Tất cả những điều đó đều xuất phát từ những thói quen trong suy nghĩ và hành động của bạn hằng ngày. Nếu bạn hiểu được lí do vì sao bạn mất động lực sẽ vô cùng hữu dụng trong việc giúp bạn tìm lại nguồn năng lượng sống.
Làm việc quá vất vả
Nghỉ ngơi lấy lại sức là vô cùng quan trọng. Sẽ chẳng có gì sai nếu bạn làm việc liên tục làm suốt 8 tiếng đồng hồ, nhưng nó chỉ thật sự ổn nếu bạn có thể xử lý được stress. Người làm việc quá nhiều sẽ tự gây áp lực cho bản thân, hủy hoại sức khỏe và sẽ sớm từ bỏ.
Không muốn trở nên linh hoạt
Linh hoạt theo từng tình huống vô cùng quan trọng cho một doanh nhân, một sinh viên hay bất kể là ngành nghề nào trong cuộc sống. Thế giới này luôn thay đổi, một xu hướng mới có thể đến trong vài giây vì vậy đòi hỏi bạn phải có sự linh hoạt về hành động và tư duy. Chậm chạp, bảo thủ, không biết ứng biến sẽ khiến người ta mất đi nhiệt huyết, từ đó dẫn đến từ bỏ và thất bại.
Trông đợi vào kết quả ngắn hạn
Theo đuổi một mục tiêu có thể lấy của ta 1 tháng, thậm chí 1 năm, 1 thập kỷ. Ví dụ như: Edison đã thử đến hơn 1000 lần để tìm ra chất phù hợp làm dây tóc bóng đèn. Thế nhưng, có nhiều người lại chỉ chăm chăm nhắm vào kết quả trước mắt, đòi hưởng trái ngọt ngay khi cây chưa kịp lớn. Điều này, dẫn đến việc khi họ không đạt được như ý muốn, họ suy sụp nhanh chóng và từ bỏ trong lãng phí.
Suy nghĩ xa vời và mông lung
Sẽ không có gì sai nếu tưởng tượng trong tương lai, bạn sẽ là một doanh nhân hay một nghệ sĩ thành công kiệt xuất. Nhưng khi chìm đắm quá lâu, điều này sẽ khiến bạn mãi “ngủ quên” và dẫn đến việc thiếu tầm nhìn của những mục tiêu gần cần đạt được. Nhiều người mất quá nhiều thời gian để mong đợi thay vì tập trung năng lượng cho hiện tại. Vì vậy khi mọi thứ không được như họ muốn họ sẽ dễ bị thất vọng và dẫn đến thất bại. Hãy luôn nhớ là phải đi từng bước một!
Quá đắm chìm trong lỗi lầm của bản thân trong quá khứ
Nếu ta đang trên con đường chinh phục ước mơ, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lần mắc lỗi. Một sai lầm nhỏ sẽ có thể dễ dàng khắc phục. Vì thế, điều bạn cần làm là tránh đào sâu vào lỗi lầm, mà hãy sửa chữa và làm việc trên bàn đạp đó.
Tập trung quá nhiều vào điểm yếu
Đừng để ý quá nhiều vào điểm yếu của bạn, nó sẽ làm mất sự tự tin, dễ bị tổn thương và dễ bị stress. Bạn nghĩ mình không thể làm được việc này, việc kia vì bạn không có ngoại hình như A, bạn ao ước có chiều cao và giọng nói như B. Điều này, hoàn toàn sai khi bạn cứ mãi tập trung vào nhược điểm của mình thay vì cố gắng phát huy và khai phá ưu điểm của bản thân. Mỗi cá nhân điều khác nhau về thể chất, thế giới quan, nhân sinh quan… Vì thế, hãy tin vào bản thân, đừng để bị phân tâm vào những khuyết điểm.
Cảm thấy được gán danh
Những người như vậy rất dễ bị làm nản chí. Họ tin là thế giới đang nợ họ thứ gì đó, họ được thuyết phục rằng họ có sứ mệnh để thành công. Vì thế họ luôn nghĩ thành công đang luôn ở trước mắt họ và họ sẽ đạt được nó ngay bởi sự chăm chỉ của họ. Nhưng khi họ nhận ra họ chưa làm được thì họ sẽ thấy có lỗi, cảm thấy cố gắng hết sức mà vẫn không được, từ đó đâm ra chán nản để rồi lại từ bỏ đi giấc mơ.
Sợ hãi sự thất bại
Vài người rất sợ thất bại. Để đi đến quả ngọt thành công đồng nghĩa phải nếm trải đủ vị đắng cay của thất bại. Chỉ quẩn quanh trong vùng an toàn sẽ thật nhàm chán và tầm thường. Mọi thứ xung quanh chả có gì đặc biệt mà chỉ tầm thường, thì sớm muộn cũng sẽ từ bỏ vì chán nản.
Mất động lực có thể khiến ta từ bỏ những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Hiểu được những lí do trên và tìm cách khắc phục nó sẽ tạo tiền đề tốt để có một cuộc sống ý nghĩa hơn và biến giấc mơ thành hiện thực.