Cập nhập mẫu giấy xin phép nghỉ ốm hưởng BHXH mới nhất

Khi sức khỏe bất ngờ trở nên yếu đi và cơ thể cần một khoảng thời gian để phục hồi, việc nghỉ ốm là không thể tránh khỏi. Trong tình huống như vậy, viết giấy xin phép nghỉ ốm không chỉ là cách thông báo về tình trạng sức khỏe của bạn, mà còn đảm bảo rằng bạn được hưởng quyền lợi Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH). Vậy cách viết giấy xin phép nghỉ ốm đúng chuẩn như thế nào? Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày? 1 năm được nghỉ ốm bao nhiêu ngày? Mời bạn đọc giải đáp những mắc mắc trên qua bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h

Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH là gì? Điều kiện hưởng chế độ ốm đau ra sao?

giấy xin phép nghỉ ốm
Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH là gì? Xin giấy xin phép nghỉ ốm bằng cách nào?

Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH là người lao động (NLĐ) nghỉ việc khi ốm đau, bệnh tật được hưởng lương do cơ quan BHXH chi trả thay vì doanh nghiệp.

Đối tượng NLĐ thuộc các trường hợp dưới đây sẽ được áp dụng chế độ ốm đau theo luật BHXH:

  • Người lao động bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn nhưng không nằm trong danh mục tai nạn lao động (TNLĐ), điều trị thương tật do sau tai nạn lao động bị tái phát, bệnh nghề nghiệp (BNN) dẫn tới phải nghỉ việc và có xác nhận bằng giấy tờ của cơ sở y tế có đủ thẩm quyền.
  • NLĐ có con nhỏ dưới 7 tuổi bị ốm và phải nghỉ việc để chăm sóc con nhỏ, đã được cơ quan y tế xác nhận tình trạng của con.
  • Lao động nữ quay lại làm việc trước thời hạn nghỉ sinh và thuộc 2 trường hợp nêu trên.

Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp như sau:

  • NLĐ bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng các chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP
  • NLĐ nghỉ việc điều trị lần đầu do TNLĐ và BNN.
  • NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

1 năm được nghỉ ốm bao nhiêu ngày? 

Theo Điều 26 Luật BHXH năm 2014, thời gian người lao động nghỉ ốm hưởng BHXH như sau:

(1) NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau:

  • Tối đa 30 ngày nếu NLĐ đã đóng BHXH dưới 15 năm.
  • Tối đa 40 ngày nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
  • Tối đa 60 ngày nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

(2) NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, được nghỉ hưởng chế độ ốm đau:

  • Tối đa 40 ngày nếu NLĐ đã đóng BHXH dưới 15 năm.
  • Tối đa 50 ngày nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
  • Tối đa 70 ngày nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau nêu trên chỉ tính theo ngày làm việc, không tính các ngày nghỉ lễ, Tết hoặc ngày nghỉ hàng tuần.

(3) NLĐ nghỉ việc do mắc phải bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được Bộ Y tế ban hành thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày. 

Nếu hết 180 ngày mà NLĐ vẫn tiếp tục điều trị thì thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH đã nêu tại mục (1), (2). Thời gian nghỉ này sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 

Xem thêm: Hệ số trượt giá BHXH là gì, làm sao để nhận tiền trượt giá?

Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?

giấy xin phép nghỉ ốm
Thời gian nghỉ ốm hưởng BHXH bao lâu? Xin giấy xin phép nghỉ ốm ở đâu?

Theo quy định tại Phụ lục 7, Thông tư số 56/2017/TT-BYT: “Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho 1 lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho 1 lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.”

Xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế có được hưởng chế độ ốm đau BHXH không?

Theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là một trong những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau của người lao động.

Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH được cấp phải hợp lệ thì người lao động mới được thanh toán chế độ ốm đau. Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, giấy nghỉ ốm phải đáp ứng các điều kiện sau mới hợp lệ:

  • Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp (Trong đó người ký giấy nghỉ ốm phải thực hiện theo phân công của người đứng đầu cơ sở y tế).
  • Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở y tế.
  • Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Do đó, nếu người lao động xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế được cấp phép hoạt động thì mới được giải quyết chế độ bảo hiểm.

Để biết trạm y tế có đủ thẩm quyền cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động có thể thực hiện tra cứu như sau:

Bước 1: Truy cập tại Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam.

Bước 2: Chọn Tỉnh thành >> Chọn Quận/huyện.

giấy xin phép nghỉ ốm

Bước 4: Xem thông tin các cơ sở khám bệnh và chữa bệnh được quyền cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH.

giấy xin phép nghỉ ốm

Hệ thống sẽ trả thông tin về các ơ sở khám bệnh và chữa bệnh được quyền cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH. Trong danh sách cơ sở khám bệnh và chữa bệnh được quyền cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH ở các địa phương có bao gồm trạm y tế.

Xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư số 56/2017/TT-BYT được sửa bởi Thông tư 18/2022/TT-BYT, mỗi lần khám, NLĐ sẽ được cấp 01 giấy nghỉ ốm hưởng BHXH phù hợp với tình trạng sức khỏe đang gặp phải. Chính vì thế, để xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế đúng theo quy định, NLĐ phải đến trạm y tế để tiến hành thăm khám.

Sau khi thăm khám, nếu NLĐ cần nghỉ ngơi để điều dưỡng sức khỏe, trạm y tế sẽ cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH cho NLĐ. Thời gian trên giấy nghỉ ốm sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của NLĐ nhưng không quá 30 ngày cho 01 lần cấp giấy ốm. Thời gian này sẽ được tính theo những ngày bình thường, còn chế độ ốm đau của NLĐ chỉ tính cho những ngày NLĐ phải nghỉ do ốm đau, tai nạn.

Đơn xin nghỉ ốm đúng chuẩn dành cho người lao động

giấy xin phép nghỉ ốm
Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm đúng chuẩn hiện nay

Bạn có thể tham khảo mẫu giấy xin phép nghỉ ốm đúng chuẩn hiện nay: Tại đây.

[1] Ghi người có thẩm quyền phê duyệt giấy xin phép nghỉ ốm theo quy định quy định nội bộ công ty như nội quy lao động hoặc quy trình nghỉ,…  

[2] Ghi họ tên người lao động.

[3] Ghi chức vụ và công việc của người lao động tại công ty.

[4] Người lao động nêu rõ tình hình bệnh của người lao động để công ty có cơ sở để xem xét duyệt giấy xin phép nghỉ ốm. Ví dụ: Tôi đang bị sốt siêu vi, theo điều trị của bác sĩ tại bệnh viện ABC, tôi được chỉ định nghỉ ngơi trong 02 ngày.

[5] Ghi số ngày xin nghỉ ốm đau cụ thể.

[6] Ghi thông tin về vị trí làm việc hiện tại của người tiếp nhận bàn giao công việc. Nếu công việc không thể bàn giao, người lao động có thể điều chỉnh nội dung trong đơn xin nghỉ ốm sao cho phù hợp.

[7] Người lao động tìm hiểu các quy định nội bộ của công ty để xác định các loại giấy tờ cần thiết để chứng minh tình trạng ốm đau. Nếu quy định công ty không yêu cầu giấy tờ xác nhận, người lao động có thể điều chỉnh nội dung trong đơn xin nghỉ ốm phù hợp.

[8] Ghi người có thẩm quyền xét duyệt đơn xin nghỉ ốm của người lao động.

Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng BHXH mới nhất

Dựa theo phụ lục 7- Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, mẫu giấy nghỉ ốm hưởng BHXH mới nhất: Tại đây.

Kết luận

Viết giấy xin phép nghỉ ốm không chỉ đơn thuần là hoàn thành thủ tục tại nơi làm việc, mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với những người cùng làm việc. Viết giấy xin phép nghỉ ốm đúng chuẩn không chỉ giúp bạn thuận lợi nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe, mà còn giúp bạn hưởng BHXH khi cần thiết. Hy vọng những thông tin mà Việc Làm 24h chia sẻ trên sẽ thực sự hữu ích để bạn có thể tự tin và thuận lợi khi đối mặt với tình huống này.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Xem thêm: Cập nhật các quy định về thi tuyển công chức mới nhất

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục