Video Marketing là gì? Làm Video Marketing cần lưu ý điều gì tăng hiệu quả?

Theo một thống kê của “We are Social”, lượng tương tác của người dùng với nội dung dạng video đạt 6,55% trên tổng số lượt tiếp cận, cao hơn mức 5,22% của các bài viết hay hình ảnh. Không chỉ vậy, theo HubSpot, 72% khách hàng muốn tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ qua video. Vì thế, các doanh nghiệp đang dần đẩy mạnh và tập trung phát triển Video Marketing như là một hình thức tiếp thị hiệu quả và hợp xu hướng. Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa tiềm năng cũng như đạt hiệu quả trong việc tạo Video Marketing, bạn cần lưu ý một số điểm. Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để hiểu rõ hơn nhé! 

1. Video Marketing là gì?

Video Marketing là chiến lược tiếp thị sử dụng video như một công cụ để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp tới khách hàng. Hình thức này bao gồm việc tạo ra và chia sẻ video trực tuyến để thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng cường nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. 

video marketing
Video Marketing là hình thức sử dụng video để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ hoặc giới thiệu về doanh nghiệp. 

Video Marketing có thể được sử dụng trên nhiều nền tảng trực tuyến khác nhau, như mạng xã hội, trang web, email và các kênh khác để tạo ra sự kết nối với khách hàng.

2. Lợi ích của Video Marketing đối với doanh nghiệp

Video Marketing hiện đang là một trong những hình thức tiếp thị được ưa chuộng và phổ biến nhất ở nhiều doanh nghiệp với nhiều lợi ích như:

Tăng khả năng tương tác

Video Marketing giúp tăng khả năng tương tác của khách hàng với doanh nghiệp, bởi vì hình thức video sẽ thu hút lượng người xem và tương tác nhiều hơn so với các hình thức tiếp thị khác. 

video marketing
Người dùng thích tương tác với các nội dung dưới định dạng video hơn là các hình thức khác như bài viết, hình ảnh. 

Tăng doanh số bán hàng

Video Marketing cũng góp phần tăng doanh số bán hàng bằng cách tạo ra những video giới thiệu sản phẩm hấp dẫn và chuyên nghiệp. Khách hàng sẽ có xu hướng mua sản phẩm hơn nếu họ thấy sản phẩm được giới thiệu rõ ràng và hấp dẫn hơn.

Tăng khả năng nhận diện thương hiệu

Theo các khảo sát đã nêu trên thì dạng video được chú ý, chia sẻ và lôi kéo nhiều người xem hơn khi lướt web hay mạng xã hội, vì thế doanh nghiệp có thể giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu của mình trên thị trường.

Tăng khả năng tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm

Các công cụ tìm kiếm luôn đánh giá cao các trang web có nhiều video và có khả năng tương tác tốt với khách hàng. Do đó, việc sử dụng Video Marketing sẽ giúp gia tăng thứ hạng tìm thấy của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm như Google. 

video marketing
Google sẽ tăng thứ hạng tìm kiếm cho các trang web có nhiều video bổ ích. 

Tăng sự tin tưởng của khách hàng

Video Marketing sẽ đem đến sự tin tưởng của khách hàng với doanh nghiệp bằng cách giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu chuyên nghiệp và minh bạch. Video giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu, từ đó tăng sự tin tưởng và mong muốn mua sắm của khách hàng.

Giảm chi phí quảng cáo

Video Marketing có thể giảm chi phí quảng cáo của doanh nghiệp bởi vì các kênh truyền thông xã hội như YouTube, Facebook, Instagram… đều cung cấp các tính năng quảng cáo video hiệu quả với chi phí tương đối thấp. Nếu doanh nghiệp tạo ra video chất lượng, hấp dẫn, video có thể trở thành một công cụ quảng cáo miễn phí bởi vì khách hàng sẽ tự động chia sẻ video đó và khiến video trở nên “viral”.

3. Các hình thức của Video Marketing là gì?

Video giới thiệu doanh nghiệp

Là một loại video được sử dụng để giới thiệu đến khách hàng về toàn bộ doanh nghiệp. Video này thường có thời lượng từ 1 đến 3 phút và được sử dụng như một công cụ quảng cáo để tăng cường nhận diện thương hiệu và khuyến khích khách hàng tiềm năng tìm hiểu thêm về doanh nghiệp.

video marketing
Video giới thiệu doanh nghiệp thường được sử dụng trong các buổi hội thảo, hợp tác hay ký kết với các đối tác. 

Video giới thiệu sản phẩm

Bao gồm các cảnh quay chân thực về sản phẩm, những thông số kỹ thuật, tính năng hấp dẫn, để giới thiệu chi tiết về sản phẩm. Video này thường có thời lượng từ 30 giây đến 3 phút và được thiết kế để thuyết phục khách hàng về tính năng, lợi ích, chất lượng và giá trị của sản phẩm.

Video giới thiệu sản phẩm phải độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng ngay từ những giây đầu tiên. 

Video hướng dẫn sử dụng

Hình thức video này thường có thời lượng từ vài phút đến vài chục phút quay lại các cảnh về cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, hướng dẫn chi tiết về các tính năng, cách vận hành, bảo trì, sửa chữa, và các lưu ý quan trọng khác liên quan đến việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

video marketing
Video hướng dẫn sử dụng thường được nhiều người tìm kiếm sau khi đã mua sắm sản phẩm. 

Video marketing đánh giá sản phẩm

Ngày nay, doanh nghiệp sẽ nhờ các KOC (Key Opinion Consumer- Người tiêu dùng chủ chốt) và các Reviewer là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và sau đó quay video đưa ra các lời đánh giá và nhận xét về trải nghiệm sử dụng của họ. Video đánh giá sản phẩm cũng có thể bao gồm việc so sánh với các sản phẩm tương tự khác hoặc các đánh giá của khách hàng khác , các chuyên gia trong ngành để tăng tính đáng tin cậy và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

video marketing
Xu hướng sử dụng các KOC, Reviewer để làm video đánh giá sản phẩm đang nở rổ mạnh mẽ. 

Video sự kiện

Video sự kiện có thể được sử dụng để giới thiệu cho công chúng về các hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường quan hệ với khách hàng với đối tác và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Sử dụng video sự kiện giúp tạo ấn tượng mạnh mẽ, tạo ra kỷ niệm cho khách hàng, đối tác và nhân viên của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đưa ra thông tin chính xác và toàn diện về sự kiện, tạo sự hứng thú và thu hút sự tương tác từ khách hàng.

Tùy thuộc vào mục đích tiếp thị của doanh nghiệp, các hình thức Video Marketing trên có thể được kết hợp hoặc tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.

4. Các bước để làm Video Marketing là gì?

  1. Xác định mục tiêu: Trước khi bắt đầu sản xuất video, bạn cần xác định mục tiêu của chiến lược Video Marketing. Mục tiêu này phải phù hợp với chiến lược Marketing tổng thể của doanh nghiệp, bao gồm phân tích đối tượng khách hàng, thông điệp cần truyền tải và các chỉ số hiệu quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt được.
  2. Tìm ý tưởng: Sau khi xác định được mục tiêu, cần tìm ra ý tưởng cho video. Có thể tìm kiếm các ý tưởng trên Internet hoặc tham khảo các video của đối thủ cạnh tranh để xây dựng ý tưởng.
  3. Lên kế hoạch sản xuất: Kế hoạch sản xuất bao gồm việc quyết định địa điểm quay phim, sắp xếp lịch trình cho diễn viên hoặc nhân viên tham gia, định hình kiểu dáng video, lên kịch bản và các nội dung phụ trợ.
  4. Quay phim và chỉnh sửa: Sau khi có kế hoạch sản xuất thì sẽ bắt đầu vào quá trình quay và chỉnh sửa video. Có thể kết hợp sử dụng các phần mềm chỉnh sửa video hiện đại để chỉnh sửa và ghép video thành sản phẩm cuối cùng.
  5. Chia sẻ và quảng bá: Khi video đã hoàn thành, cần chia sẻ và quảng bá video trên các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Youtube, TikTok,… các trang web của doanh nghiệp, Email Marketing, hoặc các kênh quảng cáo khác.
  6. Đánh giá hiệu quả: Cuối cùng, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả của Video Marketing để đưa ra các cải tiến cho các chiến dịch lần sau. Bạn có thể sử dụng các công cụ theo dõi và phân tích hiệu quả để đo lường số lượng lượt xem, tương tác và doanh số bán hàng tạo ra từ video.
video marketing
Các ý tưởng làm Video Marketing cần sáng tạo nhưng không nên quá phức tạp để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận. 

5. Bí kíp để sản xuất Video Marketing thành công

Để có một chiến dịch tiếp thị qua video thành công thì bạn cần lưu ý các yếu tố sau đây là những yếu tố nên có trong một Video Marketing:

  • Sự chú ý: Là đoạn đầu tiên và quan trọng nhằm mục đích gây sự chú ý của khách hàng khi lướt thấy Video Marketing của doanh nghiệp.
  • Sự thu hút: Đây là giai đoạn bạn sẽ thu hút và khiến khách hàng tò mò và muốn xem video nói về sản phẩm gì, từ đó bạn sẽ biết đâu là khách hàng tiềm năng bạn muốn tập trung nguồn lực khai thác.
  • Sự chứng minh: Sau khi đã có được sự chú ý từ khách hàng thì đây là bước bạn cho khách hàng tiềm năng biết sản phẩm của bạn có uy tín chất lượng hay không, có lợi ích và công dụng như thế nào, những điều này cần được thể hiện rõ ràng trong Video Marketing.
  • Sự chia sẻ: Đây là bước mà Video Marketing của bạn chạm tới “pain point” của khách hàng thông qua việc ứng dụng các đặc điểm của sản phẩm để giải quyết các vấn đề của họ
  • Kêu gọi hành động: Khi khách hàng đã biết và tin tưởng bạn, đây là giai đoạn kêu gọi hành động mua hàng để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Tạm kết

Với sự phát triển của công nghệ và mạng Internet, Video Marketing trở thành một phương tiện quan trọng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tăng cường thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng. Mong rằng với những chia sẻ của Việc Làm 24h về Video Marketing bên trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức tiếp thị này để có thể áp dụng cho doanh nghiệp. Chúc bạn luôn thành công. 

Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác tại Việc Làm 24h nhé!

Xem thêm: Trang bị 10 kỹ năng mềm cần thiết khi đi làm, dân văn phòng không nên bỏ qua

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục