GWP là gì? 8 bước đơn giản tạo chiến dịch khuyến mãi thu hút khách hàng

Khi đi siêu thị, trên kệ có nhiều nhãn hiệu ngũ cốc khác nhau, giá không chênh lệch quá nhiều, bạn sẽ chọn mua loại nào? Khi đó nếu một loại ngũ cốc có quà tặng kèm như một cái ly thì khả năng cao sẽ được nhiều khách hàng chọn mua. Hình thức này được gọi là GWP. Vậy GWP thực chất là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

GWP là gì?

GWP (Gift With Purchase) là quà tặng kèm khi mua sắm. Hình thức này được sử dụng nhiều trong Marketing như một chiến thuật tiếp thị mà các doanh nghiệp tặng quà miễn phí cho khách hàng khi họ mua sản phẩm cụ thể hoặc chi tiêu một số tiền nhất định. Thông thường các hoạt động GWP sẽ có giới hạn như thời gian khuyến mãi hoặc tổng số lượng quà tặng. 

Các khía cạnh chính của chương trình Gift With Purchase trong Marketing bao gồm:

– Mức độ liên quan: quà tặng phù hợp với khách hàng và sản phẩm. Ví dụ một nhà bán lẻ quần áo tặng kèm túi mua sắm có thể tái sử dụng cho những đơn hàng trên 2 triệu đồng.

– Giá trị: món quà phải mang lại giá trị cho người dùng. Không nhất thiết phải đắt tiền nhưng là thứ khách hàng mong muốn và sẽ sử dụng.

– Tính độc quyền: các chương trình khuyến mãi GWP thường sẽ hiệu quả hơn khi quà tặng có giá trị độc quyền hoặc trong thời gian giới hạn. Điều này tạo ra cảm giác cấp bách và thúc đẩy người dùng mua hàng sớm hơn.

gwp là gì
GWP là gì? GWP hay Gift With Purchase là hình thức quà tặng kèm khuyến mãi trong Marketing.

Lợi ích của GWP trong Marketing là gì?

Các chiến dịch GWP thường được sử dụng để tăng chuyển đổi bán hàng và sự hài lòng của người dùng. Ngoài ra nếu được thực hiện bài bản, những chương trình khuyến mãi này có thể mang lại lợi ích đáng kể về lâu dài. 

1. Tăng doanh số bán hàng

Khi không có sở thích cá nhân và giá cả cạnh tranh, khách hàng có xu hướng mua các sản phẩm GWP để có được giá trị gia tăng là quà tặng miễn phí.

Ví dụ chương trình khuyến mãi khi mua 2 chai dầu gội cỡ lớn sẽ được tặng máy massage mini. Đây là một món đồ đắt tiền nên nhiều khách hàng sẽ xem đây là quà tặng có giá trị, từ đó thúc đẩy họ mua hàng.

2. Nâng cao lòng trung thành của khách hàng

Khách hàng thường xem quà tặng là biểu hiện của thiện chí và các món quà miễn phí sẽ để lại ấn tượng về sự chu đáo, quan tâm của thương hiệu. Khi nhận được những ưu đãi này, khách hàng cảm thấy mình được coi trọng và sẽ trở nên trung thành với thương hiệu hơn. Đặc biệt là trong ngành mỹ phẩm, GWP gần như là hoạt động được triển khai thường xuyên. Ví dụ: các thương hiệu nổi tiếng như Lancôme hay Estée Lauder sẽ tặng túi quà miễn phí cho mỗi lần mua hàng với số tiền nhất định.

Xem thêm: Brand Loyalty là gì? Hé lộ bí mật thành công đằng sau các thương hiệu hàng đầu

3. Tăng cường nhận thức về thương hiệu

Việc giảm giá sẽ làm giảm giá trị thương hiệu, đặc biệt là những thương hiệu xa xỉ,  khách hàng sẽ cảm thấy các sản phẩm không có giá trị như quảng cáo ban đầu và họ không nhận được ưu đãi tốt nhất khi mua hàng. Giảm giá thường xuyên sẽ vô tình tạo cho khách hàng động cơ tránh mua hàng nguyên giá và chờ sale off. Tặng quà là hình thức phù hợp thay thế khi bạn muốn tổ chức chương trình khuyến mãi.

Xem thêm: Brand Awareness là gì? 15 bí kíp tăng giúp tăng Brand Awareness nhanh chóng

4. Khuyến khích mua sắm ngẫu hứng

Khách hàng có thể mua nhiều hơn và bốc đồng hơn khi cảm nhận được giá trị nhận lại lớn hơn việc chi tiêu. Nhiều quà tặng khi mua hàng có giá bằng hoặc cao hơn giá sản phẩm sẽ kích thích hứng thú mua hàng ngay cả khi không có ý định mua.

5. Giải phóng hàng tồn kho

Bạn có thể dùng những sản phẩm bán chậm để làm quà tặng kèm theo. Đây là cách tốt để tránh lãng phí hàng hóa. Đồng thời còn là hoạt động để thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

gwp là gì
Lợi ích của GWP là gì? Các chiến dịch GWP thường được sử dụng để tăng doanh số bán hàng.

Quy trình thiết lập chiến dịch GWP là gì?

Dưới đây là 8 bước giúp bạn tạo chiến dịch GWP hiệu quả:

1. Đặt mục tiêu rõ ràng

Giống như bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào khác, bạn nên bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu chiến dịch GWP là gì. Ví dụ như:

– Thu hút nhiều khách đến cửa hàng.

– Thúc đẩy doanh số bán hàng.

– Tăng nhận thức về thương hiệu mới.

– Quảng cáo, thử nghiệm sản phẩm mới,

– Tri ân khách hàng.

Các hoạt động chính của chiến dịch GWP phụ thuộc vào mục tiêu. Mục tiêu càng rõ ràng thì việc lập kế hoạch cho chiến dịch càng dễ dàng.

2. Biết khách hàng là ai

Khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn như thế nào? Những thách thức mà họ đang gặp có thể được giải quyết thông qua việc tặng một món quà hữu ích nào? Hoặc những đặc điểm nổi bật nào của sản phẩm khiến khách hàng thích thú, bạn làm cách nào để khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn?

Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng hành vi và sở thích của họ để xác định những món quà phù hợp.

3. Chọn quà tặng phù hợp cho chiến dịch GWP là gì?

Món quà phù hợp cần đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng, chi phí tồn kho và hậu cần thực hiện đơn hàng.

Khách hàng sẽ không chọn thương hiệu của bạn nếu quà tặng không hấp dẫn và tăng thêm giá trị cho sản phẩm họ định mua. Bạn nên chọn những quà tặng mà khách hàng thực sự muốn sử dụng, ví dụ một số quà tặng phổ biến như:

– Các công ty mỹ phẩm cung cấp mẫu dùng thử.

– Thương hiệu đồ uống thường tặng ly uống nước.

– Các thương hiệu trang sức tặng khuyên tai hoặc vòng đeo tay.

Giá trị quà tặng phải khớp với giá trị đơn hàng trong khi vẫn duy trì tỷ suất lợi nhuận của bạn. Ví dụ bạn có thể tạo một món quà là túi mỹ phẩm với giá mua từ nhà cung cấp là 50.000đ nhưng có giá trị là 120.000đ.

Bên cạnh đó nên chú ý đến sự tiện lợi, các quà tặng nhỏ gọn giúp người dùng dễ dàng mang theo hơn. Bạn cũng sẽ tốn ít chi phí vận chuyển hơn trong trường hợp cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà. Ngoài ra, cũng có thể chọn các món quà khác nhau dựa trên số tiền chi tiêu, giao dịch càng cao quà tặng càng có giá trị.

gwp là gì
Chìa khóa thành công của chiến dịch GWP là gì? Đó là sự phù hợp của quà tặng dành cho khách hàng.

4. Đặt điều kiện mua hàng tối thiểu

Cách hiệu quả nhất là xác định những sản phẩm cụ thể đủ điều kiện để nhận quà, đặc biệt là trong việc thúc đẩy doanh số bán sản phẩm có tốc độ tiêu thụ chậm hoặc giá cả kém cạnh tranh. Một chiến lược khác là đặt số tiền mua tối thiểu nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn để nhận được quà tặng miễn phí. 

Tuy nhiên, điều này có thể không thu hút được những khách hàng hiểu biết về giá cả, họ biết rõ rằng việc mua sắm theo giá thị trường có thể là lựa chọn tốt hơn. Một giải pháp khác là quà tặng theo bộ sưu tập hấp dẫn để giúp sản phẩm của bạn nổi bật hơn.

5. Xác định khung thời gian khuyến mãi và các điều kiện khác

Bước tiếp theo là xác định thời điểm và thời gian bạn muốn thực hiện chương trình GWP. Những món quà miễn phí có giá trị sẽ khiến bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh trong các dịp như ngày lễ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng GWP trong mùa thấp điểm để thu hút nhiều khách ghé thăm cửa hàng hơn và tạo điều kiện để họ mua hàng. Lưu ý là luôn đặt ưu đãi trong khoảng thời thời gian giới hạn để thúc đẩy tính cấp bách.

6. Giám sát hàng tồn kho

Mặc dù bạn muốn hạn chế nguồn cung cấp quà tặng nhưng việc hết quà tặng miễn phí quá sớm trong thời gian khuyến mãi có thể khiến khách hàng thất vọng. Vì vậy cần đảm bảo hàng tồn kho của sản phẩm chính cũng như quà tặng miễn phí trong thời gian khuyến mãi.

7. Tiếp thị chương trình GWP là gì?

Đã đến lúc quảng bá về chiến dịch GWP đến khách hàng. Hãy lên lịch trình quảng cáo đồng bộ trên trang web, mạng xã hội, email marketing, trưng bày tại cửa hàng… Tận dụng toàn bộ tiềm năng của hình ảnh và nội dung để tạo ra trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.

8. Theo dõi chiến dịch

Việc đo lường giúp nhận biết khách hàng đón nhận chiến dịch đó tốt như thế nào. Dưới đây là những số liệu cơ bản cần theo dõi trước và trong quá trình khuyến mãi:

– Lưu lượng truy cập vào trang web của bạn và lượng khách đến cửa hàng.

– Tổng doanh số bán hàng (online và offline).

– Giá trị đơn hàng trung bình.

– Tốc độ bán hàng.

Dựa trên kết quả này, bạn có thể quyết định xem muốn tiếp tục hay hủy quà tặng và liệu bạn có nên chạy loại khuyến mãi này trong tương lai hay không.

gwp là gì
Mục tiêu của việc theo dõi chiến dịch GWP là gì? Theo dõi số liệu giúp bạn tối đa hóa hiệu quả của chiến dịch.

Mọi người đều thích quà tặng và khách hàng của bạn cũng vậy. GWP là hình thức phổ biến rất hiệu quả để thu hút khách hàng mới và củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ. Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về GWP là gì và có thêm ý tưởng để áp dụng cho công việc. Để tìm việc Marketing phù hợp, lương cao, hãy truy cập Vieclam24h.vn ngay nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Hyper Personalization là gì? Siêu cá nhân hoá có là tương lai ngành quảng cáo?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục