Networking là gì? Xây dựng mối quan hệ chưa bao giờ là thừa

Xây dựng mạng lưới mối quan hệ hay còn gọi là Networking rất quan trọng trong công việc cũng như phát triển sự nghiệp. Do đó bằng cách hiểu kỹ năng này để xây dựng mối quan hệ lâu dài có thể giúp bạn phát triển hơn. Vậy kỹ năng Networking là gì, làm thế nào để trau dồi và cải thiện? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Kỹ năng Networking là gì?

Kỹ năng Networking đề cập đến khả năng hay năng lực giúp bạn xây dựng các mối quan hệ trong nghề nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân. Đây là một kỹ năng cần thiết dù bạn làm việc ở bất kỳ ngành nghề nào. Thông qua Networking, bạn sẽ gặp gỡ những người mới, trao đổi ý tưởng hay có những cơ hội phát triển. 

Networking có nhiều hình thức khác nhau bao gồm việc tham dự sự kiện trong ngành, tham gia các cộng đồng trực tuyến hay tìm kiếm Mentor. Bạn có thể kết nối với người khác qua mạng xã hội, email… Ngoài ra Networking còn là các tương tác hay trò chuyện với đồng nghiệp trong giờ giải lao, gặp gỡ bạn bè mới…

networking là gì
Networking là gì? Networking đề cập đến việc gặp gỡ những người mới có cùng nghề nghiệp, ngành nghề hoặc sở thích.

Tầm quan trọng của Networking là gì?

Sức mạnh của Networking nằm ở từ khóa “giới thiệu”. Networking không chỉ là gặp gỡ người mới mà còn là duy trì các mối quan hệ hiện có, liên quan đến việc giữ liên lạc, chia sẻ thông tin và hỗ trợ khi cần thiết. Dưới đây là một số lợi ích mà Networking mang lại:

– Mở ra cơ hội việc làm mới: Theo Betterup, 31% người tìm việc thấy job phù hợp thông qua các mối quan hệ. Theo Jobvite, 23% ứng viên nộp hồ sơ thông qua bạn bè hoặc đồng nghiệp cũ. 

– Xây dựng sự tự tin: Càng tương tác với người khác nhiều, bạn càng có cơ hội rèn luyện các kỹ năng xã hội, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, từ đó trở nên tự tin hơn.

– Kết nối với các chuyên gia: Cho dù là người mới hay đã có kinh nghiệm thì kết nối với những chuyên gia vẫn cần thiết. Mạng lưới mối quan hệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bạn dễ dàng tìm kiếm Mentor phù hợp giúp bạn phát triển bản thân hơn.

– Trao đổi ý tưởng: Việc chia sẻ về công việc với những kết nối mới sẽ mang đến góc nhìn độc đáo, từ đó tăng cường tư duy sáng tạo. Hay việc lắng nghe những gì người khác đang thực hiện cũng có thể truyền cảm hứng cho bạn để áp dụng vào nhiệm vụ.

5 yếu tố tạo nên kỹ năng Networking là gì?

1. Giao tiếp

Giao tiếp là sự trao đổi ý tưởng từ người này sang người khác và giúp bạn sử dụng ngôn từ, giọng điệu phù hợp để tương tác với mọi người. Ngoài ra kỹ năng đặt câu hỏi cũng rất hữu ích để bạn mở rộng kênh giao tiếp và khai thác đề tài sâu hơn khi trao đổi với đối phương.

2. Lắng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực là khả năng tập trung vào những gì đối phương đang nói và phản hồi lại phù hợp. Việc phát triển mạng lưới mối quan hệ là một kỹ năng quan trọng vì bạn thể hiện sự tôn trọng cũng như hiểu thông điệp của người khác bằng cách lắng nghe tích cực. Kỹ năng này thường bao gồm giao tiếp bằng mắt, mỉm cười, sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe họ nói.

Xem thêm: Các cấp độ lắng nghe: Khi lắng nghe không chỉ là nhiệm vụ của đôi tai

networking là gì
Lắng nghe trong Networking là gì? Kỹ năng này tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và tạo ra cơ hội cho sự kết nối.

3. Kỹ năng nói trước đám đông

Tại các sự kiện kết nối, bạn có thể tương tác với nhiều người để xây dựng mối quan hệ. Vì vậy đòi hỏi kỹ năng nói trước công chúng hiệu quả với khả truyền đạt thông tin rõ ràng để người khác hiểu điều bạn đang muốn nói.

Xem thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông thu hút, thuyết phục

4. Sự đồng cảm

Đồng cảm là khả năng hiểu được cảm xúc và trạng thái tâm lý của người khác. Đây là một kỹ năng quan trọng để xây dựng Networking vì mọi người thích chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm của mình với những người có sự đồng cảm. Do đó biết cách đặt câu hỏi liên quan đến tình huống và tiếp cận vấn đề dựa trên quan điểm của người khác sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn.

5. Tích cực

Thông thường chúng ta thích tương tác với những người có tinh thần tích cực và thái độ thân thiện. Vì vậy việc trở thành người có tính cách trên sẽ là một điểm cộng lớn trong việc thu hút cũng như xây dựng các mối quan hệ tích cực ở nơi làm việc cũng như môi trường xã hội dễ dàng hơn.

Làm thế nào để xây dựng Networking hiệu quả?

Mặc dù các yếu tố cơ bản của kỹ năng Networking rất đơn giản nhưng để trở thành người “siêu kết nối”, bạn cần phải thực hành. Dưới đây là một số cách giúp bạn cải thiện kỹ năng Networking:

1. Xem xét những gì bạn cho đi

Networking hiệu quả luôn là con đường hai chiều, một số người tránh những kết nối vì không biết mình phải bỏ ra những gì. Ví dụ trước khi tham gia một sự kiện kết nối, hãy xem xét bạn có thể tặng gì cho họ hoặc chỉ đơn giản là cung cấp những thông tin hoặc sẵn lòng dành thời gian cho người khác không. Mặc dù bạn mong muốn tương tác, xây dựng mối quan hệ với mọi người nhưng trước tiên hãy cân nhắc xem bản thân có cảm thấy thoải mái hay không. 

Việc xác định những gì bạn có thể cho đi cũng như ranh giới của bản thân sẽ giúp bạn thư thả, dễ chịu. Khi cảm thấy thoải mái, bạn cũng dễ dàng xây dựng niềm tin với người khác hơn.

networking là gì
Cách để cải thiện kỹ năng Networking là gì? Dành thời gian, công sức theo nhu cầu của bản thân là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ chất lượng.

2. Hãy để sự tò mò dẫn đường

Thay vì đặt mục tiêu gặp gỡ càng nhiều người càng tốt thì hãy chuyển sang tập trung vào một vài cuộc trò chuyện thú vị. Tập trung vào những sở thích chung, khơi gợi đề tài để đối phương nói về những gì họ quan tâm sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn. Bên cạnh việc đặt nhiều câu hỏi, lắng nghe thì cũng nên cởi mở về đam mê, mục tiêu của bạn. Quan trọng nhất là đừng quên kết nối với họ sau đó qua mạng xã hội, tin nhắn hay email.

3. Chọn người bạn muốn phát triển mối quan hệ

Chọn người phù hợp sẽ giúp bạn “khoanh vùng” để dễ dàng tạo những kết nối chất lượng. Tuy nhiên, đừng chỉ chọn những người có chức danh, địa vị mà nên tập trung vào sở thích, tính cách của đối phương.

4. Chủ động để tự tạo cơ hội cho bản thân

Khi bắt gặp bài viết thú vị của một người nào đó trong Networking, bạn có thể chia sẻ hoặc bình luận trên mạng xã hội. Việc chủ động này rất có thể là một bậc thang để tiến tới mối quan hệ chất lượng. Theo Jobvite, 66% nhân viên mong muốn giới thiệu những người trong mạng lưới mối quan hệ của mình đến làm việc tại công ty. Do vậy, chẳng mất mát gì khi bạn chủ động, biết đâu đấy lại là một mối duyên lành mở ra cơ hội cho lộ trình phát triển sự nghiệp của bản thân.

Xem thêm: Chủ động trong công việc là chìa khóa giúp bạn thăng tiến nhanh chóng

5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khéo léo

Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng trong cách bạn giao tiếp và kết nối. Chỉ cần thay đổi ngôn ngữ cơ thể là đã giúp bạn hòa nhập hay trở nên thân thiện hơn khi tương tác với người khác. Ví dụ thay vì khoanh tay, hãy để cánh tay ở hai bên và thả lỏng cơ thể. Tín hiệu ngầm này sẽ cho mọi người biết rằng bạn sẵn sàng kết nối và tin tưởng vào người khác hơn.

Networking quả là rất quan trọng để làm việc tốt hơn hay phát triển sự nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên đừng quên rằng sự thoải mái, hài lòng của bản thân cũng nên được ưu tiên. Do đó, đừng mải chạy theo việc xây dựng các mối quan hệ để có nhiều lợi ích mà quên đi cảm xúc, nhu cầu của bản thân. 

networking là gì
Lợi thế khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tạo dựng Networking là gì? Đây là tín hiệu ngầm để người khác sẵn sàng để tương tác với bạn.

Với bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin về Networking là gì và cách trở nên tự tin để gặp gỡ cũng như có thêm những mối quan hệ thú vị, chất lượng. Đừng quên theo dõi blog của Vieclam24.vn để khám phá nhiều chủ đề bổ ích khác nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Phong cách giao tiếp là gì? Liệu bạn đã biết cách giao tiếp phù hợp?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục