Trong thời gian gần đây, “làn sóng” Layoff diễn ra trên nhiều lĩnh vực do tình hình kinh tế bất ổn đè nặng lên các doanh nghiệp. Vậy Layoff là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Layoff cũng như các ảnh hưởng khi Layoff diễn ra. Đồng thời, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giải đáp tất tần tật những câu hỏi như bị sa thải có ảnh hưởng gì không, bị sa thải có được hưởng bảo hiểm xã hội, bị sa thải có phải bồi thường không, sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không.
Layoff là gì?
Layoff là khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý nhân sự cho hai tình huống khi người lao động bị gián đoạn công việc tạm thời hoặc phải nghỉ việc hẳn. Hiện nay Layoff thường được sử dụng với ý nghĩa sa thải hay buộc thôi việc nhân viên do các nguyên nhân đến từ phía doanh nghiệp.
Doanh nghiệp layoff nhân viên trong những trường hợp nào?
Doanh nghiệp có thể layoff nhân viên trong một số trường hợp sau:
Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp không có nhu cầu cho vị trí công việc đó nữa nên cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí vận hành. Hoặc khi gặp khó khăn về tài chính, doanh nghiệp có thể quyết định giảm số lượng nhân viên.
Thích ứng với thị trường: Khi thị trường thay đổi, doanh nghiệp có thể quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc giảm quy mô hoạt động. Các cuộc khủng hoảng kinh tế, tình hình đại dịch khiến các công ty không đủ khả năng duy trì việc kinh doanh với bộ máy nhân sự lớn. Chính vì thế các doanh nghiệp buộc phải giữ lại các vị trí then chốt và sa thải các nhân viên khác.
Tái cơ cấu tổ chức: Khi doanh nghiệp muốn tái cơ cấu tổ chức để cải thiện hiệu quả hoạt động, họ có thể quyết định giảm số lượng nhân viên.
Sáp nhập hoặc mua bán: Khi doanh nghiệp tham gia vào quá trình sáp nhập hoặc mua bán, họ có thể quyết định giảm số lượng nhân viên để hoạt động của công ty mới hiệu quả hơn.
Những ảnh hưởng của việc Layoff là gì?
Nhiều người lao động thắc mắc bị sa thải có ảnh hưởng gì không, trong cả hiện tại và tương lai. Thật ra, Layoff có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cả người lao động và doanh nghiệp. Khi ra quyết định sa thải, các doanh nghiệp cần lường trước những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra như sau:
Ảnh hưởng tâm lý: Layoff có thể gây stress và lo lắng cho nhân viên bị sa thải và các nhân viên còn lại. Đặc biệt là những nhân viên bị sa thải không lường trước tình huống mất việc, gây ra tình trạng lo lắng về tài chính cho họ. Đồng thời, những nhân viên còn lại sẽ giảm động lực làm việc và cảm thấy không an toàn với công việc hiện tại.
Ảnh hưởng đến tài chính: Mất việc sẽ làm giảm nguồn thu nhập của nhân viên bị sa thải. Đồng thời, việc sa thải cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến tài chính của công ty nếu sa thải không đúng cách.
Ảnh hưởng đến uy tín công ty: Layoff có thể ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của công ty, đặc biệt nếu doanh nghiệp không giải thích rõ ràng lý do sa thải nhân viên. Nhân viên bị sa thải có thể phản ánh xấu về công ty, thậm chí gửi đơn khiếu kiện.
Tuy nhiên, sa thải cũng có thể là việc cần thiết để giúp công ty tiết kiệm chi phí và tập trung vào các hoạt động chính. Sa thải cũng có thể mở ra cơ hội mới cho nhân viên, giúp họ phát triển sự nghiệp và tìm kiếm các cơ hội việc làm mới.
Xem thêm: Bất mãn với sếp lớn cả nhóm quyết định xin nghỉ việc, có nên hay không?
Vượt qua khủng hoảng Layoff bằng cách nào?
Đối với doanh nghiệp
Sa thải nhân viên là một quyết định khó khăn và thường xảy ra khi doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí hoặc buộc phải thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, có một số cách giúp doanh nghiệp tránh những tình huống không mong muốn khi sa thải nhân viên.
Tìm kiếm các giải pháp khác: Trước khi quyết định sa thải nhân viên, doanh nghiệp nên cân nhắc tìm kiếm các giải pháp khác như giảm lương hoặc tìm kiếm nguồn tài trợ mới.
Tránh sa thải đột ngột: Trong trường hợp không khẩn cấp, doanh nghiệp nên cân nhắc tránh sa thải đột ngột và đưa ra lịch trình kèm kế hoạch cụ thể cho quá trình sa thải nhân viên.
Xem thêm: Người trẻ nghỉ việc cuối năm: Nấc thang thiên đường hay vực thẳm đen tối?
Hợp đồng lao động rõ ràng: Doanh nghiệp nên trao đổi kỹ lưỡng với nhân viên về các điều khoản liên quan đến trường hợp nhân viên có thể bị mất việc không liên quan đến hiệu quả công việc được quy định trong hợp đồng.
Đưa ra lý do sa thải rõ ràng: Doanh nghiệp nên giải thích thẳng thắn lý do phải sa thải nhân viên và đưa ra minh chứng việc này là bất đắc dĩ nhưng cần thiết cho doanh nghiệp.
Thực hiện sa thải theo quy trình: Doanh nghiệp cần thực hiện sa thải nhân viên theo quy trình và quy định pháp luật để đảm bảo sự công bằng và tránh phân biệt đối xử.
Tìm cách giảm thiểu tác động tiêu cực đến nhân viên: Trong quá trình sa thải, doanh nghiệp có thể tìm cách giảm thiểu tác động tiêu cực đến nhân viên bằng cách sắp xếp khoản tiền đền bù phù hợp.
Giữ liên lạc với nhân viên cũ: Sau khi sa thải, doanh nghiệp vẫn nên giữ liên lạc với nhân viên cũ, tạo điều kiện để họ có thể trở lại làm việc nếu có cơ hội.
Đối với nhân viên
Layoff là một tình huống không mong muốn và có thể gây stress tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu thất bại. Nếu bị Layoff, hãy tin rằng đây là một cơ hội để bạn tìm kiếm một bến đỗ mới và phát triển sự nghiệp của mình.
Đảm bảo quyền lợi của bản thân: Hãy xác nhận công ty có hình thức hỗ trợ tài chính như trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp,… hay không.
Quản lý chi tiêu khoa học: Hãy lập kế hoạch chi tiêu cho đến khi nguồn thu nhập của bạn trở lại bình thường.
Đừng lo lắng quá nhiều: Hãy giữ bình tĩnh, giữ tâm trạng thoải mái và đừng để bản thân bị áp lực. Bạn nên tập trung vào việc tìm kiếm cơ hội mới thay vì tự ti, hãy nhớ rằng điều này không phải lỗi của bạn
Kiểm tra lý do của việc bị Layoff: Nếu bạn hiểu được lý do của việc bị sa thải, bạn sẽ biết cách để tránh các lỗi tương tự trong tương lai.
Cập nhật CV của bạn: Hãy cập nhật CV của bạn bằng cách tham gia các hoạt động đào tạo, chứng chỉ.
Tìm kiếm cơ hội mới: Hãy khám phá các cơ hội việc làm mới, tìm hiểu về các công ty có thể cần đến kỹ năng của bạn. Các bạn có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng trên Việc Làm 24h.
Giữ liên lạc với các đồng nghiệp: Khéo léo giữ mối quan hệ với các đồng nghiệp cũ, bạn có thể tìm thấy các cơ hội việc làm mới thông qua họ.
Xem thêm: 5 lý do khiến nhân viên nghỉ việc hàng loạt mà nhà quản lý cần suy ngẫm!
Giải đáp tất tần tật những thắc mắc liên quan đến layoff là gì?
Việc bị sa thải có thể dẫn đến yêu cầu bồi thường, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy định pháp luật, hợp đồng lao động, quy trình xử lý của công ty,…
Nếu bạn bị sa thải không dựa trên cơ sở luật pháp, bạn có thể yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng lao động, chẳng hạn như tiền lương chưa nhận, tiền thưởng, tiền nghỉ phép, tiền đền bù,…
Nếu bị sa thải bất công, bạn có thể nộp đơn kiện gửi đến các cơ quan chức năng để giải quyết tranh chấp lao động.
Xem thêm: Trước khi nghỉ việc nên làm gì? 5 điều bạn cần làm trước khi quyết định thôi việc
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng BHXH 1 lần, người lao động sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ này.
Vì vậy, nếu bạn bị sa thải nghỉ việc sau 1 năm, chưa đóng đủ BHXH 20 năm và không có dự định đóng tự nguyện thì sẽ được làm hồ sơ hưởng BHXH 1 lần.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng BHXH 1 lần, người lao động sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ này.
Vì vậy, nếu bạn bị sa thải nghỉ việc sau 1 năm, chưa đóng đủ BHXH 20 năm và không có dự định đóng tự nguyện thì sẽ được làm hồ sơ hưởng BHXH 1 lần.
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, những trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc bao gồm:
– Người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động;
– Chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 10 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể như sau:
+ Hết hạn hợp đồng lao động
+ Đã hoàn thành xong công việc theo hợp đồng lao động.
+ Hai bên cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
…
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019.
+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019.
Do đó, người lao động bị sa thải vì vi phạm quy định công ty sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, trường hợp bị sa thải do quyết định cắt giảm nhân sự từ phía công ty, hai bên có thể tiến hành thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoàn toàn tự nguyện. Lúc này, người lao động vẫn có thể hưởng trợ cấp thôi việc.
Kết luận
Trong bối cảnh hiện nay, sa thải là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, để tránh bị cuốn vào “cơn bão” Layoff và mất phương hướng, các bạn cần chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng Layoff là gì, ảnh hưởng của Layoff cũng như những vấn đề liên quan đến quyền lợi cá nhân để thích ứng trước những diễn biến khó lường có thể xảy ra. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn cần tìm kiếm công việc mới, đừng quên truy cập Việc Làm 24h nhé!
Xem thêm: Nghỉ việc văn minh: Dẫu ra đi vẫn chuyên nghiệp đến phút cuối cùng