Fake Work: Giả vờ bận rộn nhưng thật ra chẳng làm gì

Bạn có bao giờ nhận thấy có mình vô cùng bận rộn, hết việc này đến việc khác. Nhưng cuối ngày, bạn lại nhận ra chỉnh chẳng làm được gì hay không? Rất có thể, bạn đang vướng vào Fake work. Fake work chỉ những công việc không phục vụ bất kỳ chiến lược hoặc mục tiêu nào của công ty. Các công việc loại này không chỉ khiến công ty lãng phí nguồn lực, mà còn khiến nhân sự chán nản, thiếu động lực và rời bỏ công việc. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá ngay! 

Fake work là gì, ảnh hưởng gì tới công ty?

Fake work là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Anh và bao gồm từ “fake” có nghĩa là giả và “work” nghĩa là công việc. Như vậy, fake work chỉ những công việc không mang lại hiệu quả, những người có vẻ như đang làm việc, nhưng thật sự không làm gì, không mang lại giá trị gì – một thứ giống như công việc, nhưng không phải là công việc.

Fake work là hệ quả trực tiếp của thói quen làm việc 8 tiếng nơi công sở. Các công ty đều mong muốn nhân viên có mặt đầy đủ, bất kể sự thật rằng họ đã hoàn thành xong các tác vụ được phân công. 

fake work
Nhân sự làm fake work cố giả vờ bận rộn, nhưng họ chỉ chờ hết giờ để về.

Trong thời gian bị cầm chân nơi công sở, họ sẽ nghĩ ra những công việc giả tạo, ví dụ như sắp xếp lại các file trong bộ nhớ máy tính, trả lời email,… Thậm chí có nhiều trường hợp, khi sếp thấy nhân viên “có vẻ” rảnh, họ sẽ nghĩ ra nhiều tác vụ không quan trọng và bắt nhân viên thực hiện.
Thường xuyên rơi vào tình huống này, nhân sự của bạn có thể cảm thấy chán nản, mất thời gian, mất động lực,… và cuối cùng, họ có thể rời khỏi để tìm kiếm công việc mới.

Ảnh hưởng thế nào đến công việc của bạn

Fake work là công việc không liên quan trực tiếp đến chiến lược của công ty, không phải là điều quan trọng đối với sự thành công, mục tiêu của tổ chức ngay tại thời điểm đó. 

fake work
Fake work khiến nhân sự chán nản, mất động lực làm việc.

Ví dụ, một số công ty sẽ bố trí một nhân viên lễ tân, chịu trách nhiệm đón tiếp khách đến liên hệ công việc và sắp xếp các buổi gặp mặt. Vị trí này đòi hỏi một nhân sự lanh lẹ, ngoại hình đẹp, giỏi giao tiếp và tỉ mỉ.
Tuy nhiên, nếu công ty của bạn quá nhỏ, thi thoảng mới có đối tác tới liên hệ, sắp xếp một nhân sự cho vị trí này là không cần thiết, tạo nên một khoản chi phí lớn nhưng không mang lại giá trị. Đây là một fake work – một công việc không thật sự cần thiết cho công ty.

Với nhân viên lễ tân trên, bạn vẫn phải đi làm đủ 8 giờ như mọi người, nhưng vì fake work, bạn ấy sẽ không được làm những việc mà lẽ ra phải làm. Bạn ấy sẽ ngồi một chỗ, không có cơ hội phát triển (dẫn tới không được tăng lương, thăng chức); hoặc là bạn ấy sẽ phải làm những công việc không đúng kỳ vọng, dẫn tới tình trạng chán nản, trì trệ.

fake work
Fake work sẽ hạn chế sự sáng tạo trong doanh nghiệp.

Như vậy, Fake work thường gây ra những ảnh hưởng sau:

  • Năng suất và hiệu quả kém hơn.
  • Thiếu sáng tạo và giảm khả năng đổi mới.
  • Căng thẳng, chán nản và kiệt sức trong công việc.
  • Tỷ lệ bỏ việc cao.
  • Kết quả công việc kém hơn đáng kể và chất lượng sản phẩm và dịch vụ thấp hơn.
  • Hình ảnh công ty bị ảnh hưởng. 

Fake work không chỉ ảnh hưởng tới công ty, fake work còn ảnh hưởng trực tiếp tới những người đang rơi vào tình trạng giả vờ làm việc. Bất kể bạn là ai và từng nhiệt huyết như thế nào, rơi vào fake work, phải tốn thời gian, tâm sức vào những việc mang lại quá ít giá trị, bạn cũng sẽ mất động lực để cống hiến cho công việc.

Xem thêm: Quiet quitting và quiet firing là gì? Ảnh hưởng đến thị trường lao động ra sao?

5 điều bạn có thể làm để tránh fake work

fake work
Bạn có thể chủ động tránh khỏi fake work để phát triển sự nghiệp.

Như đã nói ở phần fake work là gì, nếu bản thân bạn rơi vào tình huống fake work, bạn đang gặp nguy hiểm. Sớm thôi, tình trạng không làm mà vẫn có ăn sẽ khiến bạn bị trì hoãn, mất động lực. Quan trọng nhất, ngay khi mọi người nhận ra bạn không đóng góp gì cho công ty, bạn sẽ bị thay thế. Vậy nên nếu bạn đang phải đối mặt với fake work, hãy thay đổi tình huống với 5 bước hành động sau:

1. Lên mục tiêu hiệu quả

Đảm bảo rằng mọi việc bạn làm đều phù hợp với mục tiêu hàng quý hoặc hàng năm tại nơi làm việc của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những tác vụ mất thời gian nhưng không mang lại hiệu quả. Hãy bắt đầu với việc hiểu rõ mục tiêu lớn – ở cấp độ công ty, sau đó lên mục tiêu nhỏ hơn liên quan trực tiếp với mục tiêu tổng thể.

Xem thêm: Sống tối giản: Trước hết hãy tối giản suy nghĩ bản thân!

2. Xác định thứ tự ưu tiên

Khi các mục tiêu cá nhân đã được căn chỉnh theo mục tiêu lớn của công ty, bạn sẽ dễ dàng quyết định điều gì quan trọng còn điều gì thì không. Hãy dành phần lớn thời gian và sức lực của bạn để làm những việc quan trọng (những nhiệm vụ mang lại cho bạn những kết quả có ý nghĩa). Có lẽ bạn đã biết nguyên tắc Pareto, chỉ 80% kết quả có được từ 20% công việc. Hãy tập trung sức lực vào 20% công việc quan trọng nhất.

fake work
Biết rõ việc gì quan trọng, việc gì không sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian vào những công việc giả mạo.

3. Tăng cường giao tiếp

Cách duy nhất để bạn phân biệt được đâu là công việc thật và đâu là fake work là hiểu những gì thật sự đang diễn ra ở nơi làm việc. Điều này đòi hỏi bạn phải trao đổi ý tưởng thường xuyên với cả người quản lý và đồng nghiệp của bạn. 

Ngay khi được giao việc, bạn cần hiểu mục tiêu công việc này là gì. Nếu có gì chưa rõ ràng, bạn cần trao đổi trực tiếp với cấp trên hoặc đồng nghiệp của bạn. Việc trò chuyện, chia sẻ ý tưởng và trao đổi thông tin là hoàn toàn bắt buộc để bạn có thể làm tốt công việc được giao.

Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp lôi cuốn khiến sếp muốn lắng nghe bạn chia sẻ nhiều hơn!

4. Quản lý thời gian

Trong môi trường công sở, chúng ta thường xuyên bị phân tâm bởi đồng nghiệp, email và các yếu tố ngoại cảnh. Một số nhân viên công sở có thói quen mang việc về nhà làm vì họ không thể tập trung trong văn phòng.

fake work
Tập trung giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Những người này thường fake work vào ban ngày và phải tăng ca mỗi tối mới có thể hoàn thành công việc dẫn tới cuộc sống bị xáo trộn. Rõ ràng, mang việc về nhà không phải là ý tưởng tốt. Bạn cần làm cách nào đó để tránh phân tâm và làm việc hiệu quả hơn.

Để hoàn thành công việc, hãy thử chia ngày của bạn thành những khối công việc không bị gián đoạn. Ví dụ, bạn có thể chia thời gian thành từng khoản nhỏ 30 phút. Trong thời gian đó, bạn tắt thông báo tin nhắn, email, điện thoại,… và tập trung cho công việc.

Sau khi hết 30 phút tập trung, bạn có thể dành ra 15 phút để nghỉ ngơi và kiểm tra tin nhắn, nếu thấy việc đó là cần thiết. Tất nhiên, chúng ta không thể tránh khỏi mọi phiền nhiễu, nhưng việc cố gắng giảm thiếu chúng là cần thiết, vì đa nhiệm làm giảm năng suất tới 40%.

Xem thêm: Bật mí từ A – Z bộ kỹ năng quản lý thời gian giúp tối ưu hiệu quả công việc

fake work
Đi bộ là hoạt động tốt cho trí não, sau những giờ làm việc căng thẳng.

5. Nghỉ ngơi hợp lý để tránh tâm lý fake work

Nếu bạn cũng giống như tôi, thường xuyên cảm thấy cạn kiệt năng lượng, bạn sẽ thích cảm giác được mở điện thoại, kiểm tra email, ngồi vào bàn giả vờ bận rộn, nhưng thật ra không làm gì cả.

Trốn tránh mệt mỏi bằng fake work không phải là giải pháp lâu dài. Để bản thân không rơi vào tình trạng mệt mỏi, bạn hãy nghỉ giải lao thường xuyên. Hãy đứng dậy, đi dạo, nghe nhạc,… hay làm bất cứ thứ gì khiến bạn vui vẻ sau những nhiệm vụ phức tạp. Nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện năng suất và tăng khả năng sáng tạo.

Xem thêm: 9 địa điểm vui chơi Sài Gòn giúp dân văn phòng xả stress

Doanh nghiệp có thể làm gì để giảm fake work?

Chống lại tình trạng fake work không phải là nhiệm vụ đơn giản, cần có nỗ lực của toàn bộ công ty, tổ chức. Các nhà lãnh đạo cần tập trung, làm rõ và xác định đâu là những công việc thiết yếu, đâu là fake work để điều hướng nhân sự vào những việc mang lại giá trị cho công ty. Xác lập mục tiêu chung rõ ràng, giúp nhân viên định hướng mục tiêu cá nhân, tránh lãng phí nguồn lực vào fake work.

1. Minh bạch thông tin

Mọi người cần biết rõ mục tiêu của công ty để tập trung năng lượng. Càng rõ ràng về chiến lược chung, nhân sự của bạn sẽ biết cách căn chỉnh mục tiêu cá nhân cho phù hợp. Bạn hãy tạo ra các mục tiêu nhỏ nhắm vào những công việc quan trọng để hoàn thành sứ mệnh chung. Sau đó, xác định các chiến lược hoặc chiến thuật riêng cho từng mục tiêu và đưa ra những kỳ vọng cụ thể cho từng bộ phận.

2. Sắp xếp đội nhóm dựa trên công việc thực tế

Hãy yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm của bạn tạo một danh sách các nhiệm vụ quan trọng. Sau đó thu hẹp danh sách xuống còn 4-6 nhiệm vụ lớn.

Đừng quá tham vọng. Khi yêu cầu các đội nhóm thực hiện quá nhiều tác vụ, đồng nghĩa với việc bạn đang phân mảnh nguồn lực, khiến nhân sự của bạn bị phân tâm, choáng ngợp. Từ đó phát sinh nhiều hạng mục fake work – những tác vụ chiếm thời gian, nguồn lực nhưng không đóng góp gì vào mục tiêu chung.

Hãy xây dựng một quy trình hợp tác, trong đó mọi người:

  • Thảo luận về các nhiệm vụ phải làm và vai trò của từng người.
  • Ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng.
  • Loại bỏ những nhiệm vụ ít quan trọng hơn (fake work).
  • Cắt giảm hoặc chia sẻ các nhiệm vụ trùng lặp.
  • Tìm cách giúp đỡ nhau thành công.

3. Làm đúng việc vào đúng thời điểm.

Tất các các bước trên chỉ có ý nghĩa khi bạn và mọi người trong công ty cam kết:

  • Tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên.
  • Xác định tất cả các mục hành động cho mỗi nhiệm vụ.
  • Giúp đỡ người khác và cộng tác liên tục.
  • Cam kết và đáp ứng thời hạn.

Bí quyết để giảm fake work là tập trung vào những công việc thực sự, tiếp thêm năng lượng và xây dựng động lực làm việc cho toàn bộ công ty của bạn. Thực hiện những công việc mang lại giá trị thật sự là điều cần thiết cho cả nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của cả công ty và người lao động. Cắt giảm những công việc giả mạo sẽ giúp bạn có thêm động lực làm việc, được công nhận, thăng tiến và hạnh phúc.

Xem thêm: 9++ cách bắt chuyện với người lạ giúp trở thành chiến thần ngoại giao nơi công sở

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục