Retail là gì? Làm thế nào để gia nhập ngành retail đầy cạnh tranh và thách thức?

Retail là thuật ngữ rất rộng dùng để chỉ đến một ngành công nghiệp “khổng lồ” với hàng triệu nhân lực và doanh thu bán hàng lên đến hàng nghìn tỷ đô la mỗi năm. Vậy retail là gì, ngành retail có những đặc điểm gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết sau.

Retail là gì?

Retail là từ tiếng Anh, dịch ra có nghĩa là bán lẻ. Có rất nhiều định nghĩa về retail là gì, nhưng nhìn chung retail liên quan đến việc bán hàng hóa từ các điểm bán cho người tiêu dùng. Điểm bán này có thể là cửa hàng truyền thống, cửa hàng online hay các trang thương mại điện tử. Hai đặc điểm nhận dạng chính của bán lẻ đó là:

  • Số lượng hàng hóa ít: không giống như sản xuất hoặc bán buôn, số lượng hàng hóa của bán lẻ là rất ít.
  • Trực tiếp đến người tiêu dùng: cửa hàng bán lẻ là điểm cuối cùng trong kênh phân phối diễn ra hoạt động bán hàng cho người tiêu dùng.
retail là gì
Retail là gì? Retail có nghĩa là bán lẻ, đây là ngành công nghiệp với nhiều quy trình và cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng tại các điểm bán.

Tầm quan trọng của retail là gì?

Ngành bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Hệ thống bán lẻ giúp người dùng tiếp cận với nhiều loại sản phẩm, dịch vụ trên toàn thế giới. Khách hàng không phải chờ đợi để có hàng hóa cần thiết, họ có thể đến cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi… và mua sản phẩm. Đặc biệt, với sự phát triển của thương mại điện tử, người dùng có thể đặt mua online và người bán sẽ giao hàng tận nơi.

Bên cạnh đó, bán lẻ còn góp phần hỗ trợ nền kinh tế phát triển và tạo cơ hội việc làm cho người lao động.

retail là gì
Với sự phát triển của thương mại điện tử đã giúp khách hàng chủ động hơn trong việc mua sắm.

Quy trình hoạt động của retail là gì?

Các nhà bán lẻ dựa vào hệ thống cung cấp hàng hóa để bán cho người tiêu dùng. Hệ thống này còn gọi là chuỗi cung ứng bán lẻ, bao gồm nhà sản xuất, nhà bán buôn (hoặc nhà phân phối), nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Vai trò của họ trong chuỗi cung ứng bán lẻ là:

  • Nhà sản xuất: sử dụng máy móc, nguyên vật liệu và nhân lực để tạo ra sản phẩm.
  • Nhà phân phối: mua sản phẩm với số lượng lớn từ nhà sản xuất và bán lại cho nhà bán lẻ.
  • Nhà bán lẻ: bán hàng hóa cho người tiêu dùng với số lượng nhỏ và giá bán lẻ thường theo đề xuất của nhà sản xuất.
  • Người tiêu dùng: mua hàng hóa từ nhà bán lẻ để sử dụng.

Bên cạnh chuỗi cung ứng truyền thống này, còn có những trường hợp ngoại lệ khác. Đó là những doanh nghiệp lớn giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất mà không cần nhà phân phối ở giữa. Ví dụ như Walmart hay Amazon.

retail là gì
Amazon là nhà bán lẻ không qua trung gian và giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất.

Các nhà phân phối mua sản phẩm từ nhà sản xuất với giá thỏa thuận. Sau đó bán lại cho nhà bán lẻ với giá cao hơn. Các nhà bán lẻ cũng làm điều tương tự với người tiêu dùng. Tuy nhiên, mức giá này vẫn ở mức phù hợp để mang đến lợi ích cho các thành viên trong chuỗi cung ứng bán lẻ.

Các nhà bán lẻ cần hiểu phân khúc thị trường của mình để thu hút khách hàng và mang đến lợi nhuận cao nhất. Trải nghiệm của khách hàng cũng là điều mà các nhà bán lẻ mong muốn đáp ứng. Để mang đến những trải nghiệm mua sắm độc đáo, nhà bán lẻ có thể cung cấp các dịch vụ như gói quà, giao hàng tận nơi, giảm giá… để thu hút và giữ chân người tiêu dùng.

Các nhà bán lẻ thường thực hiện các hoạt động như giảm giá, quà tặng… để thu hút khách hàng.

Đặc điểm của ngành retail là gì?

Ngành bán lẻ có những đặc điểm riêng như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: bán lẻ liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, nhà phân phối, nhân viên kinh doanh của các công ty sản xuất…
  • Hàng tồn kho ít: nhà bán lẻ thường dự trữ hàng hóa ít hơn so với nhà phân phối và nhà sản xuất.
  • Đa dạng sản phẩm của các nhãn hiệu: các nhà bán lẻ thường bán nhiều sản phẩm của các nhãn hiệu khác nhau tùy theo nhu cầu của thị trường.
  • Giá bán bình ổn: thông thường các mặt hàng bán lẻ sẽ có giá bình ổn vì đây là những sản phẩm thiết yếu.
retail là gì
Đặc điểm của giá retail là gì? Giá các mặt hàng trong ngành bán lẻ thường bình ổn vì đây là đa số là các sản phẩm thiết yếu.

Các loại hình nhà bán lẻ phổ biến

  1. Cửa hàng tiện lợi

Ở Việt Nam, loại hình này hiện nay chỉ phổ biến ở các thành phố lớn. Cửa hàng tiện lợi là một cửa hàng trong khu vực với nhiều mặt hàng thiết yếu và có diện tích nhỏ, do đó sẽ không có nhiều số lượng cho mỗi sản phẩm.

  1. Cửa hàng chuyên biệt

Cửa hàng chuyên biệt sẽ bán một hay hai loại sản phẩm, ví dụ như cửa hàng hoa, cửa hàng nội thất, hiệu sách.

retail là gì
Hiệu sách là dạng cửa hàng chuyên biệt trong ngành bán lẻ.
  1. Siêu thị

Ở siêu thị có gần như tất cả các sản phẩm từ thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng cho đến thiết bị điện tử. Siêu thị mang đến sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian khi người dùng không cần phải đến nhiều cửa hàng để mua những hàng hóa cần thiết. Các siêu thị thường có những chương trình giảm giá, khuyến mãi để thu hút khách hàng.

  1. Nhà thuốc

Bên cạnh việc cung cấp các loại thuốc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhà thuốc còn bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

  1. Cửa hàng trên các trang thương mại điện tử

Sự bùng nổ của công nghệ đã mang đến những thay đổi cho ngành bán lẻ. Khách hàng có thể dễ dàng đặt hàng online và hàng hóa sẽ được vận chuyển đến tận nhà. 

retail là gì
Sự bùng nổ của công nghệ đã làm thay đổi diện mạo của ngành bán lẻ.

Làm thế nào để gia nhập vào ngành bán lẻ?

Nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh cửa hàng bán lẻ, có thể tham khảo các bước dưới đây:

  1. Chọn thị trường

Điều đầu tiên đó là chọn thị trường phù hợp dựa trên các yếu tố như sở thích, đối thủ cạnh tranh và khả năng sinh lời. Trước khi đi sâu vào thị trường cụ thể, bạn cần xác định đam mê và sở thích của bản thân. Ví dụ nếu thích đọc sách, sẽ rất tuyệt nếu có một hiệu sách để bạn sử dụng kiến thức và đam mê để kinh doanh. Khi đã có ý tưởng, hãy tiến hành phân tích thị trường để tìm ra số lượng đối thủ cạnh tranh. Đây là cách để bạn tìm hiểu về sản phẩm họ bán và cách họ thực hiện các chiến lược kinh doanh. Từ đó bạn sẽ biết được những gì nên và không nên làm cho mô hình kinh doanh của mình.

  1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch của bạn nên bao gồm các thông tin về sản phẩm, các cửa hàng truyền thống và online, đối tượng mục tiêu, nhà cung cấp, nhân viên, vốn, cách để nổi bật so với đối thủ, quy trình tuyển dụng… Đồng thời phân bổ ngân sách để trang trải cho các chi phí như thiết bị, vật dụng…

retail là gì
Hàng retail là gì? Hàng retail bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau như: thực phẩm, mỹ phẩm,…
  1. Thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết

Tùy vào mô hình kinh doanh, bạn cần hoàn thành các thủ tục pháp lý và tuân thủ theo quy định của nhà nước.

  1. Tìm nhà cung cấp

Ở giai đoạn này, nhiệm vụ chính là xác định các nhà cung cấp đáng tin cậy. Bạn có thể dựa vào ngân sách, danh tiếng, chất lượng và dịch vụ khách hàng để tìm nhà cung cấp phù hợp. Đây là những đối tác chính cung cấp cho bạn các sản phẩm để bán hàng, do đó cần thiết lập mối quan hệ để hợp tác lâu dài và có giá tốt.

  1. Tìm vị trí hoặc tạo trang bán hàng online (nếu cần)

Nếu dự định bán hàng tại cửa hàng bạn sẽ cần một vị trí thuận lợi để dễ tiếp cận khách hàng. Hoặc bạn muốn bán hàng online, hãy xem xét đến việc tạo trang web, fanpage hoặc cửa hàng trên các trang thương mại điện tử tùy theo sản phẩm và nguồn lực của bạn.

Xem thêm: TOP 10 các công cụ tạo website miễn phí, đơn giản khiến trang web của bạn ấn tượng

retail là gì
Nếu muốn bán hàng online, bạn có thể tạo website, fanpage hoặc cửa hàng trên các trang thương mại điện tử.
  1. Thuê nhân viên

Tùy theo quy mô, bạn có thể linh động với số lượng nhân viên. Bạn nên đảm bảo các thành viên có chuyên môn hoặc kỹ năng mềm cần thiết trong lĩnh vực để đáp ứng nhu cầu công việc tốt hơn.

  1. Thực hiện các hoạt động tiếp thị

Bạn có thể tận dụng sự phát triển của mạng xã hội để quảng bá cửa hàng. Ban đầu hãy tập trung vào mục tiêu bán hàng để đảm bảo doanh thu, về sau khi đã ổn định bạn có thể hướng các hoạt động tiếp thị vào mục tiêu quảng bá thương hiệu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Xem thêm: Gợi ý TOP 7 phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất dành cho doanh nghiệp

retail là gì
Livestream là một trong những hình thức bán hàng hiệu quả hiện nay.

Bán lẻ là một ngành quan trọng trong nền kinh tế vì góp phần thúc đẩy sự năng động của thị trường, đồng thời cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm cần thiết và trải nghiệm tiện lợi. Qua bài viết về chủ đề retail là gì, hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Và đừng quên cập nhật những bài viết mới nhất từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành bán lẻ, hãy truy cập Việc Làm 24h – sàn việc làm lớn nhất hiện nay.

Xem thêm: Nhảy việc đầu năm: Bí kíp để dứt áo ra đi không phải hối tiếc

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục