Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì hoạt động kiểm toán lại được nhiều doanh nghiệp và quan tâm, vì đây là một trong những hình thức góp phần tạo nên một nền tài chính vững mạnh. Bởi sự lớn mạnh của ngành nghề này nên “kiểm toán là gì” luôn nằm trong top tìm kiếm của các bạn học sinh, sinh viên trong quá trình định hướng nghề nghiệp. Vậy thực chất, kiểm toán là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành kiểm toán ra sao? Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngay bài viết bên dưới nhé!
1. Kiểm toán là gì?
Trước khi tìm hiểu kiểm toán là gì, chúng ta nên biết sơ qua về kế toán, vì hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp với nhau. Về cơ bản, kế toán sẽ cung cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính.
Trong khi đó, kiểm toán là công việc thu thập, đánh giá và xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính nói trên. Từ đó, có thể xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực kiểm toán đã được thiết lập.
2. Chức năng của kiểm toán là gì?
Qua định nghĩa kiểm toán là gì thì chúng ta cũng có thể một phần nào hiểu được tầm quan trọng của công việc này trong nền kinh tế hiện nay. Các chức năng chính của kiểm toán như sau:
2.1. Chức năng xác minh
Đây được xem là chức năng cơ bản nhất.Chức năng này dùng để thể hiện độ trung thực của các tài liệu, tính pháp lý của các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài chính.
2.2. Chức năng bày tỏ ý kiến
Kiểm toán còn có chức năng đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về tính hợp lý, trung thực của các thông tin kế toán, tài chính trong báo cáo tài chính.
Chức năng này dùng để nêu lên ý kiến của các kiểm toán viên khi phát hiện những bất cập trong chế độ tài chính kế toán. Từ đó, kiến nghị lên cấp trên như cơ quan nhà nước xem xét và có cách xử lý phù hợp. Không những thế, chức năng này còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức khắc phục những nhược điểm mà các doanh nghiệp đang gặp phải.
2.3. Chức năng tư vấn, định hướng
Kiểm toán tư vấn cho các cơ quan nhà nước về các vướng mắc của chế độ tài chính, kế toán. Từ đó đưa ra kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, nghiên cứu và khắc phục các bất cập còn tồn tại. Mặt khác, kiểm toán cũng sẽ giúp các doanh nghiệp thấy rõ những hạn chế và từ đó tư vấn, gợi mở những giải pháp khắc phục.
3. Các loại kiểm toán chủ yếu hiện nay
Hiện nay, có nhiều cách để phân loại kiểm toán, nhưng nếu xét về mặt hình thức, có 3 loại phổ biến sau:
3.1. Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nhà nước là gì luôn được nhiều người quan tâm nhất khi lần đầu biết đến lĩnh vực này. Đây là loại hình kiểm toán được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
3.2. Kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập là tuân theo hợp đồng kiểm toán do các kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác Loại hình kiểm toán này thường được nhận sự tin cậy từ các nhà đầu tư hay bên thứ ba vì đảm bảo được tính xác thực.
3.3. Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức.
Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.
Xem thêm: Kiểm soát nội bộ là gì? Các bước xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ
4. Quy trình thực hiện kiểm toán là gì?
4.1. Lập ra kế hoạch kiểm toán
Đầu tiên, kiểm toán viên cần lập kế hoạch để đảm bảo các hoạt động kiểm toán sau này diễn ra trơn tru, xử lý kịp các tính huống phát sinh không mong muốn.
4.2. Xây dựng quy trình kiểm toán
Trong giai đoạn này, các kiểm toán viên sẽ xác định số lượng và thứ tự các bước để hoàn thành một quy trình kế toán.
4.3. Vận dụng các phương pháp kiểm toán khác nhau
Một số phương pháp có thể kể đến như sau
- Kiểm toán cân đối: Dựa trên các phương trình kế toán
- Đối chiếu trực tiếp: Dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau để đối chiếu một chỉ tiêu.
- Đối chiếu logic: Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu.
- Điều tra: Dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán.
- Trắc nghiệm: Tái diễn các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua.
4.4. Ghi chép cẩn thận phát hiện, nhận định
Kiểm toán viên cần ghi nhận tất cả các nhận định về các nghiệp vụ, các con số, các sự kiện nhằm đưa ra những bằng chứng khách quan đi đến kết luận sau này.
4.5. Đưa ra kết luận và lập báo cáo
Đây là thao tác cuối cùng mà kiểm toán viên cần thực hiện để hoàn thành quy trình thực hiện công việc của mình. Sau khi tiến hành phân tích,kiểm toán viên sẽ đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính.
5. Các kỹ năng cần có của nhân viên kiểm toán là gì?
Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp và vươn tới những mục tiêu nghề nghiệp dài hạn trong tương lai, bạn cần có những kỹ năng sau đây:
5.1. Kỹ năng tính toán
Kỹ năng tính toán cơ bản chưa đủ để bạn trở thành kế toán, kiểm toán giỏi. Một kế toán quản trị hay kiểm toán viên cần có kỹ năng phân tích nhanh nhạy và nhìn ra mối liên hệ giữa các con số (tăng, giảm, biến thiên,…). Kỹ năng này có thể còn được gọi là nhạy cảm với các con số.
5.2. Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng
Không chỉ đơn giản là sử dụng Excel, Word để trình bày văn bản, mà còn phải rành rẽ các format báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, Powerpoint để trình bày trong các cuộc họp với khách hàng, vẽ lưu đồ trên Visio…
Xem thêm: 10 cách sử dụng Powerpoint cực hữu ích cho dân văn phòng
5.3. Kỹ năng phân tích logic
Một trong những kỹ năng mà kiểm toán viên không thể thiếu đó là khả năng tư duy logic và phân tích sắc bén. Trong nghề kiểm toán thì kỹ năng này được sử dụng thường xuyên và áp dụng ngay lập tức cho công việc của bạn từ những ngày đầu.
5.4. Kỹ năng quản trị thời gian
Kế toán, kiểm toán là công việc có áp lực cao, deadline dồn dập liên tục, bạn phải làm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Vì thế, người làm việc kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp cần biết quản trị thời gian của mình một cách chặt chẽ và sử dụng thời gian để có được hiệu suất làm việc cao nhất.
5.5. Kỹ năng giao tiếp
Để có thể trở thành một kiểm toán viên thực thụ, ngoài việc giỏi về chuyên môn, bạn còn phải biết cách thuyết phục khách hàng của mình đối với các phát hiện trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính – đầu tư.
Ngoài ra, đôi khi bạn còn cần phải trình bày những vấn đề rất chuyên sâu bằng cách diễn đạt đơn giản để những người không có chuyên môn sâu về kế toán, kiểm toán cũng có thể hiểu được.
6. Cơ hội nghề nghiệp của ngành kiểm toán
Với mức lương tốt và cơ hội phát triển nghề nghiệp, kiểm toán vẫn là một trong những ngành học thu hút sinh viên.
Tại Việt Nam có khoảng hơn 100 công ty kiểm toán độc lập, bao gồm cả chi nhánh của Big4 kiểm toán tại: Deloitte, Ernst & Young, PwC và KPMG. Bốn công ty nói trên có 2 đợt tuyển dụng trong năm: kỳ thực tập dành cho sinh viên năm ba, năm cuối hoặc tốt nghiệp đại học trong vòng 1 năm các chuyên ngành kế – kiểm, tài chính,… và kỳ tuyển dụng dành cho sinh viên đã tốt nghiệp và không giới hạn độ tuổi.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn làm việc cho các công ty kiểm toán Việt Nam như: Công ty kiểm toán AASC, Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C, Công ty TNHH Kiểm toán VACO,… Bên cạnh dịch vụ kiểm toán tài chính truyền thống, bạn có thể đảm nhiệm các công việc như thuế, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn quản trị rủi ro hoặc dịch vụ kế toán như hợp nhất báo cáo tài chính, ghi chép sổ kế toán, quản lý tài sản cố định,…
Bạn cũng có thể thi công chức để trở thành kiểm toán viên nhà nước thông qua các kỳ tuyển dụng hoặc trở thành kiểm toán viên nội bộ trong các doanh nghiệp.
7. Học kiểm toán ở đâu?
Kiểm toán có liên quan chặt chẽ với kế toán nên thường được tuyển sinh theo chuyên ngành thuộc kế toán ở nhiều trường. Tuy nhiên, nhận ra sự khác biệt và tầm quan trọng của ngành kiểm toán – kế toán, hiện nay rất nhiều trường ở Việt Nam đã tách ngành kiểm toán ra để đào tạo riêng. Hầu hết các trường thuộc khối kinh tế đều đào tạo chương trình kiểm toán như:
- Đại học Kinh tế quốc dân.
- Đại học Ngoại thương.
- Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Khoa Quốc tế – ĐHQG Hà Nội.
- Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
- Đại học Kinh tế TPHCM.
- Đại học Kinh tế – Luật TPHCM.
Tạm kết
Ngành kiểm toán luôn là một trong những ngành “hot” khi được đông đảo các bạn học sinh, sinh viên lựa chọn để theo đuổi sự nghiệp sau này. Để trở thành một kiểm toán viên giỏi, bạn cần phải có sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây của Việc Làm 24h về kiểm toán là gì cũng như các vấn đề xoay quanh có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này để đưa ra quyết định đúng đắn cho sự nghiệp của bản thân. Chúc bạn luôn thành công.
Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác tại Nghề nghiệp Việc Làm 24h nhé!
Xem ngay: