Thay đổi công việc là điều diễn ra rất thường xuyên, phổ biến hiện nay với mong muốn tìm kiếm cơ hội mới cho sự nghiệp. Để tìm công việc mới thì các bạn sẽ cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn của mình sao cho hoàn hảo và thuyết phục nhất. Một trong những câu hỏi thường được nhà tuyển dụng đưa ra đó là “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”. Vậy làm sao để có được câu trả lời hay nhất cho lý do thay đổi công việc khiến nhà tuyển dụng ấn tượng, cùng Việc Làm 24h tìm hiểu nhé!
Vì sao nhà tuyển dụng lại thường đặt câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”
Một trong những điều tối kị trong cách trả lời câu hỏi này là bạn đừng bao giờ than phiền hay trách móc nhân viên, tổ chức và lãnh đạo cũ của bạn. Sẽ không một nhà tuyển dụng nào thích tuyển một ứng viên có xu hướng nói xấu người khác sau lưng để đạt được mục tiêu của mình. Có thể có rất nhiều lý do chẳng tốt đẹp gì khiến bạn phải dứt áo ra đi, nhưng bạn nên khéo léo lựa chọn lý do hợp lý nhất, không nên trả lời một cách thẳng thừng đến những vấn đề nhạy cảm.
Vậy, bạn cần phải hiểu tại sao nhiều nhà tuyển dụng lại đặt ra câu hỏi này? Không phải tự nhiên nhà tuyển dụng lại đặt ra một câu hỏi chẳng liên quan gì đến kỹ năng chuyên môn của bạn cả. Họ đặt câu hỏi này là vì thật sự muốn lường trước xem hành vi của bạn đối với tổ chức của họ, lãnh đạo của họ. Bạn có phải là một người sẵn sàng rời bỏ công ty họ đi vì một số lý do phổ biến như lương, địa vị, sếp….hay không.
Lý do nghỉ việc không đơn giản như bạn nghĩ!
Đôi khi bạn nghĩ cách tốt nhất để gây ấn tượng là nói thật với nhà tuyển dụng để tìm được sự đồng cảm từ họ. Tuy nhiên, bạn sẽ không lường trước điều gì cả, giả sử nhà tuyển dụng có mối quan hệ với sếp của bạn hoặc công ty cũ của bạn thì buổi phỏng vấn coi như thất bại hoàn toàn. Chính vì vậy bạn nên chuẩn bị trước những câu trả lời cho câu hỏi như thế này, và tránh tuyệt đối những câu trả lời mang tính nhạy cảm, có thể kiểm tra, đối chứng hoặc ảnh hưởng, liên quan đến người khác.
Lý do xin nghỉ việc ở công ty cũ tưởng chừng như đơn giản nhưng để trả lời một cách hợp tình hợp lý lại không hề dễ. Bởi câu hỏi này của người tuyển dụng không phải để có được một đáp ứng chính xác về nguyên nhân mà chính là dựa trên lời nói của bạn về công ty cũ để đánh giá bạn cũng như đánh giá mức độ rủi ro khi nhận bạn vào làm việc.
Những lưu ý khi đưa ra lý do muốn thay đổi công việc
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn về lý do thay đổi công việc bạn cần phải lưu ý những điểm sau để giúp ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng:
Hãy rõ ràng về lý do nghỉ việc cũ
Hãy dành thời gian để viết ra những lý do bạn khiến bạn muốn tìm kiếm một cơ hội mới. Nếu bạn không chắc chắn và có phần hơi mông lung thì hãy xem xét các câu hỏi sau để bắt đầu:
- “Giá trị “của bạn là gì? Là những thế mạnh, kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp với vị trí công việc mới giúp bạn trở thành lựa chọn tốt nhất mà đơn vị tuyển dụng cần.
- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Cần có một mục tiêu rõ ràng cho công việc, bạn muốn ở đâu và đạt được gì trong 2 năm, 5 năm hay 10 năm nữa?
- Nhu cầu của bạn trong môi trường công sở là gì? Bạn cần gì trong một công việc? Những điều mà bạn quan tâm khi làm việc tại công ty.
- Bạn thích và không thích điều gì về vị trí công việc của mình?
- Mối quan hệ của bạn với cấp trên và đồng nghiệp cũ như thế nào?
- Bạn muốn làm và theo đuổi công việc nào?
- Bạn có cảm thấy yêu thích và gắn bó với sứ mệnh của công ty không?
- Bạn là người thích sự đồng hành lâu dài hay là người hay thay đổi?
Sau khi bạn đã viết ra câu trả lời của mình, hãy khoanh tròn một số lý do chính mà bạn muốn đưa ra trong cuộc phỏng vấn của mình. Bạn nên chọn những lý do trông có vẻ “chuyên nghiệp” hơn là cá nhân. Ví dụ, bạn có thể đang tìm một công việc mới lý do thay đổi công việc liên quan đến cuộc sống gần đây chẳng hạn như kết hôn hoặc chuyển nhà — đây không phải là những lý do bạn nên đưa ra trong cuộc phỏng vấn.
Ngoài ra, CV cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng giữa hàng trăm ứng viên tham gia. Vì thế đừng quên tạo cho mình một CV thật đẹp và đầy đủ thông tin cần thiết. Truy cập ngay website Việc Làm 24h để tạo ngay cho mình một CV chỉn chu, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé!
Trả lời một cách ngắn gọn
Mặc dù điều quan trọng là bạn phải trả lời đầy đủ câu hỏi về lý do bạn muốn rời khỏi công việc của mình, nhưng hãy duy trì câu trả lời của bạn với khoảng một hoặc hai câu. Sau đó, hướng cuộc trò chuyện trở lại lý do tại sao bạn là người tốt nhất cho công việc. Điều này sẽ giúp buổi phỏng vấn không đi quá sâu vào lý do nghỉ việc cũ của bạn.
Rất nhiều ứng viên gặp lỗi khi trả lời câu hỏi này đó là nói quá dài, lan man về lý do nghỉ việc, thậm chí nhiều người còn dành thời gian để nói xấu về đồng nghiệp, về sếp hay chính sách công ty. Việc này rất mất thời gian cho buổi phỏng vấn, trong khi điều bạn cần tập trung đó chính là đưa ra những lý do giúp bạn nổi bật và phù hợp với công việc tại công ty mới.
Luôn tỏ ra tự tin và lạc quan
Ngay cả khi lý do nghỉ việc của bạn khá tiêu cực, điều cực kỳ quan trọng là phải tìm ra cách tích cực để giải thích mong muốn tiếp tục của bạn. Các nhà tuyển dụng muốn thuê những người có khả năng giải quyết vấn đề và vượt qua những tình huống khó khăn. Tập trung vào các kỹ năng bạn đã học được trong vai trò hiện tại, các mối quan hệ tốt đẹp mà bạn có thể đã xây dựng với đồng nghiệp của mình hoặc các tương tác tích cực mà bạn đã có với khách hàng hoặc các bên liên quan.
Ví dụ: Thay vì, “Tôi không thích người quản lý của mình. Tôi đã thử nói chuyện với anh ấy, nhưng có vẻ như tôi phải tìm một công việc mới “, hãy thử những câu như,” Trong vai trò hiện tại, tôi đã học được nhiều kỹ năng mới. Tôi đang tìm kiếm một vị trí mà tôi có thể tiếp tục phát triển bộ kỹ năng đó trong những hoàn cảnh mới ”.
Xem thêm: Giữa áp lực cuộc sống bủa vây, làm thế nào để luôn lạc quan và vui vẻ?
Trung thực mà không quá chi tiết
Khi trả lời câu hỏi này, bạn không cần phải đi vào tất cả các chi tiết cụ thể mà hãy nêu các ý chính. Nếu bạn thấy công việc hiện tại của mình không hài lòng, luôn có cách để chia sẻ điều đó mà không làm mất lòng “sếp” hiện tại của bạn. Giữ câu trả lời của bạn tập trung và ngắn gọn, đồng thời chuyển cuộc trò chuyện trở lại hướng tới lý do tại sao bạn hào hứng với những cơ hội trước mắt.
Chẳng có nhà tuyển dụng nào hào hứng với việc ngồi nghe ứng viên chia sẻ hàng tiếng đồng hồ về lý do nghỉ việc hay lý do thay đổi công việc của họ cả. Nên hãy tiết chế bản thân, tránh kể lể quá nhiều.
Không đưa ra những câu trả lời ngớ ngẩn
Nhiều ứng viên khá ngây ngô khi trả lời câu hỏi phỏng vấn về lý do thay đổi công việc, dẫn đến việc mất điểm nghiêm trọng với nhà tuyển dụng. Vì thế nên tuyệt đối tránh:
- Không bao giờ badmouth (nói xấu), đặc biệt nếu bạn đã bị sa thải.
- Đừng đưa ra lý do mà có vẻ như tiền là thứ bạn quan tâm duy nhất.
- Đừng bao giờ nói rằng bạn đã đánh nhau hay xích mích với đồng nghiệp, nhất định không cố gắng đỗ lỗi cho họ về điều đó.
- Đừng đưa ra những lý do mơ hồ vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá độ trung thực của bạn.
Những lý do nghỉ công việc cũ thuyết phục nhất
Dưới đây là một vài câu trả lời cho lý do thay đổi công việc khá thuyết phục và hợp lý mà bạn có thể vận dụng để trả lời một cách khéo léo, tinh tế nhất:
“Công việc cũ không còn phù hợp với tôi”
Đây là một lý do nghỉ việc phổ biến và được nhiều người trả lời trong các buổi phỏng vấn. Sau một thời gian làm việc, bạn sẽ cảm thấy không còn phù hợp với khả năng của mình. Bạn nên khéo léo và thành thật trình bày với nhà tuyển dụng rằng bạn muốn tìm kiếm một cơ hội mới, một công việc phù hợp hơn. Ngoài ra nên bày tỏ rằng công ty mới là môi trường tốt để bạn có thể cống hiến hết mình và đạt được các bước tiến trong sự nghiệp.
Ví dụ như:
“Công việc hiện tại không tận dụng hết kỹ năng và kinh nghiệm của tôi vì vậy tôi muốn tìm kiếm 1 vị trí công tác phù hợp hơn, giúp tôi đóng góp được nhiều hơn. Khi tìm hiểu về công ty, tôi cảm thấy mình có thể tận dụng những kỹ năng và kinh nghiệm của mình để đóng góp cho công việc, cùng đạt được mục tiêu chung”.
“Tôi mong muốn được trải nghiệm những công việc giàu thử thách hơn, và giờ tôi đã sẵn sàng làm điều đó”.
“Công tác cũng khá lâu năm tại 1 vị trí, tôi nghĩ đã đến lúc tôi cần học hỏi những điều mới mẻ hơn, phấn đấu cao hơn trong sự nghiệp. Chính vì vậy, tôi quyết định thử thách chính mình bằng 1 vị trí công việc mới và môi trường mới”.
“Tôi đã có định hướng mới trong công việc”
Có thể ban đầu vị trí công việc mong muốn của bạn không phải công việc này, hoặc sau một thời gian làm việc thì bạn nhận ra công việc phù hợp với mình là công việc khác. Hoặc bạn cảm thấy đã đến lúc bạn cần thay đổi công việc để thăng tiến sự nghiệp, thì bạn đều có thể thẳng thắn bày tỏ với nhà tuyển dụng.
Ví dụ như “Tôi đã có định hướng mới trong công việc, nhưng công ty hiện tại không phải là môi trường phù hợp để phát triển định hướng và dự định nghề nghiệp của tôi. Do đó, tôi quyết định tìm 1 môi trường mới, nơi tôi có thể phát triển sự nghiệp theo đúng hướng mình mong muốn. Tôi luôn đặt mục tiêu thăng tiến trong công việc, và cố gắng phấn đấu để thực hiện mục tiêu ấy. Hiện tại, công ty cũ không còn cơ hội thăng tiến. Vì vậy, tôi muốn tìm một môi trường mới để phát huy hết khả năng của mình”.
“Mức lương của tôi không tăng từ năm này qua tháng nọ”
Bạn đã gắn bó với công ty cũ nhưng mức lương của bạn luôn giậm chân tại chỗ. Khi bạn cảm thấy mình xứng đáng được nhận mức lương cao hơn nhưng sếp cũ không đồng ý. Bạn có thể dùng lý do này cho việc ra đi. Đồng thời, câu trả lời này cũng cho thấy bạn “cao giá” và nhà tuyển dụng có thể tò mò trình độ của bạn đến đâu. Nhưng chú ý đừng nên quá “thổi phồng” về khả năng của mình nếu không muốn bị rêu rao là “thùng rỗng kêu to”.
Hãy thể hiện kỹ năng phỏng vấn tinh tế của bạn bằng việc nói về mức lương trước đây mà không gây ra bất cứ sự hiểu lầm hay khó chịu nào.
“Tôi rời đi để có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp”
Hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng rằng lý do mà bạn rời khỏi công ty cũ là để tìm kiếm sự thăng tiến tốt hơn. Công ty cũ có thể cho bạn một mức lương tốt nhưng lại không có vị trí để bạn thăng tiến và điều đó khiến bạn muốn có một lựa chọn thay đổi công việc tại công ty mới.
“Trong suốt nhiều năm tôi làm việc đã luôn cố gắng và dành được nhiều giải thưởng như nhân viên xuất sắc của năm, luôn hoàn thành công việc vượt KPI nhưng lại không có sự thăng tiến nào vì vị trí cao hơn không trống. Vì vậy, tôi muốn thay đổi để có được công việc tốt về sự thăng tiến và tôi nghĩ công ty của bạn chính là lựa chọn hoàn hảo cho tôi. Tôi muốn được cống hiến và công nhận, sự thăng tiến giúp tôi có động lực cao hơn để làm việc”.
“Tôi đã đánh giá lại các mục tiêu nghề nghiệp của bản thân mình và quyết định rằng tôi cần phải thay đổi”
Mục tiêu nghề nghiệp tại mỗi giai đoạn là khác nhau, trước đây công ty cũ có thể phù hợp với mục tiêu của bạn nhưng hiện tại thì không. Cho nên bạn hãy trình bày mục tiêu nghề nghiệp hiện tại của bản thân để chứng minh rằng bạn và công ty mới là 2 mảnh ghép hoàn hảo dành cho nhau.
“Tôi rất cảm ơn những kinh nghiệm mà công ty cũ đưa lại cho tôi trong suốt thời gian gắn bó. Tuy nhiên, hiện tại công ty cũ đã không còn phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của tôi. Vì vậy, quyết định rời đi và tìm kiếm một môi trường làm việc mới để tôi có thể phát huy hết khả năng, đạt được các mục tiêu đặt ra. Tôi nhận thấy công ty bạn chính là lựa chọn tốt nhất để tôi có thể đồng hành và mang lại giá trị tuyệt vời cho công ty cũng như sự nghiệp của mình”.
“Tôi có lý do thay đổi công việc là tìm kiếm thử thách mới”
Công việc tại công ty cũ có thể khiến bạn cảm thấy nhàm chán vì nó diễn ra một cách rập khuôn và không có sự thử thách nào. Bạn khao khát có sự thay đổi công việc ở môi trường mới với những thử thách mới để nâng cao kỹ năng của bản thân. Với những ứng viên dám đổi mới, sáng tạo, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng.
“Công ty cũ là một môi trường làm việc khá ổn định, nhưng tôi lại luôn mong muốn có sự đổi mới và thử thách bản thân. Tôi luôn muốn đạt được những mục tiêu cao hơn về sự nghiệp cũng như tài chính và tôi nghĩ công ty của bạn chính là nơi giúp phát huy hết năng lực của mình”.
Dù với lý do thay đổi công việc, điều quan trọng bạn cần nhớ là công ty bạn đang phỏng vấn có thể liên hệ với nhà tuyển dụng trước đây của bạn. Vì vậy những gì bạn đã nói với họ phải phù hợp với những gì họ nghe được trong các cuộc trò chuyện đó. Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chúc bạn phỏng vấn thật tốt và có được công việc mà mình mơ ước.