Làm thế nào để tạo động lực, truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên?

Đa phần các nhân viên thường bắt đầu công việc bằng nguồn năng lượng dồi dào và đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên, sau một thời gian đồng hành thì nguồn năng lượng ấy cũng dần biến mất. Việc truyền lửa cho nhân viên để họ có thể giữ được nhiệt huyết trong suốt quá trình làm việc là một bài toán khó . Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không thực hiện được. Vậy là lãnh đạo, bạn có thể làm gì để tạo cảm hứng, truyền cảm hứng cho nhân viên? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá ngay hôm nay!

Hãy để nhân viên đóng vai trò hoàn thành sứ mệnh cao cả của công ty

Một trong những phần quan trọng của việc giữ lửa nhân viên là cho họ một niềm tự hào về công việc mà họ đang thực hiện. Để đạt được việc này, bạn cần để nhân viên hiểu được sứ mệnh của công ty. Hãy để nhân viên nghĩ rằng những giờ làm việc căng thẳng của họ là để hoàn thành mục tiêu và sứ mệnh cao cả của công ty, chứ không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nếu công ty của bạn từng đề ra việc này trước đó, hãy thực hiện nó ngay bây giờ và truyền thông đến nhân viên để kích thích sự hứng thú và tự hào trong họ.

truyền cảm hứng làm việc
Một trong những phần quan trọng của việc giữ lửa nhân viên là cho họ một niềm tự hào về công việc mà họ đang thực hiện

Truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên bằng sự ghi nhận

Một trong những lý do chính khiến nhân viên mất nhiệt tình trong công việc là vì họ cảm thấy những cố gắng, đóng góp của họ không được cấp trên phản hồi tích cực hoặc ghi nhận. Nhân viên sẽ có suy nghĩ rằng, họ đang làm việc để xứng đáng với đồng lương họ nhận được, chứ không phải họ làm việc để phát triển công ty. Như vậy sẽ rất khó để nhân viên có được hứng thú trong công việc.

Bạn nghĩ sao về một e-mail gửi cho nhân viên với dòng cảm ơn họ đã đóng góp, đồng hành cùng công ty? Hoặc những mẫu giấy, mẫu bánh nho nhỏ gửi đến nhân viên kèm lời cảm ơn họ đã dành thời gian cuối tuần hoặc đồng ý tăng ca để có thể hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ?
Khi nhân viên cảm nhận rằng những việc họ làm đang được trân quý, họ sẽ càng có động lực hơn.

Xem thêm: 10 cách xây dựng chiến lược tuyển dụng tối ưu, giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp

Hãy trở thành đồng minh tuyệt vời

Không có gì gây hụt hẫng và chán nản cho nhân viên là có một sếp không đứng về phía họ. Đừng quên rằng vai trò của một người quản lý là phải làm sao hỗ trợ, đồng hành cùng nhân viên một cách tốt nhất. Nói chuyện với nhân viên của bạn, hỏi xem họ có bất kỳ vấn đề hoặc khó khăn nào không. Và hãy là người đại diện đứng ra bảo vệ quyền lợi đúng đắn cho nhân viên của mình.
Khi nhân viên được tôn trọng và bảo vệ, họ sẽ càng trở nên đam mê hơn, càng có động lực hơn trong công việc.

truyền cảm hứng làm việc
Khi nhân viên được tôn trọng và bảo vệ, họ sẽ càng trở nên đam mê hơn, càng có động lực hơn trong công việc

Giúp nhân viên phát triển sự nghiệp

Là một người nhân viên, không ai là không muốn tăng lương, thăng chức, phát triển sự nghiệp… Vì vậy, một người quản lý tuyệt vời sẽ biết góp ý cho nhân viên những điểm chưa tốt để khắc phục và điểm tốt để phát huy. Khi nhân viên của bạn tiềm năng, hãy cho họ cơ hội để phát triển ở vị trí cao hơn. Đây là một cách nhằm kích thích nhân viên có động lực làm việc hơn.

Xem thêm: Lãnh đạo cần làm gì để đẩy hiệu suất nhóm lên đỉnh cao?

Dành thời gian giao tiếp nhiều hơn để tạo cảm hứng, truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên

Giao tiếp cởi mở với nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy được quan tâm và tôn trọng hơn. Tất nhiên, không phải mọi thông tin nên được chia sẻ cho mọi nhân viên. Hãy lọc ra những thông tin mà bạn nghĩ sẽ tạo động lực cho nhân viên của bạn để chia sẻ: cơ hội thăng tiến, cơ hội thiết lập mối quan hệ, tình hình tăng lương…

Tạo cơ hội để nhân viên làm việc nhóm

Để nhân viên tách biệt hoặc im lặng đôi khi khiến họ cảm thấy không phải là một phần của công ty. Điều này có thể ảnh hưởng đến động lực và kỹ năng làm việc nhóm của họ. Hãy khuyến khích nhân viên làm việc cùng nhau và học hỏi lẫn nhau. Thêm vào đó, khi họ làm việc trong một nhóm, chính các nhân viên chứ không ai khác là người có thể truyền cảm hứng cho nhau.

truyền cảm hứng làm việc
Giao tiếp cởi mở với nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy được quan tâm và tôn trọng hơn.

Cuối cùng, có một số trường hợp nhân viên đơn giản là không muốn làm việc. Những nhân viên này không chỉ không có động lực hay không nhiệt tình mà họ còn không muốn tiếp tục công việc đó nữa. Vấn đề ở đây là thái độ tiêu cực của họ có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến thành viên còn lại của nhóm và khiến động lực của toàn nhóm giảm xuống. Trong những trường hợp này, các nhà quản lý nên xem xét giải quyết vấn đề một cách kịp thời, công tâm và nhanh chóng, thậm chí có thể là sa thải.

Là một nhà tuyển dụng và người quản lý, bạn hãy phân biệt rõ giữa việc truyền động lực làm việc và việc không làm mất lòng của nhân viên. Thay vì đưa ra những lời hứa suông để tránh việc nhân viên kêu ca, phàn nàn, bạn hãy bắt tay vào hành động ngay. Hành động để nhân viên có niềm tin vào những người cấp trên. Hành động để nhân viên hiểu rõ họ là ai, họ cần phải làm gì, vì sao họ lại làm điều đó. Hành động truyền cảm hứng làm việc để kích thích sự hứng thú trong công việc của chính những người đã, đang và sẽ góp phần xây dựng doanh nghiệp. Việc Làm 24h chúc bạn thành công!

Xem thêm: Các cách tạo chữ ký email chuyên nghiệp mà bạn không thể bỏ lỡ

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục