Thị phần là gì? Cách tính thị phần đúng chuẩn và mới nhất

Thị phần đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bằng cách hiểu rõ về thị phần và cách tính toán hiệu quả, doanh nghiệp có thể theo dõi và đánh giá sự tăng trưởng cụ thể. Vậy thị phần là gì? Cách tính thị phần như thế nào? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

1. Thị phần là gì?

Thị phần, hay còn gọi là Market share, là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ lệ phần trăm của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường so với các đối thủ cùng ngành. Thị phần của một doanh nghiệp luôn tương ứng với mức doanh thu mà họ thu được. Một doanh nghiệp có thị phần cao hơn đồng nghĩa với việc họ đang có lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường.

Thị phần là sự biểu hiện rõ ràng của số lượng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp so với tổng lượng sản phẩm/dịch vụ được tiêu thụ trên thị trường. Hiểu và nắm vững định nghĩa cũng như cách tính thị phần là kiến thức cơ bản mà một người quản lý hoặc chủ doanh nghiệp cần phải có.

thị phần là gì
Thị phần là gì? Đó là khái niệm chỉ tỷ lệ phần trăm của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường.

2. Ý nghĩa của thị phần là gì?

Sau khi đã hiểu định nghĩa của thị phần là gì, vậy cụ thể thị phần có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

Xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường

Thị phần giúp doanh nghiệp định rõ phần trăm thị trường mà họ chiếm, từ đó nhận biết vị thế cạnh tranh và đối thủ. Khi hiểu rõ thị phần, doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược Marketing và kinh doanh hiệu quả hơn.

Nắm bắt tốc độ phát triển

Thị phần cũng cho biết tốc độ phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu thị phần thấp, doanh nghiệp cần xem xét kế hoạch phát triển để gia tăng thị phần. Nếu thị phần tăng, doanh nghiệp có thể sử dụng điều này làm động lực để tiếp tục phát triển và bứt phá doanh số bán hàng.

Cơ sở dữ liệu để bổ sung nguồn lực và tăng động lực phát triển

Thị phần là cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp hiểu rõ về mức độ cạnh tranh và nhu cầu tăng cường nguồn lực. Nếu thị phần thấp, doanh nghiệp cần kế hoạch bổ sung nguồn lực để gia tăng thị phần. 

thị phần là gì
Thị phần cho biết tốc độ phát triển và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp so với ngành.

3. Cách tính thị phần của doanh nghiệp

Thị phần tuyệt đối là gì?

Có hai công thức tính thị phần tuyệt đối mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

Cách 1:

Thị phần = (Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp) / (Tổng doanh số của thị trường)

Cách 2:

Thị phần = (Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp) / (Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường)

Ví dụ về cách tính thị phần tuyệt đối:

Doanh nghiệp A kinh doanh điện thoại.

Tổng số điện thoại được bán ra trên thị trường là 1000 chiếc.

Trong đó, doanh nghiệp đã A bán được 200 chiếc.

Khi đó, thị phần của Doanh nghiệp A là (200/1000) * 100 = 20%. Tức là, Doanh nghiệp A chiếm 20% thị phần trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại.

Thị phần tương đối là gì?

Cách tính thị phần tương đối để đánh giá quy mô và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ trong cùng ngành. Khi biết được thị phần so với đối thủ, các nhà điều hành có thể phát triển những chiến lược cạnh tranh phù hợp và tăng cường mở rộng thị phần.

Doanh nghiệp có thể tính thị phần tương đối bằng cách sử dụng một trong hai công thức sau:

Cách 1:

Thị phần tương đối = (Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp) / (Tổng doanh số thu được của đối thủ cạnh tranh trong thị trường)

Cách 2:

Thị phần tương đối = (Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp) / (Tổng số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường)

  • Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1, tức là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
  • Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1, điều này ngụ ý rằng lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ.
  • Trong trường hợp thị phần tương đối bằng 1, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đối thủ là ngang nhau.

4. Phương pháp xác định thị phần tăng trưởng bằng mô hình BCG

Để đánh giá chính xác thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp, mô hình Boston (hay còn gọi là mô hình BCG) đã và đang được rất nhiều nhà quản lý sử dụng.

Mô hình này cung cấp phương pháp để đánh giá các cơ hội tăng trưởng dựa trên thị phần. Mô hình BCG chia ngành công nghiệp thành bốn phần: Ngôi sao, Dấu hỏi, Con bò sữa, và Con chó.

Các phần này được sắp xếp trên một hệ trục toạ độ với trục tung biểu thị sự tăng trưởng doanh số, sản lượng và trục hoành biểu thị thị phần.

Khi áp dụng mô hình BCG để xác định thị phần, ta có:

  • Ngôi sao: Các sản phẩm trong nhóm này thường có thị phần tốt và được thị trường chào đón mạnh mẽ. Doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư và phát triển để tận dụng tối đa lợi thế của nhóm sản phẩm này.
  • Con bò sữa: Đây là những sản phẩm có thị phần ổn định trong ngành, tuy tăng trưởng chậm nhưng mang lại doanh thu ổn định. Tuy nhiên, vì đã bão hòa, nhóm sản phẩm này ít có khả năng phát triển tiếp. Doanh nghiệp cần duy trì nhóm này ở mức độ vừa phải để hạn chế giảm thị phần.
  • Dấu hỏi chấm: Các sản phẩm này có thị phần nhỏ, mới ra mắt nên chưa được thị trường biết đến nhiều. Nếu nhận được phản hồi tích cực sau các thử nghiệm, sản phẩm sẽ có tiềm năng tăng trưởng. Doanh nghiệp cần tăng cường marketing và xem xét chuyển sản phẩm này vào nhóm Ngôi sao; nếu không, sản phẩm có thể phải vào nhóm Con chó.
  • Con chó: Đây là những sản phẩm không còn tiềm năng, không mang lại nhiều lợi nhuận. Doanh nghiệp cần xem xét loại bỏ những sản phẩm này càng sớm càng tốt để tránh lãng phí chi phí và nguồn lực.

Xem thêm: Bách khoa toàn thư về ma trận BCG trong Marketing

thị phần là gì
Ma trận BCG sẽ giúp bạn đánh giá các cơ hội tăng trưởng của sản phẩm, dịch vụ theo thị phần, từ đó đưa ra các quyết định.

5. Những lưu ý khi tính thị phần là gì?

Để đảm bảo tính chính xác và ý nghĩa của thị phần, các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp cần thực hiện các bước chi tiết sau:

Nghiên cứu về thị trường

Đầu tiên, người quản lý cần hiểu rõ về thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động bao gồm tìm hiểu về cơ cấu thị trường, các đối thủ cạnh tranh, và khách hàng mục tiêu. Bằng cách nắm vững thông tin về khách hàng, người quản lý sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về cơ hội và thách thức trong thị trường này.

Xác định khoảng thời gian

Thị phần không phải là một con số tĩnh mà thay đổi theo thời gian. Lãnh đạo cần xác định khoảng thời gian cụ thể mà họ muốn tính thị phần ví dụ: tháng, quý, hoặc năm. Khoảng thời gian này sẽ định rõ cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đối diện trong giai đoạn đó.

Đồng nhất đơn vị số liệu

Để so sánh và tính toán thị phần, các con số và dữ liệu cần phải được đồng nhất. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thống nhất cách thu thập và báo cáo dữ liệu. 

6. Một số giải pháp giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần là gì?

Để gia tăng thị phần, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều cách khác nhau, bao gồm:

Xác định phân khúc thị trường

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định phân khúc thị trường, tập trung vào việc phân loại khách hàng thành các nhóm nhỏ dựa trên đặc điểm và nhu cầu của họ.

Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu và tạo ra chiến lược marketing và bán hàng phù hợp.

Định giá sản phẩm 

Doanh nghiệp cần định giá sản phẩm phù hợp, dựa trên chi phí sản xuất, giá trị sản phẩm đối với khách hàng và giá cả cạnh tranh trên thị trường.

Định giá sản phẩm có thể là một phần quan trọng trong chiến lược marketing, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và cạnh tranh hiệu quả.

Cải thiện dịch vụ khách hàng

Tăng cường dịch vụ khách hàng giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm tích cực từ trước khi mua hàng, trong quá trình mua hàng và sau khi mua hàng.

Dịch vụ khách hàng xuất sắc giúp tạo ra mối quan hệ bền vững với khách hàng và thúc đẩy sự trung thành, giúp gia tăng thị phần.

Tận dụng chiến lược 4C trong Marketing

Mô hình 4C trong Marketing (Customer Solutions – Customer Cost – Convenience – Communication)  tập trung vào giải pháp cho khách hàng, chi phí của khách hàng, sự tiện lợi và giao tiếp.

Bằng cách thấu hiểu khách hàng và tạo ra các giải pháp hữu ích cho họ, doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân khách hàng, từ đó gia tăng thị phần.

Thông qua việc thực hiện các cách trên, doanh nghiệp có thể tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường và đạt được mục tiêu gia tăng thị phần.

thị phần là gì
Tận dụng chiến lược 4C trong Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các giải pháp để gia tăng thị phần của bản thân.

Tạm kết

Việc xác định thị phần là gì sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc hiểu rõ vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Chỉ khi đã xác định được thị phần, doanh nghiệp mới có thể đánh giá được tốc độ tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh.

Hy vọng rằng các chia sẻ về thị phần là gì của Vieclam24h.vn trong bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này và ứng dụng vào trong công việc. Chúc bạn luôn thành công! Và cũng đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.

Xem thêm: Omnichannel là gì? Vì sao là xu hướng kinh doanh của thời đại?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục