Xác định đúng mô hình giúp doanh nghiệp định hướng kinh doanh, lên chiến lược và mục tiêu kinh doanh rõ ràng hơn. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về mô hình kinh doanh là gì và 4 mô hình phổ biến nhất.
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là kế hoạch tổng thể mô tả cách một đơn vị kinh doanh tạo ra lợi nhuận thông qua cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng.
Những yêu cầu cơ bản của mô hình áp dụng vào kinh doanh cần chỉ ra được:
- Sản phẩm/dịch vụ nào doanh nghiệp cung cấp.
- Cách thức doanh nghiệp thực hiện marketing.
- Các mối liên hệ trong chi phí sản xuất.
- Cách thức bán hàng.
- Chu kỳ xoay vòng vốn và lợi nhuận kỳ vọng.
Vì sao cần chọn đúng mô hình kinh doanh?
Một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài không thể thiếu mô hình chuẩn xác và bền vững.
Việc lựa chọn mô hình đúng sẽ giúp doanh nghiệp:
- Xác định con đường phát triển trong tương lai.
- Định hướng mục tiêu và lợi thế cạnh tranh.
- Giúp xây dựng chiến lược kinh doanh.
Lựa chọn môi trường kinh doanh đòi hỏi nhiều công sức, thời gian. Đặc biệt, những mô hình thành công còn dễ bị sao chép. Do đó, doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến mô hình, tạo dựng lợi thế cạnh tranh.
Các bước giúp bạn xác định mô hình kinh doanh phù hợp
Để thiết kế được mô hình phù hợp khi kinh doanh, có tính khả thi và hiệu quả, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Khảo sát nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu tiềm năng thị trường, nghiên cứu đối thủ.
- Bước 2: Lên ý tưởng kinh doanh có thể đáp ứng được các nhu cầu khách hàng, bắt kịp xu hướng thị trường và phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
- Bước 3: Hoạch định về nguồn lực sản xuất, lựa chọn kênh phân phối phù hợp.
- Bước 4: Hoạch định về dòng tiền (chi phí, doanh thu, lợi nhuận).
- Bước 4: Hoàn thiện bản mô hình kinh doanh.
- Bước 5: Bắt tay triển khai và tối ưu.
Các mô hình kinh doanh phổ biến
Hiện nay có rất nhiều mô hình khác nhau cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể như:
- Bán hàng trực tiếp: Mô hình bán hàng truyền thống, trực tiếp từ người sản xuất tới người tiêu dùng thông qua cửa hàng, kênh bán lẻ…
- Bán hàng online: Người bán hàng không bán trực tiếp tại cửa hàng offline mà bán qua website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử…
- Kinh doanh qua tiếp thị liên kết: Người bán không bán trực tiếp, thay vào đó họ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ bằng các đường link trên nền tảng trực tuyến (fanpage, trang cá nhân, website…) và nhận hoa hồng cho mỗi đơn hàng bán được.
- Kinh doanh agency: Mô hình chuyên cung cấp dịch vụ về marketing, quảng cáo, các dịch vụ sáng tạo, sản xuất nội dung… cho các doanh nghiệp khác.
- Kinh doanh cố vấn (consulting): Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn cho cá nhân hoặc doanh nghiệp khác. Mức phí trả cho cố vấn có thể tính theo giờ hoặc theo ngày.
- Mô hình Freemium: Dùng sản phẩm/ dịch vụ với gói trả phí hoặc miễn phí. Mô hình này phổ biến ở các đơn vị cung cấp phần mềm hoặc ứng dụng. Doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng phần mềm hoặc ứng dụng để trải nghiệm các tính năng, có thể miễn phí hoặc trả phí để sử dụng toàn bộ tính năng.
- Mô hình Multi-sided Platform: Doanh nghiệp là đơn vị cung cấp nền tảng cho 2 bên khác tham gia thị trường, gần tương tự như môi giới.. Ví dụ dễ hiểu nhất về mô hình này là nền tảng Vieclam24h.vn cung cấp sự kết nối cho cả ứng viên tìm việc và doanh nghiệp tuyển dụng.
- Mô hình peer – to – peer (kinh doanh đồng đẳng): Đơn vị trung gian kết nối bên mua và bên bán (ví dụ như các sàn thương mại điện tử). Doanh nghiệp sẽ thu hoa hồng dựa trên mỗi giao dịch thành công.
- Kinh doanh theo subscriber: Đây là mô hình thu lợi nhuận từ người dùng đăng ký trả phí để dùng dịch vụ theo chu kỳ (tuần/tháng/quý/năm). Những ví dụ về mô hình này phải kể đến như Netflix
- Mô hình nhượng quyền: Bên nhượng quyền nhận chuyển giao toàn bộ mô hình về kinh doanh từ bên nhượng quyền và trả phí trong một khoảng thời gian nhất định.
- Kinh doanh giáo dục: Cung cấp dịch vụ đào tạo theo nhu cầu của người học.
- Kinh doanh từ các nội dung cung cấp bởi người dùng: Đây là mô hình trong đó đơn vị kinh doanh cung cấp nền tảng trực tuyến cho phép người dùng chia sẻ nội dung. Lợi nhuận của mô hình này đến từ quảng cáo khi số lượng người dùng tăng lên.
- Mô hình blockchain: Đây là mô hình dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain. Những doanh nghiệp ứng dụng mô hình này gồm: Binance, Northern Trust…
- Kinh doanh đa thương hiệu: Doanh nghiệp xây dựng nhiều thương hiệu khác nhau, không tập trung vào một thương hiệu chủ lực. Mô hình này thường gặp ở các công ty lớn ngành FMCG như Unilever, P&G…
Hiện nay, khi lựa chọn mô hình để bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp thường kết hợp 2 hoặc nhiều mô hình lại với nhau để thiết kế được mô hình phù hợp nhất.
Tại Việt Nam hiện nay có các mô hình mới xuất hiện như:
- Kinh doanh lưu động: mô hình bán thực phẩm, cà phê, ăn uống hoặc cung cấp dịch vụ trên xe buýt, xe tải.
- Kinh doanh khách sạn cho thú cưng: dịch vụ chuyên biệt cho các chủ nuôi thú cưng giúp chăm sóc thú cưng trong ngắn hoặc dài hạn khi chủ nhân đi công tác.
Dưới đây là thông tin thêm về một số mô hình kinh doanh:
Mô hình Canvas (Business Model Canvas)
Business Model Canvas là công cụ hệ thống hoá các chiến lược kinh doanh giúp công ty quản lý, hình thành chiến lược kinh doanh, tạo động lực tăng trưởng chỉ trên một trang giấy. Mô hình này từng được sử dụng ở những doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Google, GE. P&G, Nestlé…
Các ưu điểm của Business Model Canvas
- Tập trung: toàn bộ mô hình được trình bày dễ hiểu, thực tế, đặc biệt là đơn giản và tập trung chỉ trên 1 trang giấy.
- Linh hoạt: dễ dàng chỉnh sửa, thử nghiệm.
- Rõ ràng: giúp doanh nghiệp dễ dàng chia sẻ kế hoạch kinh doanh với các cổ đông, đồng nghiệp.
Những nội dung của Business Model Canvas gồm:
- Phân khúc khách hàng
- Giá trị cung cấp cho khách hàng
- Kênh truyền thông, phân phối
- Quan hệ khách hàng
- Dòng doanh thu
- Các nguồn lực chính
- Các hoạt động chính
- Các đối tác chính
- Cơ cấu chi phí
Xem thêm: Đây là những gì cơ bản nhất bạn cần biết về Business Model Canvas
Mô hình kinh doanh nhượng quyền
Nhượng quyền là hình thức kinh doanh trong đó bên nhượng quyền (franchisor) cấp phép cho bên nhận quyền (franchise) được bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và nhận một mức phí nhượng quyền tùy theo chính sách.
Sau khi ký kết hợp đồng nhượng quyền (UFOC – uniform franchise offering circular), bên nhận quyền được phép kinh doanh các dịch vụ hoặc sản phẩm của bên nhượng quyền tại một không gian nhất định và trả mức phí nhượng quyền (franchise fee) cùng phần trăm doanh thu theo định kỳ (loyalty fee) trong khoảng thời gian đã thoả thuận.
Các lợi thế của mô hình nhượng quyền:
- Có mô hình đã được xây dựng, kiểm nghiệm thành công.
- Dễ dàng bắt đầu.
- Hiểu rõ về chi phí khởi nghiệp cùng chi phí cho điều hành, từ đó lập kế hoạch về tài chính hoặc đưa ra các quyết định về kinh doanh dễ hơn.
- Có sẵn tài liệu truyền thông, tiếp thị, không cần mò mẫm thiết kế lại từ đầu.
- Giảm thiểu rủi ro so với các mô hình khác
- Tính khả dụng về tài chính hoặc khoản vay kinh doanh nhượng quyền cũng dễ được chấp nhận hơn.
- Tận dụng được tệp khách hàng sẵn có của thương hiệu ngay từ đầu.
Hạn chế của mô hình nhượng quyền:
- Đòi hỏi khả năng kiểm soát, quản lý tốt.
- Thiếu tính linh hoạt, hạn chế sáng tạo.
- Chi phí ban đầu cao.
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Với sự phát triển của công nghệ, các mô hình online cũng nở rộ, nổi bật là các sàn thương mại điện tử và bán hàng qua mạng xã hội, website.
Mô hình này có ưu điểm gồm:
- Tiết kiệm chi phí
- Tiếp cận khách hàng toàn cầu
- Thanh toán thuận lợi
Đây là mô hình sẽ dẫn đầu xu hướng của hiện tại và tương lai. Để thiết lập kinh doanh thương mại điện tử, người bán cần có: cửa hàng trực tuyến, cổng thanh toán, cổng vận chuyển…
Mô hình này có thể bao hàm cả hình thức B2B, B2C hay C2C (Consumer to consumer – hoạt động kinh doanh giữa các cá nhân với nhau).
Mô hình B2B
Đây là mô hình truyền thống, trong đó doanh nghiệp bán hàng cho một doanh nghiệp, một tổ chức hoặc một đơn vị kinh doanh khác.
Các đặc điểm của mô hình B2B gồm:
- Khách hàng: là doanh nghiệp, đơn vị hoặc tổ chức.
- Quy mô: thường lớn hơn giao dịch B2C, giá trị cao hơn và thời hạn dài hơn.
- Quan hệ đối tác: giao dịch B2B thường liên quan đến các quan hệ chiến lược giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
- Độ chuyên nghiệp: các giao dịch B2B thường đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, thông tin chi tiết về sản phẩm, quy trình, tiêu chuẩn.
- Phân phối: kênh phân phối đa dạng, có thể trực tiếp từ nơi sản xuất tới khách hàng hoặc qua đại lý.
Các ưu điểm và hạn chế của mô hình B2B thể hiện qua bảng sau:
Ưu điểm | Hạn chế |
Tính bảo mật cao. Giá trị lớn, lợi nhuận cao. Tiềm năng chiếm lĩnh thị trường. Khách hàng chuyên nghiệp. | Thị trường hạn chế. Quy trình kéo dài. |
Những doanh nghiệp có mô hình B2B nổi tiếng phải kể đến như Amazon, Salesforce, IBM…
Xem thêm: B2B là gì, chiến thuật nào để doanh nghiệp B2B bứt phá?
Mô hình kinh doanh B2C
B2C là mô hình nơi người bán cung cấp trực tiếp sản phẩm hoặc hàng hoá cho người tiêu dùng cuối. Đây cũng là mô hình phổ biến, có từ lâu đời và sử dụng rộng rãi nhất.
Những ví dụ thường gặp về mô hình B2C gồm: nhà hàng, café, tiệm tạp hoá, tiệm nail, spa làm đẹp, cửa hàng bán đồ thú cưng…
Các đặc điểm của mô hình B2C:
- Khách hàng: người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ cuối.
- Đa dạng nhà cung cấp.
- Dễ thay thế.
- Thời gian để hoàn tất chu trình bán hàng ngắn.
- Cạnh tranh cao.
- Phải thường xuyên cập nhật về dịch vụ, sản phẩm.
Các ưu điểm và hạn chế của mô hình B2C thể hiện qua bảng sau:
Ưu điểm | Hạn chế |
Tệp khách hàng lớn. Linh hoạt khi bán. Chu kỳ bán ngắn. | Cần thường xuyên cập nhật về dịch vụ, giải pháp bán, chế độ chăm sóc để giữ chân được khách hàng. Yêu cầu về nguồn lực (vốn, con người). Cần tìm được nhà cung cấp tốt lâu dài. |
Xem thêm: B2C là gì? Bí quyết áp dụng mô hình B2C hiệu quả, cải thiện doanh số
Lời kết
Qua những chia sẻ trên đây từ Vieclam24h.vn, hẳn bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về những mô hình kinh doanh phổ biến. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định khởi nghiệp hoặc muốn bổ sung kiến thức về các mô hình kinh doanh.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Omnichannel là gì? Vì sao là xu hướng kinh doanh của thời đại?