Cách viết các kỹ năng trong CV để ghi điểm trước nhà tuyển dụng khó tính

Thị trường việc làm sôi động nhưng cũng lắm cạnh tranh, CV xin việc chính là công cụ giúp ứng viên gây ấn tượng mạnh mẽ trước nhà tuyển dụng. Để nổi bật giữa hàng trăm hồ sơ khác, cách viết kỹ năng trong CV xin việc sẽ là yếu tố quyết định vô cùng quan trọng. Vậy đâu là kỹ năng cần có trong CV? Trong bài viết này, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ chia sẻ cách viết các kỹ năng trong CV thật chuyên nghiệp và phù hợp với vị trí ứng tuyển để ghi điểm trước nhà tuyển dụng.

Các kỹ năng cần có trong CV bạn cần biết

1. Các kỹ năng chuyên môn

các kỹ năng trong cv
Nhiều nhà tuyển dụng thường tập trung vào các kỹ năng chuyên môn trong CV

Kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng cứng là nền tảng kiến thức liên quan đến một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Đây là những kỹ năng được tích lũy thông qua quá trình học tập, đào tạo,… trong thời gian nhất định để thực hiện công việc thành thạo.

Kỹ năng chuyên môn là yếu tố quyết định mức độ phù hợp của bạn với vị trí công việc. Chẳng hạn như khi ứng viên ứng tuyển vị trí kế toán, nhà tuyển dụng thường quan tâm kỹ năng chuyên môn như kỹ năng làm việc với số liệu, nhạy bén với các con số, xử lý chứng từ, nắm rõ quy trình nộp thuế,…

Dưới đây là một số kỹ năng cứng trong CV mà nhiều nhà tuyển dụng quan tâm: 

Kỹ năng tính toán

Kỹ năng tính toán thường được yêu cầu trong lĩnh vực tài chính, khoa học dữ liệu, kỹ thuật, nghiên cứu,… Nhờ kỹ năng này, bạn phân tích và tìm ra cách giải quyết vấn đề logic và khoa học. Điều này rất hữu ích trong việc quản lý dự án, xây dựng chiến lược và tìm giải pháp giải quyết các thách thức, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Đặc biệt là trong lĩnh vực lập trình và phân tích dữ liệu, kỹ năng tính toán có thể giúp bạn xây dựng các thuật toán và công cụ tính toán phù hợp để xử lý dữ liệu hiệu quả.

Kỹ năng thiết kế

Trong một số công việc như đồ họa, Marketing,… kỹ năng thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên có khả năng sáng tạo, thiết kế và chỉnh sửa hình ảnh, quảng cáo,…. 

Kỹ năng viết

Các kỹ năng trong CV xin việc không thể thiếu kỹ năng viết, nhiều nhà tuyển dụng thường đánh giá kỹ năng này của ứng viên được thể hiện qua CV xin việc. CV chính là ấn tượng đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng truyền đạt, lối viết, kỹ năng sử dụng ngôn từ,… và tư duy, tính cách của bạn. 

Kỹ năng dịch thuật

Kỹ năng dịch thuật được nhiều nhà tuyển dụng quan tâm trong các công việc yêu cầu giao tiếp đa ngôn ngữ hoặc kết nối, mở rộng quan hệ đối tác quốc tế. Nếu công việc của bạn liên quan đến quan hệ quốc tế, xuất khẩu, nhập khẩu, du lịch,… kỹ năng dịch thuật chính là một yếu tố quan trọng.

Kỹ năng làm báo cáo

Các kỹ năng trong CV xin việc không thể thiếu kỹ năng thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu, số liệu, thông tin,… về tiến trình làm việc, kết quả hoạt động, thông tin quản lý. Thành thạo kỹ năng này giúp bạn tạo các báo cáo chính xác, chuyên nghiệp, dễ hiểu và giúp cải thiện quá trình làm việc của tổ chức.

Kỹ năng phân tích dữ liệu

Khi bạn có khả năng phân tích số liệu, bạn có khả năng xem xét dữ liệu và phát hiện, thấy được ý nghĩa các xu hướng, biểu đồ, mô hình quan trọng để đánh giá và đưa ra những nhận xét có giá trị cũng như những quyết định chính. Đồng thời, đề xuất các biện pháp khắc phục hoặc phương pháp cải tiến vấn đề dựa trên thông tin phân tích. 

Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Kỹ năng nghiên cứu thị trường là một trong các kỹ năng trong CV quan trọng đối với lĩnh vực Marketing. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá kỹ năng này qua mức độ am hiểu thị trường, người tiêu dùng, tiềm năng phát triển, đối thủ cạnh tranh,… để đưa ra quyết định chiến lược hiệu quả trong công việc.

Kỹ năng lập kế hoạch

Kỹ năng sắp xếp và thiết lập kế hoạch thể hiện năng lực và hiệu suất làm việc của ứng viên trong việc đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc. Với kỹ năng này, bạn đang cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có khả năng tự quản lý, tổ chức và thực hiện công việc hiệu quả. 

2. Các kỹ năng mềm

các kỹ năng trong cv
Cách viết các kỹ năng mềm trong CV xin việc

Khác với kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng mềm là kết quả của quá trình tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Các kỹ năng mềm không chỉ quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác, mà còn ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề, quản lý áp lực và đóng góp quan trọng vào sự thành công trong công việc. 

Thành thạo ngoại ngữ

Trong thời đại hội nhập 4.0 hiện nay, kỹ năng ngoại ngữ chính là một trong những lợi thế quyết định sự thành công. Kỹ năng này còn là một yếu tố giúp bạn đạt được những cơ hội và vị trí cao hơn trong môi trường làm việc quốc tế. 

Kỹ năng tin học văn phòng

Tin học văn phòng là một trong các kỹ năng trong CV xin việc không thể thiếu. Hầu hết các công việc hiện nay đều đòi hỏi nhân viên biết sử dụng máy tính, từ việc soạn thảo văn bản cơ bản đến thiết kế, lập kế hoạch công việc và nhiều tác vụ chuyên môn khác. Việc bạn thể hiện kỹ năng tin học văn phòng thành thạo trong CV sẽ là điểm cộng lớn cho những vị trí như kế toán, hành chính nhân sự,…

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là một trong những khía cạnh quan trọng nhất giúp ứng tiến xa và đạt được thành công trong sự nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ứng viên có khả năng tổ chức, sắp xếp và điều phối công việc tối ưu, logic. Ngoài ra, kỹ năng lãnh đạo mà các nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên còn thể hiện ở khả năng động viên, duy trì sự đoàn kết và thúc đẩy nhiệt huyết, tinh thần cống hiến của đội ngũ nhân sự. 

Kỹ năng thuyết trình

các kỹ năng trong cv
Nhiều nhà tuyển dụng quan tâm cách viết các kỹ năng mềm trong CV

Một trong các kỹ năng trong CV mà nhà tuyển dụng thường đánh giá ứng viên là kỹ năng thuyết trình. Một số công việc đòi hỏi sự tự tin khi đứng trước đám đông để trình bày và truyền đạt thông tin hiệu quả. 

Xem thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông thu hút, thuyết phục

Kỹ năng làm việc nhóm

Trong môi trường làm việc hiện đại, nhiều công việc đòi hỏi sự hợp tác của đội ngũ nhân viên để giải quyết các vấn đề phức tạp. Kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng để thể hiện khả năng của bạn trong quá trình hợp tác với người khác, mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm và khả năng thúc đẩy cả nhóm đạt được mục tiêu chung. Đặc biệt là cho thấy bạn đã sẵn sàng thích nghi với môi trường làm việc mới và muốn được đóng góp tích cực vào sự phát triển của tổ chức.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong các kỹ năng trong CV xin việc được nhiều nhà tuyển dụng quan tâm. Kỹ năng này là cơ sở cho việc lắng nghe, hiểu, truyền đạt thông tin và trình bày ý kiến, quan điểm hiệu quả. Trong công việc, kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tích cực với đồng nghiệp, cấp trên.

Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán giúp bạn khéo léo xử lý tình huống và phản ứng nhạy bén trong quá trình thương thảo với khách hàng, đối tác. Đồng thời, kỹ năng này còn cho thấy khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực đối với các công việc đặc thù như luật sư, chuyên viên bất động sản, quản lý dự án,…

Kỹ năng quản lý thời gian

Nhờ kỹ năng này, bạn có thể sắp xếp và tận dụng thời gian hiệu quả để hoàn thành công việc có kế hoạch. Kỹ năng này thể hiện qua cách bạn ưu tiên công việc, thiết lập lịch làm việc và tập trung vào nhiệm vụ quan trọng nhất. Hơn nữa, kỹ năng quản lý thời gian cũng giúp ứng viên duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, vừa tối ưu hóa hiệu suất làm việc vừa giảm stress, căng thẳng.

Xem thêm: Bật mí từ A – Z bộ kỹ năng quản lý thời gian giúp tối ưu hiệu quả công việc

các kỹ năng trong cv
Tùy vào vị trí ứng tuyển mà các kỹ năng trong CV cũng khác nhau

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Hầu hết các lĩnh vực, nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi viết CV, đừng ngần ngại chia sẻ các trải nghiệm mà bạn từng sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để tìm ra giải pháp sáng tạo cho các tình huống khó khăn và quản lý công việc.

Khả năng thích nghi nhanh chóng

Nhà tuyển dụng thường quan tâm đến các ứng viên có khả năng thích nghi với môi trường làm việc đòi hỏi sự linh hoạt và thường gặp phải áp lực. Bạn sẽ ghi điểm với nhà tuyển dụng nếu dễ dàng thích ứng và hòa nhập với môi trường làm việc mới cũng như những thay đổi trong công việc. 

Khả năng làm việc dưới áp lực

Trong môi trường làm việc hiện đại, áp lực là một phần không thể thiếu. Một vài công việc đòi hỏi bạn phải hoàn thành ngay cả trong những tình huống khó khăn. Do đó, khả năng làm việc dưới áp lực là một trong các kỹ năng CV xin việc quan trọng mà nhà tuyển dụng quan tâm.

Tư duy phản biện

Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao các ứng viên có kỹ năng phân tích và xử lý tình huống bằng cách đưa ra các quan điểm và lý luận để giải quyết vấn đề. Đây là một trong các kỹ năng trong CV xin việc cho nhà tuyển dụng thấy ứng viên có khả năng nắm rõ tình hình, phân tích thông tin và đưa ra các quyết định thông minh. Khi viết CV, nên thể hiện kỹ năng này bằng cách đưa ra ví dụ cụ thể về việc bạn đã áp dụng tư duy phản biện để giải quyết các vấn đề cụ thể hoặc tối ưu hóa quy trình công việc. 

Tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là khả năng tạo ra ý tưởng mới và phương pháp tiếp cận khác biệt để giải quyết các vấn đề trong công việc.

Cách viết kỹ năng đúng chuẩn

các kỹ năng trong cv
Liệu bạn đã biết cách viết kỹ năng trong CV xin việc?

Đối với CV xin việc, cách viết kỹ năng trong CV là một bước quan trọng để hồ sơ của bạn trở nên nổi bật. Dưới đây là một số lưu ý khi viết các kỹ năng trong CV:

Liệt kê các kỹ năng cần thiết: Hãy xác định các kỹ năng mà bạn thành thạo và liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển. Đọc kỹ thông tin tuyển dụng và mô tả công việc để biết những kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Ưu tiên các kỹ năng quan trọng: Liệt kê những kỹ năng quan trọng nhất ở vị trí đầu tiên trong phần “Kỹ năng” của CV. Điều này giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng thấy được bạn đáp ứng yêu cầu cơ bản của vị trí ứng tuyển.

Tránh thêm các kỹ năng không liên quan: Không nên đưa vào CV những kỹ năng không liên quan đến vị trí ứng tuyển. Điều này chỉ làm nhà tuyển dụng cảm thấy mất thời gian khi đọc CV và trường hợp xấu là đánh dấu X vào hồ sơ xin việc của bạn.

Số lượng kỹ năng: Hãy tập trung vào khoảng 5-7 kỹ năng quan trọng nhất. Không nên liệt kê quá nhiều kỹ năng, tránh làm cho CV trở nên dài dòng.

Chứng minh kỹ năng: Khi liệt kê một kỹ năng, hãy đi kèm với ví dụ hoặc thành tựu cụ thể để chứng minh khả năng của bạn trong lĩnh vực đó.

Tùy chỉnh cho từng vị trí: Hãy điều chỉnh CV của bạn cho từng vị trí ứng tuyển và thay đổi danh sách các kỹ năng trong CV sao cho phù hợp nhất với yêu cầu công việc.

Kết luận

Trong cuộc đua xin việc, các kỹ năng trong CV xin việc chính là “bùa hộ mệnh” để bạn tạo được ấn tượng trước nhà tuyển dụng. Hy vọng những cách viết kỹ năng trong CV mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trên sẽ giúp bạn thể hiện mình là một ứng viên đáng giá cho vị trí mà doanh nghiệp tìm kiếm. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Xem thêm: Bỏ túi cách viết CV tiếng Anh đúng chuẩn giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục