Bartender là gì? Học Bartender cần chuẩn bị những kỹ năng gì?

Bartender – công việc đại diện cho tinh thần sống “YOLO”, đam mê và sự phá cách của nhiều bạn trẻ đã trở thành công việc hot nhất hiện nay. Nằm trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, nghề Bartender có tiềm năng phát triển với mức thu nhập cao. Vậy Bartender là gì? Học pha chế Bartender như thế nào? Nghề Bartender lương bao nhiêu? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu tổng quan về nghề Bartender

Bartender là gì?

“Bartender là gì?” là câu hỏi được nhiều bạn trẻ thắc mắc. Bartender là những người pha chế đồ uống có cồn hoặc không cồn, cụ thể là rượu, cocktail hoặc mocktail. Thông thường, các Bartender sẽ làm việc ở khu vực quầy bar, quầy pha chế tại những nhà hàng, khách sạn, bar, pub.

Bartender chuyên nghiệp có kiến thức chuyên sâu về việc lựa chọn, bảo quản, phân loại và sơ chế những loại nguyên liệu tươi như thảo mộc, hoa quả. Đồng thời, Bartender còn có kỹ năng biểu diễn pha chế, đặc biệt là tung hứng bình Shaker.

Điểm khác nhau giữa Bartender và Barista là gì?

Sau khi hiểu rõ Bartender là gì, bạn cần phân biệt được sự khác biệt giữa Bartender và Barista.

Tương tự với Bartender, Barista là nhân viên pha chế. Trước đây, cả hai thuật ngữ này đều được dùng để chỉ những người làm công việc pha chế đồ uống nói chung. Tuy nhiên, trước sự phân hoá của các mô hình kinh doanh đồ uống, Bartender và Barista đã trở thành 2 thuật ngữ hoàn toàn tách biệt nhau.

bartender là gì
Bartender và Barista là hai thuật ngữ khác nhau

Trong khi Bartender dùng để chỉ những người pha chế rượu và đồ uống có cồn hoặc không cồn, Barista là những người pha chế cà phê cũng như các loại đồ uống khác như sinh tố, trà, trà sữa,… 

Các nhiệm vụ của Bartender là gì?

1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ pha chế Bartender

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các Bartender là chuẩn bị các dụng cụ, nguyên liệu pha chế trước khi bắt đầu ca làm. Ngoài ra, Bartender còn phải vệ sinh quầy bar cũng như dụng cụ pha chế sạch sẽ, kiểm tra kỹ các thiết bị vẫn hoạt động tốt. 

2. Hỗ trợ khách hàng chọn đồ uống

Thông thường, menu đồ uống tại các quầy bar, club,…, sẽ rất đa dạng. Vì vậy, những khách hàng mới sẽ rất khó trong việc lựa chọn đồ uống. Lúc này, nhiệm vụ của Bartender là tư vấn cho khách hàng loại đồ uống phù hợp. Bartender phải có kiến thức chuyên sâu về các loại rượu dùng trong pha chế như Rum, Tequila, Whiskey, Gin, Cocktail,…

Đồng thời, trong quá trình làm việc, bạn cũng cần khéo léo giải quyết những vấn đề hoặc phàn nàn từ khách hàng về đồ uống. Là người làm trong lĩnh vực dịch vụ, bạn phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ khách hàng và có tinh thần sửa đổi.

3. Nắm vững các công thức pha chế Bartender

Pha chế là nhiệm vụ quan trọng nhất của một Bartender. Sau khi nhận order từ nhân viên phục vụ hoặc trực tiếp từ khách hàng, bạn cần tiến hành pha chế. Một Bartender chuyên nghiệp sẽ ghi nhớ chính xác toàn bộ công thức pha chế có trong menu, nguyên liệu cũng như định lượng các loại nguyên liệu. Để ly cocktail trông thu hút hơn, bạn cũng cần biết cách trang trí thức uống sao cho bắt mắt, hấp dẫn. 

bartender là gì
Bartender cần sáng tạo nhiều công thức đồ uống khác nhau

4. Một số công việc liên quan khác

Ngoài việc tập trung vào pha chế, các Bartender cũng cần tìm kiếm và học công thức pha chế mới. Bartender có thể tham khảo ý kiến từ khách hàng, những người “sành uống” để sáng tạo những công thức mới.

Bên cạnh đó, dù làm việc trong môi trường tự do, nhưng các Bartender cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhân viên phục vụ, quản lý nhà hàng, bar trưởng để phục vụ khách hàng tốt hơn. Nếu được, Bartender nên tham gia đề xuất ý tưởng mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến kỹ thuật pha chế của nhà hàng. 

Kỹ năng cần thiết của Bartender là gì?

Để học Bartender và trở thành một người pha chế chuyên nghiệp, bạn cần trải qua quá trình rèn luyện lâu dài cũng như tích lũy những kỹ năng nhất định.

Pha chế

Kỹ năng pha chế được biểu hiện qua cách bạn định lượng nguyên liệu cho ly cocktail. Người có kỹ năng pha chế sẽ tạo ra ly cocktail có hương vị cân bằng, thơm ngon và đẹp mắt. Đồng thời, bạn cũng phải thuộc lòng tên gọi, cách phân biệt các kiểu ly, loại rượu cho từng loại thức uống khác nhau.

Biểu diễn

Bartender được ví như một người nghệ sĩ. Họ sở hữu đôi bàn tay khéo léo để biểu diễn kỹ năng tung hứng cực kỳ đẹp mắt. Tuy nhiên, biểu diễn chính là kỹ năng “khó nhằn” nhất của các Bartender. Để thành thạo kỹ năng biểu diễn, các Bartender cần phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, học hỏi và trau dồi từ những người đi trước. 

bartender là gì
Mức thu nhập của một Bartender tương đối cao

Sáng tạo

Công việc của một Bartender đòi hỏi rất cao về tư duy sáng tạo. Khi sở hữu kỹ năng này, bạn có thể tạo ra những thức uống mới lạ, thơm ngon và mang đậm dấu ấn của riêng mình. Một Bartender thực thụ luôn tin rằng sự rập khuôn, cứng nhắc trong pha chế chính là “rào cản” phá vỡ đi “linh hồn” của một món nước ngon. 

Giao tiếp

Như đã đề cập, ngoài pha chế, nhiệm vụ hàng đầu của các Bartender là “bắt chuyện” với khách hàng. Bạn cần tạo nên một bầu không khí vui vẻ bằng những câu bông đùa hài hước hoặc tâm sự nhẹ nhàng để khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Biết khuấy động không gian, giúp khách hàng trải nghiệm từng “cung bậc” hương vị của ly cocktail chính là “bí thuật” vô cùng lợi hại của những Bartender chuyên nghiệp.

Xem thêm: Vai trò nghệ thuật giao tiếp quan trọng như thế nào trong cuộc sống hiện đại?

Bartender lương bao nhiêu?

Tương tự như những công việc khác, mức lương Bartender sẽ phụ thuộc vào vị trí bạn đang đảm nhận. Khi mới ra nghề, bạn cần trải qua vị trí phụ bar. Mức lương tối thiểu của phụ bar dao động từ 150 – 200 USD/tháng. Đây là khoảng thời gian bạn cần học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng và bí quyết từ các Bartender kỳ cựu.

Sau một thời gian đảm nhận vị trí phụ Bar, nếu năng lực và kinh nghiệm có sự thăng hạn, bạn sẽ được lên vị trí pha chế chính. Lúc này, mức thu nhập của pha chế chính là 350 USD. Đối với những Bartender lâu năm, dày dạn kinh nghiệm có thể được thăng lên các vị trí quan trọng như Bar trưởng hoặc người giám sát thức uống. 

Những người quản lý thức uống, quản lý nhà hàng – quầy bar có thu nhập trung bình từ 1.200 USD/tháng. Ngoài ra, tuỳ vào mỗi địa điểm, không gian làm việc, mức lương của Bartender sẽ khác nhau. Nếu được làm tại nhà hàng, khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng cao cấp, mức lương của Bartender sẽ rất hấp dẫn.

Trách nhiệm của một Bartender là gì?

  • Xác minh độ tuổi của thực khách hàng theo quy định của cửa hàng.
  • Sáng tạo và kết hợp các nguyên liệu, mùi vị để tạo nên thức uống mới lạ, thơm ngon.
  • Hỗ trợ thanh toán, quản lý hàng tồn kho, vệ sinh đồ dùng của quầy Bar.
  • Xử lý order trực tiếp từ khách hàng hoặc nhân viên phục vụ.
  • Thông báo, giới thiệu những món nước phù hợp với yêu cầu của khách hàng. 
  • Đảm bảo tuân thủ quy định về thực phẩm và đồ uống.
  • Hỗ trợ đề xuất, quyết định các món trong thực đơn và quản lý toàn bộ hoạt động của quầy bar.
bartender là gì
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành Bartender

Bartender làm việc theo hình thức nào?

Khi trở thành Bartender, bạn có thể làm việc theo 2 hình thức chính, bao gồm:

  • Toàn thời gian: Khi làm việc toàn thời gian, Bartender sẽ có thu nhập ổn định, thời gian làm việc trung bình khoảng 40 tiếng/tuần. Đồng thời, Bartender toàn thời gian cũng được hưởng đầy đủ chế độ theo quy định như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, ngày nghỉ, chế độ trợ cấp,….
  • Bán thời gian: Bạn có thể làm Bartender bán thời gian song song với những công việc khác. Điều này giúp bạn tăng thu nhập, tích lũy nhiều kinh nghiệm từ các môi trường khác nhau. Ngoài ra, làm việc bán thời gian còn giúp bạn phân bổ thời gian để tham gia các khóa học, trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm pha chế.
bartender là gì
Có rất nhiều khóa học đào tạo trở thành Bartender

Có thể nói, nghề Bartender hiện đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản. Nếu yêu thích công việc này, bạn đừng chần chừ mà hãy tham gia ngay các khóa học pha chế để trau dồi kiến thức, kỹ năng. Qua bài viết trên, Việc Làm 24h tin rằng bạn đã hiểu rõ Bartender là gì cũng như những kỹ năng cần có khi trở thành Bartender. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình!

Xem thêm: Big data là gì? Ứng dụng ra sao để làm chủ dữ liệu trong thời đại số?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục