Đã đến lúc bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về bản thiết kế cuộc đời!

Có bao giờ bạn từng nghĩ rằng cuộc đời mình thật đáng chán, tại sao mình không bao giờ đạt được những điều mình mong muốn. Liệu bạn có đang đi sai hướng, mãi lạc lối trong những suy nghĩ không có lời giải. Đây chính là lúc bạn cần bản thiết kế cuộc đời khác đi so với những gì bạn đã trải qua. Anh Trần Tiến Công – Founder và CEO của Vietnam Coaching Institute (VCI)  trở lại cùng Việc Làm 24h chia sẻ về về cách để biến cuộc đời thành bản thiết kế vĩ đại.

Bản thiết kế cuộc đời là gì?

Cảm ơn anh Công đã nhận lời mời tiếp tục chia sẻ với bạn đọc Việc Làm 24h. Đầu tiên, anh định nghĩa thiết kế cuộc đời là như thế nào ạ?

Đây là một đề tài, một khái niệm anh không hề biết từ khi mới ra trường, sống hơn mấy chục năm cuộc đời anh mới dần nghiệm ra. Bản thân anh dân cơ khí, dân kỹ thuật nên luôn suy nghĩ “everything is by design”, mọi thứ đều được tạo nên từ những bản thiết kế. Thiết kế cuộc đời không đơn giản như xây một ngôi nhà, cứ từ móng lên tầng 1, 2, 3. Thiết kế cuộc đời là quá trình vẽ nên cuộc đời mình muốn sống, dần dần điều chỉnh theo từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển của bản thân. 

Em bất ngờ khi anh chia sẻ anh là kỹ thuật vì hiện tại anh là Founder và CEO của học viện khai vấn. Ngay từ khi học kỹ thuật, anh có bao giờ nghĩ sẽ thiết kế cuộc đời mình trở thành CEO chưa? 

Ngay từ khi còn nhỏ đến lúc ra trường, anh chưa bao giờ thật sự suy nghĩ nghiêm túc về việc anh muốn trở thành ai. Anh tốt nghiệp năm 2004, lúc đấy anh chỉ mong là ra trường làm lương 500 đô, mua được nhà Sài Gòn, sinh 2 đứa con là coi như cuộc đời viên mãn. Lúc đó cũng không biết mình phải làm gì, chỉ biết là làm sao để học Bách Khoa ra trường, kiếm được công việc có tiền là xong. 

Thời điểm ấy, anh đi phỏng vấn một công ty dầu khí, họ hỏi anh 10 năm nữa bạn muốn cuộc đời như thế nào? Trong đầu anh khi ấy chỉ chuẩn bị toàn kiến thức xi lanh, động cơ 2 thì 4 thì các kiểu, anh không hề nghĩ về việc 10 năm sau anh muốn gì. 

bản thiết kế cuộc đời

Lúc đấy anh đi đọc tủ sách Hạt giống tâm hồn. Anh nhận ra tâm hồn mình khô cứng lắm và mình cần điều gì đó để tẩm bổ tâm hồn. Anh mới bắt đầu đọc và tự trả lời các câu hỏi: Mục đích sống của mình là gì? Tầm nhìn cuộc sống là gì? Bạn muốn bao nhiêu tiền? Muốn làm việc ra sao? Đam mê là gì? Xây dựng các mối quan hệ như thế nào? Đây là những bước đầu tiên để bắt đầu thiết kế cuộc đời.

Xem thêm: Thiết kế cuộc đời: Bạn là kiến trúc sư tự xây cuộc sống đáng mơ ước

Cụ thể hơn khi bắt đầu thiết kế cuộc đời, mọi người cần quan tâm đến những khía cạnh gì?

Trong những chương trình chuyên sâu anh hay làm việc với những người coachee, có 8 khía cạnh cần quan tâm. Nhưng trong buổi chia sẻ ngày hôm nay anh sẽ nói về 4 khía cạnh. Khía cạnh đầu tiên, luôn là phần rất quan trọng với những người trẻ mới ra trường, đó chính là công việc. Bạn phải trả lời những câu hỏi: Làm thế nào để kiếm tiền, tôi nên tự khởi nghiệp hay đi làm thuê cho người khác? Nhưng nếu cuộc sống chỉ xoay quanh công việc, bạn sẽ bị giới hạn. 1 khía cạnh nữa rất hay bị bỏ qua khi là năng lượng (Energy) hay thường được gọi là sức khỏe (health). Anh thấy tầm 30 – 40 tuổi thì khía cạnh này quan trọng, còn người trẻ chỉ quan trọng làm sao chiến cái đã, “kiếm lúa” cái đã, sẵn sàng làm việc thâu đêm suốt sáng rồi hôm sau vẫn tỉnh táo đi làm là chuyện bình thường. Năng lượng ở đây không chỉ về thể chất mà còn là năng lượng tâm hồn, tình yêu cuộc sống. Năng lượng không có nghĩa là  tôi không bị bệnh tức là tôi đang khỏe, mà xác định bạn có hào hứng với cuộc sống không? Bạn có niềm đam mê không? Bạn có gắn kết với những người xung quanh không? 

Thứ ba là mối quan hệ, không ai thành công một mình cả. Các bạn trẻ thường đề cao tính tự lập, tôi hoàn toàn có thể làm việc một mình để chứng tỏ bản thân. Mối quan hệ được xác định theo 3 cấp độ: Cấp độ 1, bạn có mentor cùng đồng hành chia sẻ và dẫn dắt bạn đi không. Cấp độ 2, những người ngang hàng với bạn, cộng đồng mà bạn thuộc về. Cấp độ 3 là những người bạn có thể giúp đỡ họ.

Còn một khía cạnh nữa, đó là Enjoyment (chỉ số hạnh phúc) hay còn gọi là có Fulfillment (sự viên mãn). Nếu bạn kiếm được nhiều tiền, thăng tiến trong công việc nhưng bạn không cảm thấy vui và hạnh phúc, có nghĩa là bản thiết kế cuộc đời của bạn đã bị vi phạm một khía cạnh quan trọng. 

Chưa cần nói đến 8 yếu tố, chỉ cần 4 yếu tố thì bạn đã thấy có rất nhiều thứ phải quan tâm. Đầu tiên là sự nghiệp, ai cũng muốn có công việc và tiền bạc. Hai là năng lượng, đây lần đầu tiên có người nói với em, bởi vì người ta chỉ hỏi là bạn khỏe không nhưng rất ít ai hỏi dạo này năng lượng của bạn như thế nào, bạn có cảm thấy sung sức, nhiệt huyết với cuộc sống không… Yếu tố thứ 3 chính là mối quan hệ, chắc chắn từ giờ em sẽ phải nghĩ thêm là em thuộc về cộng đồng nào và mình muốn trao đi điều gì ở cộng đồng đó. Điều thứ 4 đó chính là chỉ số hạnh phúc, em nghĩ cũng nên hỏi lại bản thân liệu em đã tận hưởng cuộc sống chưa? 

Vậy có phải anh thiết kế cuộc đời của anh đúng ngay lần đầu tiên không? 

Ồ không. Bản thiết kế cuộc đời nó rất khác so với bản thiết kế xây nhà. Bản thiết kế xây nhà, mình thiết kế một lần mình xây là xong luôn, còn bản thiết kế cuộc đời cùng với coach, mình làm việc hàng tuần. Anh làm việc với coach của anh từ 2011 đến giờ. Điểm hay là ở đây là mình cần cập nhật nó hàng tuần, liên tục cải tiến. Khi nhìn lại, bạn sẽ thấy bản thiết kế cuộc đời của mình có nhiều phiên bản khác nhau nhưng mục tiêu mình hướng tới phải thống nhất. Với bản thân anh, anh muốn trở thành một người truyền cảm hứng, một speaker, một coach, và hiện tại anh vẫn đang đi đúng trên hành trình anh vẽ ra. Việc thành lập và điều hành một công ty riêng không nằm trong bản thiết kế cuộc đời đầu tiên của anh nhưng dần dần nó trở thành một phần quan trọng để anh lan tỏa công việc coaching đến rất nhiều người. Có thể ban đầu bản thiết kế không quá chi tiết nhưng phải có một hướng đi thống nhất.

Vậy khoảnh khắc nào mà anh biết bản thiết kế của anh đi chệch hướng? 

Một người coach của anh từng nói: “Niềm vui là biển chỉ lối”. Khi bạn làm theo bản thiết kế, làm công việc này, theo đuổi mối quan hệ này, nhưng bạn cảm thấy không có niềm vui, không hưởng thụ nó thì hãy lập tức hỏi mình đây có phải công việc bạn muốn không, có phải mối quan hệ bạn thuộc về không hay bạn còn mong mỏi điều gì khác.

bản thiết kế cuộc đời

Khoảnh khắc mà anh cảm thấy chán nhất đó là khi anh mình công ty đa quốc gia, kiếm nhiều tiền, mua được một căn nhà ở Sài Gòn, mua được xe. Nhưng khi ấy, niềm vui chỉ kéo dài vài tháng rồi anh lại rơi chán chường. Rồi sau đó anh tự hỏi mục tiêu đi làm của mình là mua nhà, mua xe, đạt được rồi thì tiếp theo là gì? Anh nghĩ rằng mình lên kế hoạch trong vòng vài ba năm đạt được một vài thành tựu này thì mình sẽ “lên tiên” nhưng cái thời khắc hạnh phúc ấy chỉ kéo dài vài tuần, vài tháng. Lúc đó anh biết mình cần một bản tái thiết kế cuộc đời.

Nếu như mọi người cảm thấy bản thiết kế của mình đang chệch hướng đi, thì đập đi xây lại là chuyện bình thường phải không anh?

Anh nghĩ bản thiết kế sẽ không sai nhưng nó không đem đến niềm vui, cảm hứng ngay tại thời điểm ấy. Khi bạn làm nghề này thấy không vui, không tận hưởng từng phút giây công việc thì đó không phải là điều tồi tệ. Tất cả sự thay đổi trong cuộc sống bị tác động bởi 1 trong 2 động lực sau đây thôi. Thứ nhất: bạn cảm thấy có cảm hứng mãnh liệt với điều gì đó, ví dụ bạn muốn làm nghề này, muốn yêu người này, những thứ rất tuyệt vời mà muốn đạt được bạn phải thay đổi. Còn cái thứ hai: Bạn đang rất chán những thứ ở hiện tại, chán mối quan hệ, chán công việc, bạn nghĩ cuộc sống mình be bét rồi, đấy là lúc bạn muốn thay đổi nâng cấp chất lượng cuộc sống.

Anh nghĩ những thứ điều đã qua là một phần trong cuộc sống của mình. Cái nguy hiểm là bạn nghĩ những điều đã trải qua thật sai trái, bạn thật tệ khi đã làm điều đó, bạn thật dở khi không thiết kế được cuộc đời mình. Lúc này bạn đã tự đưa mình vào trạng thái năng lượng thấp hơn. 

bản thiết kế cuộc đời

Bí quyết để phác họa bản thiết kế cuộc đời

Bí quyết cho các bạn khi thiết kế cuộc đời mình. Một là hãy lắng nghe cảm xúc trong lòng, mình có thực sự thỏa mãn với những thứ mình đạt được hay không. Bí quyết thứ hai là đừng đập hẳn đi xây lại mà hãy nâng cấp bản thân mỗi ngày để có được một bản thiết kế cuộc sống thực sự hoàn hảo. 

Có ý kiến trên mạng nói rằng, người trẻ hiện nay là một thế hệ này u buồn”. Các bạn có rất nhiều cảm xúc, hay bị lạc lối, khó mở lòng chia sẻ với ai. Mỗi lần mà như vậy thì các bạn tìm đến phương pháp tâm linh. Giới trẻ hiện nay hay tìm những thông điệp vũ trụ bằng cách bốc một lá bài tarot xem hôm nay vũ trụ bảo tôi nên làm gì? Tôi có nên quay lại với người yêu cũ không? Tôi có nên thay đổi công việc không? Có nghĩa là khi mất niềm tin vào bản thân thì đi tìm yếu tố tâm linh, anh nghĩ sao về hiện trạng này?

Tarot, xem bói hay các phương thức tâm linh là các phương án bên ngoài, không giúp bạn đi sâu vào bên trong tâm hồn. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao mọi người lại tin vào những phương thức này? Vì nó đem đến câu trả lời dễ dàng. Nhưng theo góc nhìn của anh, phó mặc cuộc đời cho những quân bài thì hơi lãng phí. Nếu không thể tự trả lời những câu hỏi về bản thân mình, bạn có thể nhờ những người xung quanh hỗ trợ. Tuy nhiên, yêu cầu sự giúp đỡ từ một người bạn, mentor hoặc coach thì khó hơn nhiều vì mất thời gian và công sức để xây dựng mối quan hệ chất lượng mà mình có thể tin tưởng được.

Việc xây dựng mối quan hệ có vẻ còn khó khăn hơn với những người hướng nội khi họ rất khó kết bạn, khó mở lòng. Vậy khi người hướng nội cần tìm một người dẫn đường, họ nên làm như thế nào?

bản thiết kế cuộc đời

Một mối quan hệ bền vững là khi họ nhận thức được nhu cầu và sự cần thiết của nhau và phải có qua có lại. Thời điểm anh muốn học và tìm hiểu về nghề coach, anh tìm 3 người số một Việt Nam trong lĩnh vực này. Anh gọi điện, nhắn tin để mời họ làm mentor. Anh bày tỏ khát khao, sự ngưỡng mộ với họ. Anh muốn đi theo con đường của họ. Anh xin mỗi tháng được gọi điện một lần 10 – 15 phút để học hỏi kinh nghiệm. Bất kể khi nào họ cần trợ. Anh nghĩ không ai nỡ từ chối nếu bạn thật sự có lòng. Nếu gọi 4-5 người từ chối thì cũng sẽ có 1-2 người đồng ý vì họ cũng muốn mình thành công và người ta hiểu rất rõ mình muốn gì và mình mang đến giá trị gì. 

Khi đã tìm được coach, bạn cần xác định mình cần coach dạng nào. Có 2 dạng: một là biết mục tiêu và coach giúp bạn tìm ra chiến lược. Hai không biết mục tiêu nhưng bạn biết rất rõ những điều bạn không hài lòng ở hiện tại thì coach có thể hỗ trợ bạn thiết kế mục tiêu. 

Coach là gì? Coach và Mentor khác nhau ở điểm nào?  

Khi em tìm hiểu về Coach, em thấy có rất nhiều ngách của Coach như Performance Coach, Career Coach, Life Coach, Health Coach,… Em không biết nên lựa chọn ngách nào để tiếp cận đúng người mà em cần để giúp mình thoát khỏi tình trạng hiện tại?

Về cách phân loại Coach, người ta phân 2 Coach: Life Coach (khai vấn, giúp bạn những khía cạnh về cuộc sống). Trong Life Coach có Career Coach, Health Coach, Relationship Coach, Couple Coach, Divorce Coach, Parent Coach,… Nhóm thứ hai là: Business coaching: khai vấn giúp phát triển về mặt kinh doanh như: Marketing, Sales, Executive, Leadership Coach… 

Một trường phái khác thì nó quy về tất cả đều là Life Coach có nghĩa là bạn coach những người điều hành, coach CEO, performance coach, tất cả đều khiến cuộc sống bạn tốt hơn. Ở góc nhìn của anh thì tất cả đều là Life Coaching.

Thỉnh thoảng, em vẫn không phân biệt được giữa Coach và Mentor thực sự khác nhau ở điểm nào?  

Coach sẽ không nói mình phải làm cái gì, mentor sẽ là người chỉ ra cho mình lộ trình phải đi. Ví dụ, mentor sẽ nói “Công, 6 tháng tới marketing mình nên lên báo 2 số/lần, mình nên phối hợp với đối tác làm truyền thông, mình nên làm chương trình phễu để tạo nguồn lead.

Coach sẽ nói “Công, 6 tháng cuối năm mục tiêu mình là gì, cần làm gì để đạt mục tiêu này, truyền thông marketing đang làm những kênh nào, nên chú tâm vào điều gì? 

Mentor là người chỉ cho bạn con đường để bạn không cần thử và sai nữa. Còn người coach sẽ hỏi và bạn phải tự nhìn vào bên trong để tìm ra con đường. 

bản thiết kế cuộc đời

Có khi nào người Coach bị quá tải không vì họ phải sống quá nhiều cuộc đời song song với Coachee của họ? 

Người coach sẽ đặt câu hỏi cho Coachee tìm ra chứ Coach không có nhiệm vụ đi tìm câu trả lời. Làm coach không cần biết quá nhiều lĩnh vực và sẽ cùng coachee kiến tạo giải pháp, giúp coachee cảm thấy tuyệt vời vì chính họ đã tạo tự tìm được lời giải cho bản thân. Coach và coachee thực hiện co-creative (đồng sáng tạo) để tạo ra bản thiết kế mà trước đây cả người hai đều chưa khám phá được.

Cảm ơn anh Công về những chia sẻ rất ý nghĩa. Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng tất cả mọi người đều có thể tìm được coach và mentor cho riêng mình để sáng tạo nên những bản thiết kế cuộc đời hoàn chỉnh.

Xem thêm: Xu hướng nhân sự 2024: Nhiều thách thức và cơ hội đón chờ

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục