Tranh biện là gì? Bí quyết tranh biện văn minh nơi công sở

Trong cuộc sống hiện đại, tranh biện là một phần không thể thiếu trong giao tiếp. Từ những cuộc đối thoại hàng ngày đến các cuộc họp quan trọng, chúng ta đều có thể gặp phải những tình huống cần đưa ra quan điểm và thuyết phục người khác. Tranh biện là gì? Làm thế nào nâng cao kỹ năng tranh biện? Đâu là cách tranh biện hiệu quả và văn minh trong công sở? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Tranh biện là gì?

Tranh biện là quá trình trao đổi ý kiến giữa hai hoặc nhiều người nhằm thuyết phục đối phương về một quan điểm, ý kiến hoặc một chủ đề cụ thể. Trong quá trình tranh biện, các bên sẽ đưa ra những lập luận logic, bằng chứng và ví dụ cụ thể để hỗ trợ quan điểm của mình, đồng thời phản biện lại những ý kiến và lập luận của đối phương.

Mục đích của tranh biện là đưa ra giải pháp tốt nhất để xử lý những khúc mắc hoặc xung đột. Một cuộc tranh biện thành công phụ thuộc vào khả năng lắng nghe, tư duy nhanh và sâu để phân tích và phản biện lại đối phương. Khi cả hai bên đồng ý về quan điểm hoặc lập luận của bên thuyết phục hơn thì đó là lúc cuộc tranh biện kết thúc. Lúc này, người hoà giải – là người không phản đối cũng không ủng hộ – sẽ đưa ra quyết định bên nào tranh biện thành công.

Các hình thức tranh biện phổ biến

Tranh biện nhóm

Tranh biện nhóm diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có một quan điểm riêng về một vấn đề cụ thể. Các thành viên trong đội sẽ thay phiên trình bày lập luận, phản biện lại ý kiến của đối phương và bảo vệ quan điểm của đội mình. Đây là hình thức tranh biện phổ biến trong các cuộc thi tranh biện tại trường học và trong môi trường công sở.

Tranh biện dạng Lincoln-Douglas rút gọn

Tranh biện Lincoln-Douglas rút gọn là hình thức tranh biện một đối một, 2 người sẽ tranh biện về các vấn đề đạo đức, triết học hoặc chính trị. Mỗi bên sẽ có thời gian trình bày lập luận, phản biện lại đối phương và cuối cùng là kết luận. Hình thức tranh biện này cho phép người tham gia thắng – thua dựa vào lập luận cá nhân, do đó, người tham gia phải có khả năng lập luận logic, tư duy sâu sắc và phản biện nhanh nhạy.

Tranh biện dạng nhập vai

Trong tranh biện dạng nhập vai, người tham gia sẽ đóng vai các nhân vật hoặc đại diện cho các bên trong một vấn đề cụ thể. Họ sẽ trình bày lập luận và bảo vệ quan điểm từ góc nhìn của nhân vật mình đang đóng vai. Hình thức này giúp người tham gia hiểu sâu hơn về các quan điểm khác nhau và phát triển khả năng thấu hiểu.

Tranh biện dạng trong – ngoài

Tranh biện dạng trong-ngoài là hình thức tranh biện mà một nhóm người sẽ đóng vai “trong” (bảo vệ quan điểm) và nhóm khác đóng vai “ngoài” (phản biện lại quan điểm đó). Đây là hình thức tranh biện giúp rèn luyện khả năng lập luận và phản biện linh hoạt, đồng thời tạo cơ hội cho người tham gia nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.

Kỹ năng tranh biện quan trọng thế nào?

tranh biện là gì
Ý nghĩa của kỹ năng tranh biện là gì? 

Phát triển tư duy phản biện

Tranh biện đòi hỏi bạn phải suy nghĩ logic và có hệ thống để bảo vệ quan điểm cũng như đưa ra những lời phản biện “ăn điểm”. Bạn phải nghiên cứu,  phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, đánh giá tính hợp lý của các lập luận và đưa ra kết luận dựa trên bằng chứng và lý lẽ hấp dẫn. Kỹ năng này giúp bạn rèn luyện tư duy phản biện, không dễ bị “lừa dối” bởi thông tin không chính xác hoặc thiếu logic.

Xem thêm: Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện giúp tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

Cải thiện khả năng giao tiếp

Trong quá trình tranh biện, bạn phải trình bày quan điểm rõ ràng và thuyết phục. Trong quá trình tranh biện, bạn phải kiểm soát hơi thở, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể để đảm bảo người nghe hiểu được những gì bạn đang nói. Đây là cơ hội tuyệt vời giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp, học cách diễn đạt ý tưởng mạch lạc và hiệu quả. 

Xây dựng sự tự tin

Tranh biện đòi hỏi bạn phải đứng trước đám đông và trình bày quan điểm của mình. Thường xuyên tham gia các cuộc tranh biện giúp bạn xây dựng sự tự tin, không chỉ trong việc thuyết trình mà còn trong giao tiếp hàng ngày. Sự tự tin này giúp bạn can đảm bày tỏ ý kiến, đóng góp ý tưởng và tham gia tích cực vào các cuộc thảo luận.

Phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Trong công việc và cuộc sống, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Kỹ năng tranh biện giúp bạn biết cách giải quyết mâu thuẫn khiến người khác “tâm phục khẩu phục”. 

Tăng khả năng thuyết phục

Tranh biện giúp bạn rèn luyện khả năng thuyết phục người khác bằng cách sử dụng lập luận logic và bằng chứng thuyết phục. Khả năng này rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh, Marketing đến quản lý và lãnh đạo.

Những điều bạn cần biết về tranh biện là gì? 

tranh biện là gì
Thế nào là tranh biện đúng chuẩn? Luật tranh biện là gì? 

Luật tranh biện

Một số luật tranh biện cơ bản bao gồm:

  • Chủ đề: Được lựa chọn kỹ lưỡng, có thể là một ý tưởng, quan điểm, tuyên bố hoặc chính sách cụ thể. 
  • Người tham gia: 2 đội tham gia, được chia thành đội ủng hộ và đội phản đối
  • Thời gian: Mỗi người hoặc mỗi đội có một khoảng thời gian nhất định để trình bày lập luận và phản biện.
  • Lượt nói: Các bên sẽ thay phiên nhau trình bày luận điểm thuyết phục  và phản bác ý kiến của đối phương, không cắt ngang lời của người khác.
  • Trình bày và phản biện: Các bên phải tuân thủ thứ tự trình bày và phản biện đã được quy định trước.
  • Tôn trọng: Luôn tôn trọng đối phương, không công kích cá nhân và giữ thái độ lịch sự.
  • Khán giả: Chỉ theo dõi, không được tham gia cuộc tranh biện. 

Cấu trúc một cuộc tranh biện

Đội A (Đội ủng hộ)Đội B (Đội phản đối)
A1: Người đầu tiên của đội ủng hộA2: Người thứ 2 của đội ủng hộA3: Thành viên cuối cùng của đội ủng hộB1: Người đầu tiên của đội phản đốiB2: Thành viên thứ 2 của đội phản đốiB3: Thành viên thứ 3 của đội phản đối

Vòng 1: Chứng minh quan điểm

  • A1: Tuyên bố quan điểm chính của đội về chủ đề tranh biện (1 phút).
  • B2: Đặt câu hỏi cho A1, Đội A cử người trả lời (2 phút).
  • B1: Tuyên bố quan điểm chính của đội về chủ đề tranh biện (1 phút).
  • A2: Đặt câu hỏi cho B1, Đội B cử người trả lời (2 phút).

Vòng 2: Tranh luận

  • 2 bên sẽ thay phiên bảo vệ quan điểm của đội mình và phản bác lại ý kiến của đội bạn
  • Mỗi thành viên của một đội sẽ có 1 lượt nói kéo dài 1 phút.

Ví dụ: 

  • B3: Đưa ra ý kiến phản bác luận điểm của đội A (1 phút).
  • A3: Bảo vệ luận điểm của đội mình và phản bác ý kiến của đội B (1 phút).
  • B1: Bảo vệ luận điểm của đội mình và phản bác ý kiến của đội A (1 phút).
  • A1: Bảo vệ luận điểm của đội mình và phản bác ý kiến của đội B (1 phút).

Vòng 3: Kết luận

B3: Đưa ra kết luận cho đội B (1 phút).

A3: Đưa ra kết luận cho đội A (1 phút).

Cấu trúc lập luận cơ bản

  • Luận điểm: Đây là ý kiến hoặc quan điểm bạn muốn bảo vệ.
  • Lý do (Reason): Đây là lý do bạn đưa ra để hỗ trợ cho luận điểm.
  • Bằng chứng: Đây là các bằng chứng cụ thể, bao gồm số liệu, nghiên cứu, tài liệu tham khảo, trích dẫn,… để minh chứng cho lý do và luận điểm của bạn.
  • Phản biện dự phòng: Đây là phần bạn dự đoán và phản biện lại những lập luận mà đối phương có thể đưa ra để chống lại quan điểm của mình.
  • Tầm quan trọng: Giải thích tầm quan trọng của các luận cứ khi chứng minh luận điểm.

Ví dụ một cuộc tranh biện

Cuộc tranh luận về việc áp dụng chính sách làm việc từ xa tại công ty. Bên ủng hộ có thể lập luận rằng làm việc từ xa giúp tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Bên phản đối có thể phản biện rằng làm việc từ xa làm giảm sự tương tác giữa các nhân viên, ảnh hưởng đến văn hóa công ty và gây khó khăn trong việc quản lý.

Những điều cần lưu ý khi tranh biện nơi công sở

tranh biện là gì
Trong môi trường công sở, những điều cần lưu ý khi tranh biện là gì? 

1. Đề cao lợi ích và mục đích của tổ chức

Khi tham gia tranh biện tại công sở, luôn phải đặt lợi ích và mục đích của tổ chức lên hàng đầu. Mục tiêu của tranh biện không phải là để chứng tỏ ai đúng ai sai mà là nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho tổ chức. Tránh để cuộc tranh biện trở thành cuộc chiến cá nhân, gây tổn hại đến mối quan hệ giữa các đồng nghiệp

2. Không tranh biện lạc chủ đề

Để cuộc tranh biện diễn ra hiệu quả, hãy tập trung vào vấn đề chính và không bị các vấn đề khác tác động. Nếu đi lệch hướng, cuộc tranh biện chỉ gây lãng phí thời gian của cả hai bên. 

Khi chuẩn bị cho cuộc tranh biện, hãy xác định rõ ràng các điểm chính và các câu hỏi cần giải quyết. Trong quá trình tranh biện, nếu có bất kỳ đề cập nào không liên quan đến chủ đề chính, hãy đưa nó trở lại vấn đề cốt lõi và yêu cầu các bên tham gia tập trung.

3. Không chỉ trích cá nhân

Tranh biện chỉ nên tập trung vào các lập luận và quan điểm, không nhắm vào bất kỳ cá nhân nào tham gia. Chỉ trích cá nhân có thể dẫn đến căng thẳng, xung đột và chia rẽ tinh thần hợp tác trong đội nhóm.

Khi phản biện, hãy tập trung đánh giá các lập luận và ý tưởng, nên nhớ là bạn đang phản đối lập luận, không phải người đưa ra lập luận. Hãy sử dụng ngôn ngữ trung lập và tôn trọng khi thảo luận về quan điểm của người khác.

4. Tôn trọng đối phương

Tôn trọng đối phương là yếu tố quan trọng trong bất kỳ cuộc tranh biện, ngay cả khi bất đồng quan điểm. Hãy lắng nghe chân thành, không ngắt lời khi người khác đang trình bày quan điểm và thừa nhận những điểm hợp lý trong lập luận của đối phương. 

Sự khác biệt giữa tranh cãi và tranh biện là gì?

tranh biện là gì
Điểm khác biệt giữa tranh cãi và tranh biện là gì? 
Tranh biệnTranh cãi
Mục đíchTrao đổi ý kiến logic, thuyết phục nhằm tìm ra sự thật hoặc giải pháp tốt nhất cho một vấn đề.Tranh biện hướng đến mục đích rèn luyện tư duy và nâng cao kiến thức, giúp các bên hiểu rõ hơn về vấn đề và quan điểm của nhau.Bảo vệ quan điểm cá nhân và giành phần thắng trong cuộc đối đầu.Trong tranh cãi, các bên thường tập trung chỉ trích và làm mất uy tín của đối phương hơn là tìm kiếm sự hiểu biết và đồng thuận.
Cách thứcDiễn ra trong không khí lịch sự, tôn trọng lẫn nhau và có kiểm soát.Các bên lắng nghe nhau, trình bày lập luận rõ ràng, logic và có dẫn chứng.Tuân theo các quy tắc và cấu trúc cụ thể, đảm bảo mọi ý kiến đều được lắng nghe và đánh giá công bằng.Diễn ra trong không khí căng thẳng, nóng nảy và thiếu kiểm soát.Các bên tham gia tranh cãi có xu hướng ngắt lời nhau, sử dụng ngôn ngữ tiêu cực và công kích cá nhân.Thiếu cấu trúc rõ ràng và không tuân theo quy tắc nào.
Kết quảCác bên tham gia hiểu rõ hơn về vấn đề và quan điểm của nhau, từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất.Thường dẫn đến xung đột, mâu thuẫn gia tăng và không giải quyết được vấn đề..

Kết luận

Hy vọng những thông tin mà Vieclam24h.vn chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ tranh biện là gì và tự tin hơn khi đưa ra quan điểm cũng như thuyết phục người khác. Chúc bạn thành công!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Hiện nay, các bạn có thể tạo CV xin việc đúng chuẩn và tải các mẫu CV dễ dàng ngay trên Vieclam24h.vn hoàn toàn miễn phí chỉ trong vài cú nhấp chuột. Đặc biệt, mỗi mẫu CV đều có hướng dẫn cụ thể giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Chỉ trong vài phút, các bạn đã có thể sở hữu một CV nhân viên chuyên nghiệp và đầy ấn tượng.

Xem thêm: Glossophobia là gì? Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ phát biểu trước đám đông?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục