Cảnh báo: Đa cấp là gì? Những dấu hiệu đa cấp lừa đảo bạn cần cẩn thận

Đã từ lâu, kinh doanh đa cấp không còn là hình thức kinh doanh xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đa cấp lại mang đến nhiều ý kiến trái chiều khi bắt đầu biến tướng và xuất hiện nhiều dấu hiệu đa cấp lừa đảo. Vậy đa cấp là gì? Bán hàng đa cấp là gì? Làm cách nào để nhận biết những dấu hiệu đa cấp lừa đảo? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của Việc Làm 24h nhé!

Đa cấp là gì?

đa cấp là gì
Đa cấp là gì?

Đa cấp là chiến lược phân phối hàng hóa thông qua hệ thống với sự tham gia của nhiều người và được phân chia thành các nhánh hoặc các cấp khác nhau.

Kinh doanh đa cấp là gì?

đa cấp là gì
Kinh doanh đa cấp là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp do Chính phủ ban hành, kinh doanh đa cấp là hoạt động kinh doanh được pháp luật cho phép. Đây là hoạt động kinh doanh sử dụng hình thức đa cấp – mạng lưới nhiều người tham gia được chia thành nhiều nhánh, nhiều cấp. Trong đó, người tham gia hình thức kinh doanh này sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác dựa trên kết quả kinh doanh của mình và những người khác cùng thuộc mạng lưới này. 

Bán hàng đa cấp là gì?

đa cấp là gì
Bán hàng đa cấp là gì?

Bán hàng đa cấp là hình thức bán hàng hoá trực tiếp đến người tiêu dùng, thông qua mạng lưới nhiều nhà phân phối được phân chia theo nhiều nhánh hoặc nhiều cấp. Các nhà phân phối này sẽ được trả tiền hoa hồng dựa trên kết quả bán hàng của họ và kết quả bán hàng của những người khác thuộc sự quản lý của họ. 

Đặc điểm của kinh doanh đa cấp

đa cấp là gì
Đặc điểm của kinh doanh đa cấp là gì?

Thứ nhất: Bán hàng đa cấp là hình thức bán lẻ hàng hóa

Công ty đa cấp có thể là các công ty trực tiếp sản xuất, tiếp thị và bán lẻ sản phẩm hoặc thực hiện phân phối hàng hóa do công ty khác sản xuất thông qua mạng lưới tiếp thị. Nhiều người lầm tưởng bán hàng đa cấp là hình thức đầu tư sinh lợi nhuận, tuy nhiên đây là hình thức bán hàng bằng cách đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Đối với mô hình kinh doanh truyền thống: sản phẩm sẽ tới tay người tiêu dùng theo quá trình phân phối Nhà sản xuất => Nhà Phân Phối => Đại lý cấp 1 => Đại lý cấp 2 => Cửa hàng bán lẻ => Người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhà sản xuất còn phải đầu tư các chi phí để quảng cáo, nhân viên,…

Đối với mô hình kinh doanh đa cấp: quá trình phân phối đơn giản khi từ Nhà sản xuất => Người tiêu dùng.

Cụ thể thì người tham gia kinh doanh đa cấp vừa là thành viên của công ty và vừa là khách hàng. Công ty đa cấp có thể bán được sản phẩm, dịch vụ mà không phải trả các chi phí như mô hình kinh doanh truyền thống. Chẳng hạn như không phải trả lương cho nhân viên hay chi phí marketing do mô hình kinh doanh đa cấp chủ yếu sử dụng hình thức marketing truyền miệng,… 

Thứ hai: Bán hàng đa cấp được thực hiện bởi mạng lưới người tham gia phân thành nhiều cấp và nhiều nhánh khác nhau. 

Các công ty đa cấp xây dựng và sử dụng nhiều lớp lực lượng bán hàng để tiếp cận khách hàng hiệu quả, khuyến khích các nhà phân phối hiện tại thực hiện tuyển dụng các nhà phân phối mới, được gọi là tiếp thị đa cấp. Cụ thể là các nhà phân phối trực tiếp mua để sử dụng hoặc giới thiệu và bán cho người tiêu dùng. Nhà phân phối sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và của những nhà phân phối khác trong mạng lưới do họ quản lý. 

Thứ ba: Nhà phân phối bán hàng và được trả tiền hoa hồng chứ không phải tham gia đầu tư để hưởng lợi nhuận.

Có 2 nguồn thu nhập cho một nhà phân phối gồm hoa hồng bán sản phẩm cho khách hàng trực tiếp và hoa hồng thông qua việc tuyển dụng thành công các nhà phân phối mới. Nhiều nhà phân phối xây dựng và mở rộng đội ngũ nhà phân phối tuyến dưới với quy mô lớn, do đó nếu họ không bán được sản phẩm vẫn có thể nhận được tiền hoa hồng từ hoạt động bán hàng của nhóm tuyến dưới thuộc sự quản lý của họ.

Có được phép kinh doanh đa cấp không?

đa cấp là gì
Có được phép kinh doanh đa cấp không?

Nhiều người cho rằng kinh doanh đa cấp là hành vi lừa đảo và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế, kinh doanh đa cấp không hề xấu, bằng chứng là có nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận này là mô hình kinh doanh đạt hiệu quả cao. Theo quy định tại khoản 11 Mục 3 Đạo luật Thương mại năm 1974, kinh doanh đa cấp hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Người tham gia bán hàng gồm nhiều cấp hoặc nhiều nhánh khác nhau.

– Hàng hóa sẽ do người tham gia bán hàng tiếp thị trực tiếp tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm bất kỳ không phải là địa điểm bán lẻ của doanh nghiệp hoặc người tham gia bán hàng. 

– Người tham gia bán hàng đa cấp sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác theo kết quả bán hàng của họ và của những người bán hàng cấp dưới khác trong phạm vi mạng lưới quản lý của mình. 

Kinh doanh đa cấp được công nhận hợp pháp bởi Pháp luật Việt Nam chỉ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, một số công ty hoặc đối tượng đã sử dụng hình thức đa cấp vào mục đích vụ lợi và tìm cách dụ dỗ, lôi kéo và bắt ép người khác tham gia bán hàng đa cấp một cách biến tướng. Hiện nay, nhiều trường hợp các đối tượng thành lập công ty đa cấp tự phát và không đúng theo quy định pháp luật, sau đó tổ chức các buổi hội thảo nhằm mục đích chia sẻ các chính sách mang lại nguồn lợi nhuận ảo khổng lồ cho người tham dự.

Nghiêm cấm các hành vi kinh doanh đa cấp nào?

đa cấp là gì
Nghiêm cấm kinh doanh đa cấp nào?

Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định cấm thực hiện kinh doanh đa cấp thuộc những hành vi sau đây:

  1. Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc phải nộp một khoản tiền nhất định để ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
  2. Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
  3. Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc các lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải là việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó.
  4. Từ chối chi trả mà không có lý do chính đáng cho các khoản hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp được quyền hưởng.
  5. Cung cấp các thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
  6. Cung cấp thông tin gian dối và gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc các hoạt động của doanh nghiệp thông qua đào tạo viên, báo cáo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua các tài liệu của doanh nghiệp. 
  7. Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp. 
  8. Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều nhánh, nhiều cấp,mà trong đó số người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một mã số hoặc các hình thức tương đương khác. 
  9. Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định pháp luật thương mại nhằm phục vụ việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp.
  10. Tiếp nhận, chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp dựa theo quy định của Nghị định này.
  11. Kinh doanh theo hình thức đa cấp đối với đối tượng không được phép được quy định tại Điều 4 Nghị định này. 
  12. Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã được đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nhằm quản lý người tham gia bán hàng đa cấp. 
  13. Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp khác, trừ những trường hợp mua lại, sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp.

Phân biệt các dấu hiệu đa cấp lừa đảo và đa cấp chân chính

đa cấp là gì
Vì sao cần phân biệt các dấu hiệu lừa đảo đa cấp?

Cách thức

Công ty đa cấp chân chínhCông ty đa cấp lừa đảo
– Việc bán hàng được hình thành hợp pháp, các cá nhân tự nguyện tham gia. 
– Người tham gia bán sản phẩm cho người ngoài mạng lưới theo giá lẻ và tuyển những người khác vào mạng lưới theo theo giá sỉ.
– Hoạt động bán hàng phụ thuộc vào cách thức làm việc và không quan trọng người tham gia khi nào hoặc ở vị trí nào. 
– Việc bán hàng được hình thành bất hợp pháp, có tính chất lôi kéo hoặc ép buộc tham gia. 
– Hoạt động thực sự thường không có bán hàng mà chủ yếu là mời người tham gia vào mạng lưới. 
– Thời điểm tham gia tốt nhất từ lúc ban đầu, càng về sau cơ hội càng thấp.

Phí tham gia

Công ty đa cấp chân chínhCông ty đa cấp lừa đảo
Chi phí tham gia không lớn, chủ yếu là chi phí để làm thủ tục và cung cấp các tài liệu cần thiết. 
Chi phí này không được tính vào tiền hoa hồng.
Phí tham gia là tiền mua sản phẩm và được dùng để phân chi hoa hồng.

Đối tượng làm việc

Công ty đa cấp chân chínhCông ty đa cấp lừa đảo
Sản phẩmTiền từ người mới tham gia mạng lưới đa cấp

Hoa hồng

Công ty đa cấp chân chínhCông ty đa cấp lừa đảo
– Phát sinh chỉ khi sản phẩm, hàng hóa được bán. 
– Phụ thuộc vào cấp bậc và hệ thống.
– Hoa hồng chỉ được nhận khi có thêm người mới tham gia vào mạng lưới. 
– Phụ thuộc vào vị trí trong mạng lưới đa cấp như cao hay thấp; trên đỉnh hay nằm ở đáy.

Chính sách

Công ty đa cấp chân chínhCông ty đa cấp lừa đảo
– Rõ ràng, minh bạch và thống nhất.
 – Quy định đầy đủ các chính sách từ khi bắt đầu tham gia bán hàng cho đến từng bước thành công, có thể có các chính sách về thừa kế và hôn nhân. 
– Công bằng và không phụ thuộc vào thời điểm tham gia trước hay sau, sớm hay muộn. 
– Không bắt ép phải mua sản phẩm, hàng hoá của công ty. 
– Mập mờ, không rõ ràng.
– Các chính sách xây dựng sơ sài, thiếu sót. 
– Không công bằng, luôn quy định người vào sau nằm ở đáy và không thoát ra độc lập được.
 – Bắt buộc phải đóng một khoản tiền để được tham gia hoặc người tham gia phải mua một lượng sản phẩm, hàng hoá nhất định.

Mua sản phẩm

Công ty đa cấp chân chínhCông ty đa cấp lừa đảo
Vì có nhu cầu. Vì được tham gia mạng lưới đa cấp để đạt được hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác mặc dù không có nhu cầu sử dụng.

Sản phẩm

Công ty đa cấp chân chínhCông ty đa cấp lừa đảo
– Chất lượng sản phẩm tốt. 
– Sản phẩm được tiêu thụ cả bên trong cũng như bên ngoài mạng lưới với giá bán cao hơn giá mua.
– Nhà phân phối là những người thực sự am hiểu, đam mê sản phẩm và được hướng dẫn chi tiết về sản phẩm trước khi giới thiệu và bán cho người tiêu dùng.
– Công ty cam kết sẽ nhận lại sản phẩm và trả lại ít nhất 90% giá trị sản phẩm.
– Chất lượng sản phẩm bình thường hoặc kém chất lượng và nâng giá trị cao gấp nhiều lần để được chi trả hoa hồng. 
– Sản phẩm thường chỉ được tiêu thụ bên trong hình tháp mà không thể bán ra thị trường hoặc chỉ bán được với mức giá thấp hơn giá mua sỉ.
– Không chú trọng đến sản phẩm và thường rất mập mờ về tính năng, công dụng sản phẩm. Nhà phân phối không được hướng dẫn chi tiết về sản phẩm hoặc chỉ được hướng dẫn qua loa.
– Công ty không cam kết hoặc luôn cố tình trì hoãn việc thực hiện nhận lại sản phẩm.

Nhà phân phối

Công ty đa cấp chân chínhCông ty đa cấp lừa đảo
Đào tạo bài bản và kỹ lưỡng để những nhà phân phối tốt trở thành chuyên gia bán hàng. Chỉ phát triển rất ít kỹ năng liên quan đến bán hàng. 

Kết luận

đa cấp là gì
Hãy tìm hiểu rõ các dấu hiệu đa cấp lừa đảo tránh “tiền mất tật mang”

Hy vọng những thông tin mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ về đa cấp là gì, kinh doanh đa cấp là gì và bán hàng đa cấp là gì sẽ giúp các bạn ít nhiều khi tìm hiểu về hình thức kinh doanh này. Kinh doanh đa cấp là hình thức kinh doanh mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên hiện nay càng có nhiều trường hợp đa cấp biến tướng gây ảnh hưởng cho người tiêu dùng và người tham gia bán hàng ca cấp. Do đó mọi người phải hết sức lưu ý các dấu hiệu đa cấp lừa đảo trên để tránh rủi ro gây “tiền mất tật mang” nhất có thể nhé! 

Xem thêm: 7 dấu hiệu cảnh báo bạn đang rơi vào môi trường làm việc độc hại

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục