá đạo” vừa được công ty chị tuyển vào gần đây. “Bạn ấy là sinh viên năm 4, cũng từng đi làm ở một vài nơi trước đó. Hôm phỏng vấn vì thấy bạn ấy khá tự tin và vui vẻ, nhiệt tình nên chúng mình nhận vào làm”.

Được biết ngày đầu tiên đi làm cũng là ngày cuối cùng sau khi bạn sinh viên này gửi tin nhắn cho sếp của mình. “Hôm đó không thấy bạn đi làm nên mình đã bảo bên phòng nhân sự hỏi thăm thì nhận được câu trả lời như thế”.

“Khả năng giúp các bạn có được công việc, nhưng thái độ mới là điều khiến các bạn giữ được công việc và thăng tiến. Thái độ ở đây là tinh thần cầu tiến, nghiêm túc với công việc, không ngừng học hỏi và không bao giờ hài lòng với những gì mình đang có”, chị Hà Trần chia sẻ thêm.

Kiến thức nền tảng là cần thiết đó nhưng kỹ năng và thái độ làm việc còn quan trọng hơn!

Đối phó thực trạng sinh viên mới ra trường "coi nhà tuyển dụng bằng vung"

Dù làm ở đâu đi chăng nữa, yếu tố quan trọng nhất vẫn là thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Có rất nhiều yếu tố để nhà tuyển dụng quyết định nhận một ứng viên: CV đẹp với tấm bằng ĐH chói lọi, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm, kiến thức nền tảng, am hiểu văn hóa doanh nghiệp… Tuy nhiên, một ứng viên thực sự nặng ký, xứng đáng đánh bại những ứng viên khác chính là người hội tụ cả “tài” mà còn cả “đức”, cụ thể ở đây là thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Dù làm ở đâu đi chăng nữa, yếu tố quan trọng nhất vẫn là thái độ làm việc chuyên nghiệp. Chưa vội bàn đến năng lực. Bởi nếu thiếu kiến thức nhà tuyển dụng có thể đào tạo ứng viên qua những khóa training định kỳ. Nhưng nếu thiếu về thái độ làm việc, tốt nhất nhà tuyển dụng nên loại ngay từ những vòng đầu.

Do đó, trước khi quyết định lựa chọn một ứng viên, nhà tuyển dụng nên đặt ra những bài test thiên về kỹ năng, thái độ và đạo đức nhiều hơn. Có thể các bạn là sinh viên mới ra trường, kỹ năng làm việc không nhiều và chưa được chuyên nghiệp. Nhưng thái độ ứng viên cần có là sự cầu tiến,  tôn trọng kỷ cương, tôn trọng cấp trên và luôn biết mình đang ở đâu, cần phải làm gì. Đó mới chính là một nhân viên tiềm năng.

Nguồn: Sưu tầm

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục