Hợp đồng học việc là gì? Cần lưu ý những gì khi ký hợp đồng học việc

Bên cạnh hợp đồng (HĐ) thử việc và HĐ lao động chính thức theo quy định của pháp luật thì còn một loại giao kết khác gọi là HĐ học việc. Vậy hợp đồng học việc là gì? Mục đích của HĐ này là gì? Khi ký HĐ này cần lưu ý những gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Hợp đồng học việc là gì?

Hợp đồng (HĐ) học việc là thỏa thuận bằng văn bản giữa người có nhu cầu học việc với một tổ chức hoặc cá nhân để được học việc, hướng dẫn dưới sự quản lý của tổ chức hoặc cá nhân hướng dẫn.

Hiện nay, chưa có quy định chính thức hay cụ thể nào về HĐ học việc. Tuy nhiên, trên thực tế, xét về đặc điểm, bản chất của HĐ học việc thì thỏa thuận này tương đương với quá trình học nghề. Bởi mục đích của quá trình này cũng là trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng mềm, rèn luyện để ứng dụng vào công việc thực tế.

hợp đồng học việc
HĐ học việc là thỏa thuận bằng văn bản giữa người học việc với bên đào tạo, hướng dẫn học việc.

Do đó, HĐ học việc có thể coi là một dạng HĐ học nghề. Khoản 1, Điều 16, NĐ 139/2006/NĐ-CP quy định, HĐ học nghề là HĐ ghi nhận thỏa thuận giữa người đứng đầu (hoặc người đại diện cơ sở dạy nghề) và người học nghề về quyền và nghĩa vụ của từng bên trong thời gian học nghề. 

Hợp đồng học việc có phải đóng bảo hiểm không?

Luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) năm 2014 quy định người làm việc theo HĐ lao động từ một tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH. Vậy hợp đồng học việc có phải đóng BHXH không?

Hiện nay, Luật Lao động 2012 mới chỉ quy định HĐ lao động, HĐ thử việc, HĐ đào tạo nghề chứ chưa có quy định về HĐ học việc. Về học nghề, Điều 61 và Điều 62, Luật Lao Động 2012 quy định, nếu người đào tạo tuyển dụng người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp hoặc tổ chức thì phải ký HĐ đào tạo nghề. HĐ này cần có đầy đủ thông tin về ngành nghề đào tạo, địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo cũng như chi phí đào tạo… và không phải đóng BHXH

hợp đồng học việc
Hiện tại, Luật pháp chưa có quy định HĐ học việc phải đóng BHXH. 

Quy định

Như vậy, hẳn bạn đã hiểu sơ lược hợp đồng học việc là gì? Sau đây là một số quy định về HĐ học việc mà các bên tham gia giao kết hợp đồng cần nắm bắt.

  • Doanh nghiệp (đơn vị sử dụng lao động) có thể ký HĐ học việc nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Mục đích ký HĐ là để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc

+ Chỉ tuyển những người học nghề từ 14 tuổi trở lên. Với danh mục nghề, công việc nặng nhọc hoặc độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm theo quy định do Bộ LĐ-TBXH quy định thì chỉ được tuyển người học nghề từ 18 tuổi trở lên. Ngoại lệ với người học nghề trong lĩnh vực thể thao, thể dục hoặc nghệ thuật. 

+ Chỉ tuyển những người học nghề đảm bảo đủ tiêu chuẩn về sức khỏe. 

hợp đồng học việc
Người học việc cần đảm bảo đủ các tiêu chuẩn về sức khỏe. 
  • Doanh nghiệp không được phép thu học phí của người học nghề.
  • Doanh nghiệp được tuyển người học nghề nhằm mục đích học xong làm việc cho doanh nghiệp mà không cần đăng ký về hoạt động giáo dục nghề nghiệp này với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 
hợp đồng học việc
Doanh nghiệp tuyển người học nghề để làm cho doanh nghiệp sau khi học xong không cần đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 

Lưu ý

Về phía người học việc, khi ký HĐ học việc cần lưu ý các quyền lợi sau:

  • Nếu người học việc có trực tiếp tham gia lao động và tạo ra sản phẩm hoặc hoàn thành công việc thì sẽ được doanh nghiệp trả lương cùng các khoản phụ cấp theo như hai bên đã thoả thuận trong HĐ. Người học việc có quyền yêu cầu doanh nghiệp trả đúng và trả đủ số lương mình được nhận. 
hợp đồng học việc
Người học việc tham gia lao động tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp sẽ được trả lương cùng phụ cấp theo thoả thuận trong HĐ.
  • Người học việc không có nghĩa vụ phải đóng học phí suốt quá trình học việc nếu kết thúc thời gian học việc, người học việc được tuyển vào và làm việc chính thức cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu trong HĐ có thoả thuận về việc cam kết thời gian làm việc khi hoàn thành học nghề cùng khoản bồi thường nếu vi phạm thì người học việc vi phạm sẽ phải bồi thường mức chi phí đào tạo.
  • Người học được đơn vị sử dụng lao động tạo điều kiện để học các kỹ năng nghề nghiệp cũng như thực hành thực tế.
hợp đồng học việc
Người học việc được tạo điều kiện học các kỹ năng nghề nghiệp và thực hành thực tế. 
  • Người học việc được đảm bảo các vấn đề như an toàn lao động, vệ sinh, được trang bị đầy đủ vậy dụng bảo hộ trong quá trình học việc và tham gia vào lao động, sản xuất. 
  • Người học việc được tham gia ký HĐ lao động chính thức nếu đảm bảo đạt các điều kiện của doanh nghiệp sau khi hoàn tất thời gian học việc. 

Mẫu hợp đồng học việc tại doanh nghiệp

Theo Điều 62, Luật lao động 2019, HĐ đào tạo nghề cần đảm bảo đủ các nội dung cơ bản sau:

  • Đầy đủ tên, địa chỉ, nơi cư trú, ngày sinh, số thẻ CCCD hoặc số CMND của người đại diện bên nhận học việc.
  • Đầy đủ tên, địa chỉ cư trú, ngày sinh, số CCCD/CMND/Hộ chiếu của người học nghề. 
  • Nghề nghiệp đào tạo: nêu rõ công việc, ngành nghề
  • Địa điểm học nghề
hợp đồng học việc
HĐ đào tạo nghề cần đầy đủ các nội dung cơ bản. 
  • Thời gian, thời hạn quá trình học nghề: thời gian học nghề chính là khoảng thời gian người sử dụng lao động hướng dẫn hoặc truyền đạt cho người học nghề các kỹ năng cơ bản, cách thức hoàn thành công việc để có thể thực hiện công việc khi ký HĐ lao động chính thức. 

Trên thực tế, nhiều vị trí công việc đòi hỏi chuyên môn cao và phức tạp dẫn đến người đào tạo cần chỉ dạy cho người học nghề trong thời gian dài hoặc chưa xác định được khoảng thời gian cụ thể. Hiện nay, Pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về thời gian học nghề. Thông thường, thời gian này do hai bên tham gia giao kết HĐ học nghề tự thoả thuận với nhau. 

Kết thúc thời gian học nghề, nếu người học nghề đảm bảo các điều kiện để trở thành người lao động chính thức của doanh nghiệp thì đôi bên phải ký kết HĐ lao động hoặc tiếp tục gia hạn thời hạn học việc. 

hợp đồng học việc
Người học việc được ký HĐ lao động chính thức nếu đảm bảo điều kiện của doanh nghiệp sau khi học việc xong.
  • Mức tiền lương cùng các khoản phụ cấp liên quan (nếu có) trong thời gian học nghề. Pháp luật cũng không có quy định về việc ấn định mức lương tối thiểu doanh nghiệp phải trả cho người học.

Đôi bên có thể tự thoả thuận về mức phí này với nhau. Việc trả lương cũng được áp dụng bắt buộc nếu trong thời gian học việc, người học việc trực tiếp tham gia lao động hoặc hỗ trợ người lao động chính thức trong doanh nghiệp hoàn thành công việc. 

  • Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của bên doanh nghiệp (bên đào tạo cho người học việc).
  • Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người học việc.

Hợp đồng học việc, HĐ đào tạo nghề phải được lập chính thức thành văn bản và lưu thành 02 bản. Người học việc và bên đào tạo mỗi bên giữ 01 bản.

Bạn có thể tham khảo một mẫu HĐ học việc sau đây

Xem thêm: Hợp đồng thử việc là gì? Lương trong hợp đồng thử việc được tính như thế nào?

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về hợp đồng học việc là gì cũng như những điều cần lưu ý khi lập và ký HĐ học việc. Bài viết hy vọng mang lại những thông tin hữu ích cho những ai đang muốn tìm kiếm đơn vị học việc để có thể trải nghiệm công việc thực tế, nhanh chóng bắt tay vào gây dựng sự nghiệp. 

Đừng quên thường xuyên theo dõi Việc Làm 24h để cập nhật thêm nhiều kiến thức về các ngành nghề khác nhau cũng như các thông tin nghề nghiệp hấp dẫn nhất. 

Xem thêm: PR là gì? 7 bước đơn giản để xây dựng chiến lược PR hiệu quả

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục