Vốn cố định là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vốn cố định là gì, gồm những loại nào? Cách tính ra sao? Đâu là cách phân biệt vốn cố định và vốn lưu động? Mời bạn đọc cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Vốn cố định là gì?
Đây là khoản tiền đầu tư vào các tài sản cố định, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian dài. Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt các tài sản cố định trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh. Là nguồn vốn đầu tư dài hạn, thuộc một phần trong tổng số vốn của doanh nghiệp.
Theo Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định là loại tài sản:
- Thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Có thời gian sử dụng từ hơn 01 năm trở lên.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
Tài sản cố định là loại tài sản có giá trị lớn, có thể tái sử dụng, không bị tiêu thụ hoặc phá hủy trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng, xe cộ,…
Các loại vốn cố định
Có 2 loại vốn thường gặp, bao gồm:
Tài sản cố định hữu hình: Đây là những tài sản cố định có hình thái vật chất, có thể nhìn thấy và sờ được.
- Đất đai: Các loại đất ở, đất sản xuất – kinh doanh,…
- Nhà cửa, công trình xây dựng: Nhà xưởng, văn phòng, nhà kho,…
- Máy móc, thiết bị: Máy móc, thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng,…
- Phương tiện vận tải: Ô tô, xe máy, tàu thuyền,…
- Thiết bị, dụng cụ và đồ dùng: Bàn ghế, tủ, giường,…
Tài sản cố định vô hình: Đây là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, nhưng có giá trị sử dụng nhiều lần và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh.
- Quyền sử dụng đất: Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, cho thuê lại.
- Quyền sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…
- Thương hiệu, nhãn hiệu: Các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp với hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp khác.
- Lợi thế thương mại: Những lợi thế mà doanh nghiệp có được do uy tín.
Đặc điểm
(1) Vốn cố định được sử dụng trong nhiều kỳ kinh doanh (thường trên 1 năm) để tạo ra sản phẩm/dịch vụ, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
(2) Giá trị được xác định theo giá mua, chi phí lắp đặt và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình đưa tài sản cố định vào hoạt động. Đây là cơ sở để doanh nghiệp tính chi phí khấu hao và xác định giá trị còn lại của tài sản cố định.
(3) Vốn cố định luân chuyển giá trị vào giá trị sản phẩm trong các kỳ kinh doanh. Một phần của vốn cố định sẽ trở thành chi phí sản xuất tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định.
(4) Vốn sẽ kết thúc vòng luân chuyển khi tài sản cố định hết hạn sử dụng.
(5) Vốn không dễ chuyển đổi thành tiền mặt như hàng tồn kho hoặc tài sản lưu động khác.
Vai trò
Đóng vai trò then chốt trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Cơ sở hạ tầng kinh doanh cần thiết đảm bảo quá trình sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp được vận hành liên tục. Nhờ đó mà doanh nghiệp có cơ sở vật chất để thực hiện các hoạt động.
- Đầu tư tiên tiến, hiện đại giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu năng suất lao động và cải thiện hoặc nâng cấp chất lượng.
- Sở hữu vốn giúp doanh nghiệp chủ động, giảm chi phí thuê ngoài và tạo sự ổn định.
- Doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường và hạn chế các rủi ro kinh doanh như biến động trên thị trường, khủng hoảng tài chính,…
- Đây là tài sản có giá trị lâu dài và được tái sử dụng trong nhiều kỳ kinh doanh. Vốn mạnh sẽ là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển nhiều sản phẩm/dịch vụ mới, mở rộng quy mô hoạt động và phát triển lâu dài.
Cách tính vốn cố định
Công thức tính đầu kỳ và cuối kỳ kế toán cụ thể như sau:
Vốn cố định đầu kỳ (cuối kỳ) = Nguyên giá tài sản cố định – Khấu hao lũy kế đầu kỳ (cuối kỳ) |
Trong đó:
- Nguyên giá tài sản cố định là giá trị tài sản cố định đầu kỳ, bao gồm giá mua, chi phí lắp đặt, chi phí chạy thử và các khoản chi phí khác liên quan đến việc đưa tài sản vào sử dụng.
- Khấu hao lũy kế là tổng số khấu hao doanh nghiệp đã trích vào chi phí sản xuất qua các kỳ của tài sản cố định đến thời điểm tính. Công thức tính khấu hao tài sản = Giá trị hao mòn đầu kỳ / Thời gian sử dụng
Cách đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định
Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định
Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định (Return on Assets – ROA) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng để tạo ra doanh thu. Tức là trong một kỳ kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng vốn để tạo được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu số doanh thu có được cao hơn số vốn, doanh nghiệp tận dụng tài sản cố định hiệu quả.
Các doanh nghiệp thường đối chiếu và kiểm soát hiệu suất sử dụng dựa vào công thức sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản ( ROA) = Tổng doanh thu / Tổng tài sản cố định |
Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận (Return on Fixed Capital) cho biết doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu lợi nhuận từ mỗi đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định. Nếu mức lợi nhuận cao hơn, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định hiệu quả và có cơ cấu vốn hợp lý.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận cố định:
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế / Vốn cố định bình quân |
Hàm lượng
Là khả năng doanh nghiệp tận dụng tài sản cố định để tạo ra doanh thu, đây là chỉ số đo lường một đồng doanh thu doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Nếu số liệu thấp hơn, chứng tỏ hiệu suất sử dụng cao.
Công thức tính:
Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định / Doanh thu thuần |
Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động
Điểm khác biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động thể hiện chi tiết qua bảng so sánh sau
Vốn cố định | Vốn lưu động | |
---|---|---|
Khái niệm | Vốn cố định là thước đo tài chính thể hiện giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định là loại tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu và trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh. | Vốn lưu động là thước đo tài chính thể hiện khả năng thanh khoản có sẵn để vận hành doanh nghiệp. Tài sản lưu động là loại tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Tài sản lưu động được biểu hiện bằng tiền và các tài sản ngắn hạn. |
Đặc điểm | – Vốn cố định luân chuyển theo kỳ kinh doanh. – Vốn cố định luân chuyển nhiều lần vào giá trị sản phẩm trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh. – Vòng tuần hoàn của vốn cố định kết thúc khi tài sản cố định hết hạn sử dụng. – Tổng giá trị vốn cố định không thay đổi, một phần sẽ chuyển hóa thành giá trị sản phẩm và phần còn lại nằm trong giá trị của tài sản. |
– Vốn lưu động có tính dịch chuyển trong dòng tiền. – Vốn lưu động dịch chuyển 1 lần vào giá trị sản phẩm hoặc quá trình sản xuất, kinh doanh. – Vòng tuần hoàn của vốn lưu động kết thúc sau 1 quá trình sản xuất kinh doanh. – Tổng giá trị vốn lưu động có sự thay đổi, xoay vòng thành một chu kỳ khép kín và sau đó trở về hình thái với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu nhờ lợi nhuận. |
Các chỉ tiêu theo dõi | Tài sản cố định | Tiền, các khoản tương đương tiền, nợ phải thu ngắn hạn… |
Phân loại | Dựa vào hình thái biểu hiện: – Tài sản cố định vô hình. – Tài sản cố định hữu hình. Dựa vào tình hình sử dụng thực tế: – Tài sản cố định đang sử dụng. – Tài sản cố định chưa đưa vào sử dụng. – Tài sản cố định đang chờ thanh lý. |
Dựa theo hình thái biểu hiện: – Vốn bằng tiền. – Vốn bằng hàng hóa. Theo vai trò đối với quá trình sản xuất kinh doanh – Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất – Vốn lưu động trong khâu sản xuất – Vốn lưu động trong lưu thông. |
Kết luận
Sử dụng vốn cố định hiệu quả góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc nắm rõ đặc điểm, vai trò và cách tính chính xác. Chúc bạn thành công!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Vốn đối ứng là gì? 14 khoản chi phí sử dụng vốn đối ứng bạn cần biết