Quản lý nhà hàng là gì? Làm thế nào để trở thành quản lý nhà hàng cao cấp?

Đối với những người theo đuổi ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn thì quản lý nhà hàng là vị trí đáng mơ ước. Vậy quản lý nhà hàng làm những việc gì, mức lương ra sao? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Mô tả công việc của quản lý nhà hàng

Cũng như vị trí quản lý ở các ngành khác, công việc chính của người làm quản lý nhà hàng là giám sát hoạt động hàng ngày, lập kế hoạch, phát triển các chiến lược để đảm bảo nhà hàng hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận. Tùy vào mỗi nhà hàng mà nhiệm vụ cụ thể của vị trí này sẽ có sự khác biệt nhưng thường sẽ là:

– Tuyển dụng bao gồm lễ tân, phục vụ, đầu bếp… và đào tạo nhân viên mới để thực hiện công việc hiệu quả cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ.

– Giám sát nhân viên đảm bảo các hoạt động như phục vụ, xử lý thực phẩm đúng theo quy trình và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. 

– Quản lý nhân viên về lịch làm việc, nghỉ phép và phân công công việc.

– Giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.

– Quản lý hàng hóa, thực phẩm, đảm bảo nhà hàng luôn đủ đồ ăn, gia vị và nguyên liệu.

– Làm việc, báo cáo với chủ nhà hàng để đạt được mục tiêu doanh thu.

quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng tiếng Anh là gì? Restaurant Manager là từ tiếng Anh của vị trí này.

Làm thế nào để trở thành quản lý nhà hàng?

1. Trau dồi kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống

Thông thường một người trước khi chuyển sang vai trò quản lý đều phải trải qua những vị trí công việc khác nhau để tích lũy hiểu biết và kinh nghiệm. Vì vậy, hãy bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc trong môi trường nhà hàng mà bạn cảm thấy hứng thú. Bạn có thể bắt đầu từ các vị trí như đầu bếp, phụ bếp hoặc nhân viên phục vụ để xây dựng nền tảng kỹ năng và hiểu biết sâu rộng về hoạt động hàng ngày của ngành này.

2. Học vấn

Sở hữu bằng cấp chuyên ngành là một lợi thế khi ứng tuyển quản lý nhà hàng. Thông thường, ngành học này sẽ cung cấp những kiến thức về kinh doanh, nhà hàng khách sạn. Đối với bằng cao đẳng, sẽ mất tầm 3 năm để hoàn thành. Bạn cũng có thể chọn học đại học với tấm bằng cử nhân. Ngoài ra cũng có thể chọn các chương trình đào tạo ngắn hạn có cấp bằng để phù hợp với mục tiêu cũng như lộ trình nghề nghiệp của bạn.

Một số trường đào tạo ngành quản trị nhà hàng khách sạn như: đại học Hoa Sen, đại học Văn Lang, đại học Tài Chính – Marketing, đại học Tôn Đức Thắng, đại học FPT…

3. Những kỹ năng cần có để trở thành quản lý nhà hàng

Phục vụ thực phẩm, đồ uống

Kỹ năng này giúp người làm quản lý đảm bảo thực khách có được trải nghiệm thú vị khi ăn uống tại nhà hàng. Kỹ năng này bao gồm kiến thức về các sản phẩm đồ ăn, đồ uống và khả năng phục vụ nhanh chóng trong thời gian cao điểm.

Xử lý thực phẩm

Đây là kỹ năng cần thiết mà người làm quản lý nhà hàng cần phải có để tạo. Sử dụng kỹ năng này để đảm bảo nhân viên tuân thủ theo các quy trình thích hợp, chẳng hạn như rửa tay, kiểm tra nhiệt độ thực phẩm.

Giải quyết vấn đề

Người làm quản lý nhà hàng không thể thiếu kỹ năng này để đảm bảo thực khách có những trải nghiệm hài lòng.

Kỹ năng lãnh đạo, tổ chức

Kỹ năng này được sử dụng để đào tạo, phát triển cũng như hỗ trợ nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc và phát huy tối đa năng lực. Ngoài ra, trau dồi kỹ năng lãnh đạo còn giúp người quản lý có thể giám sát, đảm bảo nhân viên tuân thủ mọi quy trình. Bên cạnh đó, kỹ năng tổ chức sẽ giúp người quản lý sắp xếp công việc, nhân sự theo mức độ ưu tiên của công việc để nhà hàng hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận.

Chịu được áp lực cao

Ở vai trò quản lý khách sạn nhà hàng, khả năng chịu đựng áp lực cao là một yếu tố không thể thiếu. Khối lượng công việc lớn, tiêu chuẩn về chất lượng trong ngành nhà hàng khách sạn ngày càng tăng lên, điều này đặt ra thách thức lớn trong việc đáp ứng mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Không chỉ vậy, áp lực từ công việc cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn. Điều quan trọng là phải tạo được sự cân bằng giữa nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. 

Ngoại ngữ

Kỹ năng ngoại ngữ là không thể thiếu khi theo đuổi vị trí quản lý. Với khả năng ngoại ngữ tốt, quản lý có thể dễ dàng giao tiếp với khách quốc tế, tạo ra trải nghiệm tích cực và xây dựng mối quan hệ với họ. Khả năng hiểu và tôn trọng văn hóa qua ngoại ngữ cũng giúp tạo ra một môi trường phục vụ đa văn hóa và thân thiện với khách hàng.

Quản lý nhà hàng lương bao nhiêu?

Mới ra trường mức lương làm việc có thể dao động từ 8-10 triệu/ tháng. Khi lên chức trợ lý, mức lương dao động từ 15-20 triệu đồng/tháng. Còn mức lương quản lý nhà hàng là từ 20-35 triệu theo từng vị trí và nếu có đủ kinh nghiệm, năng lực để đạt đến vị trí giám đốc điều hành, mức lương sẽ dao động từ 50 triệu/tháng trở lên.

Khó khăn khi làm quản lý nhà hàng

Bất kỳ vị trí nào cũng có những khó khăn nhất định. Dưới đây là một số thử thách mà người làm quản lý thường phải đối mặt:

1. Áp lực thời gian và công việc

– Nhà hàng thường hoạt động trong thời gian cố định, thậm chí có thể là 24/7. Điều này tạo ra áp lực cao về quản lý thời gian và sự chủ động trong giải quyết các vấn đề ngay lập tức.

 – Sự gấp gáp của công việc, đặc biệt là trong những thời điểm cao điểm, có thể làm tăng thêm áp lực và yêu cầu kỹ năng tổ chức tốt.

2. Quản lý nhân sự

-Tìm kiếm, đào tạo và giữ chân nhân sự là một thách thức lớn trong ngành nhà hàng. Những biến động về nhân viên có thể tạo khó khăn trong việc duy trì sự ổn định và chất lượng dịch vụ.

Xem thêm: 6 tuyệt chiêu cho công tác quản lý nhân sự hiệu quả

3. Đảm bảo chất lượng

Giữ cho chất lượng của thực phẩm, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng đạt chuẩn là một nhiệm vụ khó khăn. Sự cạnh tranh cao trong ngành đòi hỏi không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng để giữ chân khách hàng.

4. Phản ứng linh hoạt

  • Sự thay đổi bất ngờ trong số lượng khách, yêu cầu đặc biệt của khách hàng hoặc sự cố kỹ thuật có thể đòi hỏi sự phản ứng linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng.
  • Phản hồi của khách hàng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà hàng.

5. Quản lý tài chính

Theo dõi, quản lý tài chính bao gồm cả lương, hàng tồn kho và chi phí khác là nhiệm vụ không thể thiếu khi làm quản lý. Do đó, kiểm soát chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận đôi khi là một thách thức.

6. Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm

– Đảm bảo tuân thủ các quy định, quy chuẩn trong ngành là một trách nhiệm quan trọng. Một sai sót nhỏ cũng có thể gây hậu quả đối với trải nghiệm khách hàng và uy tín của nhà hàng.

Tất cả những thách thức này đòi hỏi sự kỷ luật, tận tâm, khả năng quản lý đa nhiệm từ người làm quản lý để duy trì và phát triển kinh doanh thành công.

quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng cần có khả năng đào tạo nhân viên.

Với nhu cầu khá lớn tuyển dụng khá lớn, quản lý nhà hàng khách sạn là một vị trí đầy tiềm năng để bạn theo đuổi và phát triển sự nghiệp. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về công việc cũng như mức lương của vị trí này. Để tìm việc ngành nhà hàng khách sạn mới nhất, hãy truy cập Vieclam24.vn ngay nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Nhân viên phục vụ nhà hàng yêu cầu kỹ năng gì, mức lương ra sao?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục