Tư duy phản biện trong tuyển dụng nhân sự

Tư chất

Trên quan điểm lãnh đạo, tư chất chính xác là tinh thần nhiệt tình sẵn sàng làm những gì có lợi nhất cho tập thể. Mọi nhóm dù cho hoạt động trong lĩnh vực nào đi nữa, đều rất cần những con người sẵn sàng phát biểu ý kiến và bật lại với phần đông của tập thể, dĩ nhiên là dựa trên nền tảng đạo đức và sự liêm chính. Nhưng dù cá nhân đó có là người thế nào đi nữa thì việc họ làm được mới là điều thực sự quan trọng. Tư chất còn được định nghĩa như khả năng đưa các bản chất tốt đẹp vào thực hiện những mục đích chân chính.

tu-duy-phan-bien-trong-tuyen-dung-nhan-su-hinh-anh-1
Tư duy phản biện là một trong các phẩm chất ít gặp ở phần lớn các tổ chức, bởi phần lớn các nhân sự không đủ tự tin để có thể “bật ngược” các ý kiến của lãnh đạo lâu năm

Chiều sâu đến từ tư duy phản biện

Các nhà lãnh đạo thường có xu hướng đánh giá cao các ý kiến phản biện; họ còn luôn quan sát những nhân viên biết cách đưa ra luận điểm và đề xuất hướng giải quyết mới sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng các dữ liệu thực tế. Mỗi khi một nhân viên nào đó phản biện ý kiến của lãnh đạo, họ hẳn đã có sự cân nhắc, liên hệ chặt chẽ lý luận của mình với hàng loạt các thông tin khác liên quan và cả các ý kiến “có vẻ hợp lý hơn”. Các phản biện của một cá nhân chỉ có ý nghĩa khi anh ta nỗ lực hết mình vì mong muốn đảm bảo quyền lợi chung cho cả một tập thể.

Tham vọng

Người có tư duy phản biện trong công việc thường là những cá nhân có tham vọng lớn nhất. Vì nói cho cùng, việc phản biện lại tư duy của cả một số đông là chuyện không hề dễ dàng, và người phản biện thành công thường sẽ nhận được nhiều sự tôn trọng và nể phục từ nhiều cá nhân khác. Nên những người dám theo đuổi và bảo vệ ý kiến của mình, thực chất là những cá nhân nhiệt huyết và đầy tham vọng cần có trong mỗi tổ chức. Nhưng bạn đừng hiểu lầm, họ hoàn toàn không hề muốn gây sóng gió hay làm chậm tiến độ công việc. Trái lại, việc họ làm hoàn toàn mang tính xây dựng và họ sẽ kiên trì theo đuổi.

tu-duy-phan-bien-trong-tuyen-dung-nhan-su-hinh-anh-2
Người có tư duy phản biện trong công việc thường là những cá nhân có tham vọng lớn nhất

Thành tích cá nhân

Một trong những nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là biết cách tìm ra những nhân sự biết kiên trì theo đuổi dự án đến khi đạt thành quả tốt đẹp cuối cùng. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt giữa việc tuyển một người có tư duy phản biện với một người luôn bất đồng với bạn. Hai trường hợp là hoàn toàn khác biệt. Đưa về tổ chức một người luôn trong tư thế hiềm khích chỉ khiến nội bộ nhóm trở nên lục đục. Bởi những người này chỉ nghĩ cho cái tôi cá nhân và thích chứng tỏ mình giữa một đám đông đang tranh luận. Đừng dại dột giữ những người như vậy trong tổ chức. Ở bất kỳ tổ chức nào, lãnh đạo phải là người đưa ra quyết định cuối cùng nếu không tổ chức đó sẽ dễ bị lạc lối và phát triển không có định hướng.

Việc đưa ý kiến phản biện có căn cứ là tín hiệu về một khả năng lãnh đạo tốt. Tư duy phản biện thúc đẩy cá nhân đó phát huy các phẩm chất tốt đẹp của bản thân, phát triển khả năng suy nghĩ và hành động có mục đích. Quan trọng hơn, nhờ tương tác với nhiều luồng ý kiến khác nhau, ý kiến ban đầu của nhà lãnh đạo sẽ được làm rõ, đôi khi nó còn làm thay đổi cách nghĩ ban đầu và thậm chí còn giúp nhóm vạch ra hàng loạt các phương án khác hiệu quả hơn.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục