Làm thế nào để không quá tải công việc khi đồng nghiệp nghỉ phép?

Bạn sẽ làm gì khi công việc đang rơi vào giai đoạn cao điểm, hoặc vào những dịp lễ thì đồng nghiệp nghỉ phép? Mọi thứ trở nên quá tải và bạn đang lo lắng về việc phải “ôm đồm” hết tất cả khối lượng công việc khổng lồ đó? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng và làm việc hiệu quả hơn trong quãng thời gian đó, cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!

Làm thế nào để không quá tải công việc khi đồng nghiệp nghỉ phép?

1. Đặt ranh giới

Bạn không nên tự làm mình điên cuồng khi cố gắng tự quản lý công việc của mình cộng với công việc những người khác. Do đó, trước khi đồng nghiệp của bạn nghỉ phép, hãy cùng nhau đặt ra một số quy tắc cơ bản. Giải thích rằng trong khi bạn sẵn lòng giúp đỡ, nhưng bạn chỉ có thể hỗ trợ trong một giới hạn nhất định. Bên cạnh đó, bạn cũng không thể “ôm” hết tất cả các công việc của tất cả mọi người. Bằng cách này, những người đồng nghiệp của bạn sẽ biết cách hoàn thành những công việc còn dang dở của họ và bạn là người kiểm tra và theo dõi tiến độ trong thời gian họ vắng mặt ở công ty. Ngoài ra, nếu bạn không có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ bổ sung, bạn có thể khuyến khích họ tìm người khác để hỗ trợ.

Xem thêm: Chạy ngay đi nếu bạn đang mắc hội chứng người tốt với đồng nghiệp

2. Nói chuyện với sếp

Người ta thường thấy rất nhiều bàn trống ở văn phòng vào các ngày lễ, nhưng nếu bạn lo lắng về tiến độ công việc, vậy sao không thử đề nghị với sếp của bạn rằng bạn thuê một số cộng tác viên để làm những công việc còn lại. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty mà còn giúp bạn giảm đi gánh nặng.

đồng nghiệp nghỉ phép
Bạn nên nói chuyện với sếp của bạn nếu cảm thấy quá tải công việc

3. Yêu cầu một kế hoạch cụ thể khi đồng nghiệp nghỉ phép

Bạn nên yêu cầu đồng nghiệp cung cấp một email trình bày kế hoạch rõ ràng hoặc một cuộc họp để trao đổi thông tin. Trong đó họ cần nêu chi tiết trạng thái của các dự án, các bước tiếp theo, thời hạn và thông tin liên hệ khi cần thiết. Dù bằng cách nào, điều cần thiết là bạn phải rõ ràng về những việc cần phải hoàn thành, vì vậy bạn không mò mẫm trong khi giải quyết công việc bổ sung. Nếu thích hợp, hãy yêu cầu họ thêm email của bạn vào tin nhắn vắng mặt của họ. Để những người khác sẽ chủ động liên hệ với bạn khi cần thiết.

Bên cạnh đó, hãy tạo một danh sách tổng hợp về những việc kèm deadline của bạn và người khác. Việc này sẽ giúp bạn giải quyết công việc sớm hơn bình thường. Và tránh các vấn đề xảy ra bất ngờ hoặc bị dồn lại với nhau.

Xem thêm: Tìm hiểu cách tính ngày nghỉ phép năm chuẩn nhất người lao động cần biết

4. Hạn chế thời gian làm thêm

Bạn có thể muốn dành thêm thời gian ở văn phòng trong khi đồng nghiệp ra ngoài, nhưng đừng lạm dụng nó. Nếu bạn phải làm thêm giờ, hãy chọn một vài thời điểm bạn đến sớm, ở lại muộn hoặc hoàn thành một số công việc vào cuối tuần. Nhưng đừng biến thời gian này thành làm việc muộn mỗi đêm và làm việc cả cuối tuần. Bạn không chỉ cảm thấy kiệt sức và bực bội mà còn làm giảm năng suất của mình. Làm việc quá nhiều và không bao giờ nghỉ ngơi sẽ làm giảm động lực và sự tập trung.

Xem thêm: Cần lưu ý ngay 5 điều sẽ khiến bạn rơi vào bế tắc trong công việc!

5. Yêu cầu giúp đỡ

đồng nghiệp nghỉ phép
Hãy sẵn sàng yêu cầu sự giúp đỡ khi bạn cảm thấy mình có thể bị quá tải trong công việc.

Đôi khi khi bạn đang giúp đỡ, bạn cũng cần phải yêu cầu sự giúp đỡ. Xem liệu sếp có thể đảm đương một số trách nhiệm không, đồng nghiệp khác có thể giúp bạn một số nhiệm vụ hàng ngày được không. Sự giúp đỡ tạm thời có thể có giá trị đặc biệt đối với những trường hợp vắng mặt dài ngày, chẳng hạn như nghỉ phép. Khi bạn có đồng nghiệp vắng mặt trong văn phòng từ một tháng trở lên, tốt hơn hết bạn nên trình bày với sếp về những việc bạn có thể làm hoặc không thể làm hơn là để công việc của bạn hoặc người khác bị ảnh hưởng đáng kể.

6. Biến khó khăn thành cơ hội khi đồng nghiệp nghỉ phép

Quá tải với công việc không có gì thú vị, đặc biệt là khi điều đó xảy ra vì bạn đang cố gắng hết sức để hỗ trợ cho mọi người. Nhưng bạn cũng nên nhận ra rằng khi thực hiện tất cả các công việc đó, bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với sếp đồng thời tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp . Và nếu bạn có thể quản lý được khối lượng công việc của người khác khi họ đi vắng điều này cũng giúp mọi người đánh giá được năng lực làm việc của bạn.

Giúp đỡ đồng nghiệp khi họ không có mặt tại văn phòng sẽ làm tăng khối lượng công việc. Nhưng với các chiến lược phù hợp, bạn có thể cập nhật những kiến ​​thức cơ bản về công việc của mình đồng thời đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng nhất của họ. Theo dõi thường xuyên website Việc Làm 24h để không bỏ lỡ các kiến thức việc làm mới nhất cùng các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhé!

Xem thêm: Khốn đốn chốn công sở vì không biết xử lý mâu thuẫn với đồng nghiệp

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục