Trong quá trình làm việc với đối tác và khách hàng, chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần “chạm tai” với thuật ngữ MOU. Tuy nhiên, đây vẫn là một khái niệm khá mới mẻ đối với những “newbie” vừa bước vào ngành. Vì vậy, nếu chưa biết MOU là gì cũng như cách phân biệt MOU và hợp đồng chính thức, hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Giới thiệu tổng quan về MOU
MOU là gì?
MOU (Memorandom Of Understanding – tạm dịch: biên bản ghi nhớ) hiểu đơn giản là một thỏa thuận không ràng buộc giữa đôi bên, có thể là song phương hoặc đa phương. Thông thường, MOU được sử dụng trong trường hợp các bên liên quan không muốn thực hiện một cam kết pháp lý hoặc không thể thống nhất và tạo ra một thỏa thuận hợp pháp có khả năng thực thi.
MOU đóng vai trò như một loại hồ sơ, tài liệu hoặc công cụ mang tính không chính thức. Dù bản chất của MOU không mang tính ràng buộc, nhưng thỏa thuận này vẫn đảm bảo mức độ nghiêm túc và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các bên.
Trên thực tế, MOU có thể trở thành một biên bản pháp lý nếu sở hữu những đặc điểm cụ thể như sau:
- Các bên tham gia thoả thuận cần rõ ràng, cụ thể.
- Mục đích, nội dung của bản thoả thuận cần được công nhận.
- Các điều khoản của bản thoả thuận cần được xác nhận bởi những bên liên quan.
- Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan trong bản thoả thuận.
Hiện nay, MOU xuất hiện phổ biến trong giai đoạn đầu tiên của việc hình thành hợp đồng chính thức. Đồng thời, thuật ngữ MOU cũng ngày càng phổ biến và được sử dụng cho các mục đích thỏa thuận trong nước hoặc giữa các quốc gia khác nhau. Vì vậy, khi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, việc tìm hiểu chi tiết MOU là gì rất cần thiết đối với bạn.
Quy trình ký MOU diễn ra như thế nào?
Ngoài việc tìm hiểu MOU là gì, bạn cũng cần nắm rõ quá trình ký kết MOU trong kinh doanh. Trên thực tế, việc ký kết MOU diễn ra cũng khá đơn giản.
Trước tiên, các bên thỏa thuận cần thiết lập kế hoạch để xác định những giao ước mà mình cần đối phương cung cấp. Đồng thời, bạn cũng phải hình dung những yêu cầu mình có thể cho đi và nhận lại giữa các bên. Đặc biệt, bạn chắc chắn không thể quên xác định mục tiêu chung giữa các bên thỏa thuận.
Sau khi MOU được thiết lập hoàn tất, đại diện các bên sẽ gặp gỡ, trao đổi và thống nhất lại biên bản. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo trong MOU có các thông tin cụ thể như sau:
- Thời gian bắt đầu.
- Thời gian kết thúc.
- Phương thức thực hiện.
Một biên bản ghi nhớ hoàn chỉnh cần đảm bảo về tính riêng tư và đồng bộ. Trong lĩnh vực thương mại, MOU luôn được rà soát, thống nhất kỹ lưỡng trước khi các bên ký kết. Cuối cùng, khi đã thống nhất các thỏa thuận, giao ước ghi trong MOU, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và bắt đầu thảo luận hợp đồng chính thức.
MOU có giá trị pháp lý không?
Trên thực tế, MOU là gì vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Đồng thời, bạn cũng không thể giải thích chính xác giá trị hiệu luật của loại biên bản này. Tuy nhiên, tại các quốc gia phát triển trên thế giới, MOU đã được sử dụng rộng rãi trong những hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Và ở Việt Nam, biên bản này cũng đang dần được đón nhận và trở nên phổ biến.
Dù có độ dài hay độ phức tạp như thế nào, mục đích chung của MOU vẫn là xác định các mong muốn, kỳ vọng giữa hai hoặc nhiều bên. Trong giao dịch thương mại mang tính quốc tế, MOU đóng vai trò như loại hồ sơ không chính thức, làm nền tảng cho hợp đồng chính thức trong tương lai.
Không những thế, người ký kết có thể xem MOU giống như một bản hợp đồng thay thế được sử dụng trong các trường hợp kiện cáo giữa hai bên hoặc khi xảy ra tranh chấp khi hợp tác làm việc.
Các nội dung cơ bản của MOU là gì?
Để giúp độc giả dễ dàng hình dung về MOU bao gồm những gì, Việc Làm 24h sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin cần có của một biên bản ghi nhớ, bao gồm:
- Tên dự án, tên và trách nhiệm tương ứng của các bên tham gia thoả thuận.
- Những điều khoản cần thiết như thời hạn thỏa thuận, thời điểm thỏa thuận, cách thực hiện thỏa thuận, lý do một trong hai bên có thể chấm dứt thỏa thuận.
- Thông tin liên hệ của các bên có liên quan tham gia thoả thuận.
Trong quá trình ký MOU, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết, đảm bảo được sự thống nhất giữa các bên nhằm tránh xảy ra bất đồng, mâu thuẫn khi hợp tác. Ngoài ra, những điều khoản được ghi trong MOU phải được thiết lập một cách rõ ràng dựa trên lập trường của các bên tham gia.
Ưu điểm và hạn chế của MOU là gì?
Tương tự như các loại biên bản truyền thống khác, MOU cũng có những lợi ích và điểm hạn chế riêng.
Ưu điểm của MOU
- Cho phép các bên tham gia thoả thuận được quyền thiết lập các mục tiêu chung một cách rõ ràng, cụ thể.
- Hoàn thành MOU giúp các bên giảm tiết kiệm thời gian ký kết hợp đồng chính thức bằng cách ghi lại nội dung trên giấy hoặc hồ sơ về những điều khoản đã được trao đổi, thống nhất.
- Giúp các bên dễ dàng rút lui hoặc chấm dứt thỏa thuận khi phát sinh bất kỳ điều khoản hoặc mục tiêu chung nào không đồng nhất.
- Việc hoạch định sẵn các thỏa thuận chính trong MOU đã trở thành “bệ phóng” giúp ký kết hợp đồng chính thức trong tương lai thuận lợi hơn.
Hạn chế của MOU
Ngoài những ưu điểm vượt trội, MOU cũng gặp phải điểm hạn chế nhất định. Về cơ bản, việc ký kết MOU không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý. Vì vậy, trong các hợp đồng kinh doanh, một số bên có thể lợi dụng hiệp ước, nhất là khi họ có vị trí cao hơn nhằm áp đặt bên còn lại.
Không những thế, nhiều tổ chức, cá nhân có thể “sập bẫy” mà không hề hay biết. Dù vậy, vì các bên chưa đi đến thỏa thuận hợp pháp chính thức, nên ít nhất bạn vẫn có thể kéo dài thêm thời gian để xem xét lại các điều khoản trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Xem thêm: Bật mí 2 loại hợp đồng lao động và hình thức ký kết doanh nghiệp cần nắm rõ
Phân biệt MOU và hợp đồng chính thức chi tiết
Điểm giống nhau
Có thể nói, MOU và hợp đồng chính thức có nét tương đồng về phương diện tính năng. Cả hai loại văn bản này đều hướng đến một thỏa thuận, mục tiêu chung. Đồng thời, MOU và hợp đồng chính thức cũng biểu thị các cam kết, điều khoản về quyền, nghĩa vụ giữa các bên.
Trong quá trình làm việc, hợp tác cùng nhau, khi phát sinh bất kỳ tranh chấp hoặc hành vi vi phạm, các bên liên quan đều có thể sử dụng MOU cũng như hợp đồng chính thức như một bằng chứng nhằm đòi lại quyền lợi.
Ngoài ra, MOU và hợp đồng chính thức còn giống nhau về mặt xác lập dựa trên sự tự nguyện, đồng thuận, thống nhất giữa các bên. Hơn hết, các mục tiêu chung đã được quy định nhằm hướng đến sự hợp tác vững mạnh, lâu dài và bền bỉ.
Điểm khác nhau
Yếu tố | MOU | Hợp đồng chính thức |
---|---|---|
Tính chất | MOU mang tính chất là sự ghi nhận việc thỏa thuận, cam kết giữa các bên trong quan hệ kinh doanh, hợp tác, không ràng buộc về mặt pháp lý. | Hợp đồng chính thức là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, mang tính pháp lý. |
Cơ sở pháp lý | Pháp luật hiện hành Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về MOU | Được quy định rõ ràng, chi tiết tại Bộ Luật Dân sự 2015. |
Giá trị pháp lý | Không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý | Có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý và tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực. |
Hệ quả pháp lý | Đơn thuần là những ghi nhận về các thỏa thuận của đôi bên, không gây phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. | Có khả năng xác lập, thay đổi, bổ sung hoặc chấm dứt quyền dân sự của các bên.Khi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ, bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi theo thoả thuận và quy định của pháp luật. Đó chính là vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận hoặc bồi thường thiệt hại. |
MOU được sử dụng như thế nào trong kinh doanh?
Sau khi hiểu được MOU là gì, bạn có thể dễ dàng áp dụng loại văn bản này vào lĩnh vực kinh doanh.
Doanh nghiệp tư nhân
Trong các hoạt động giao dịch của doanh nghiệp tư nhân, MOU thường xuất hiện như một thỏa thuận không ràng buộc. Thông qua MOU, các bên sẽ nêu rõ các trách nhiệm và yêu cầu đối cũng như những điều khoản chi tiết liên quan đến thỏa thuận chung. MOU được thực thi mà không cần thiết lập trên một hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng có hiệu lực pháp luật.
Cơ quan chính phủ
Ngoài các doanh nghiệp tư nhân, MOU còn được áp dụng rộng rãi trong các cơ quan chính phủ. Tại Anh, MOU đóng vai trò như một thoả thuận giữa các bộ phận của The Crown.
Luật Cộng đồng quốc tế
Trên phương diện quốc tế, MOU nằm trong danh mục hiệp ước và được đăng ký trong Bộ sưu tập Hiệp ước của Liên hợp quốc. Đồng thời, ý định và lập trường giữa các bên ký kết phải được trình bày cụ thể, rõ ràng để xác định liệu hiệp định có ràng buộc pháp lý hay không, nhất là đối với hiệp ước. Ngôn từ, ngữ pháp được dùng trong thoả thuận cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định tính chất pháp lý của MOU.
Kết luận
Nhìn chung, tuỳ vào lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu mà đôi bên hướng đến mà các thoả thuận trong MOU sẽ khác nhau. Nếu đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, việc hiểu rõ MOU là gì cũng như quy trình ký MOU là điều cần thiết đối với bạn.
Qua những giải đáp trên, Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về MOU và phân biệt được điểm giống, điểm khác nhau giữa MOU với hợp đồng chính thức. Hãy truy cập ngày vào website Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để khám phá thêm những bài viết hay và hữu ích khác nhé!
Xem thêm: Hợp đồng nguyên tắc là gì? Các lưu ý khi ký kết hợp đồng nguyên tắc bạn cần biết