Tụt mood là gì? Vì sao bạn dễ bị tụt mood? Cách lấy lại mood trong công việc?

Tụt mood là một khái niệm rất phổ biến trong những năm gần đây. Mỗi khi ai đó rơi vào trạng thái mệt mỏi hay chán nản, họ thường nói rằng mình đang tụt mood. Vậy rốt cuộc tụt mood là gì? Vì sao chúng ta lại dễ dàng bị tụt mood như vậy? Cách để thoát khỏi tụt mood trong công việc? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.

Mood là gì và tụt mood là gì?

Trước khi đi vào giải đáp cho câu hỏi tụt mood là gì, chúng ta cần hiểu về “Mood”. “Mood” là một từ trong tiếng Anh được dùng để chỉ tâm trạng của ai đó trong một thời điểm nhất định.

tụt mood là gì
Tụt mood diễn tả trạng thái buồn rầu, mất hứng thú trong cuộc sống và công việc

Tụt mood là gì – Tụt mood là từ mà giới trẻ hay dùng, được xem như một cách diễn đạt hài hước nói về việc mình đang bị mất hứng thú, có chút buồn rầu và chán nản, thiếu năng lượng để thực hiện bất cứ việc gì. 

Mood và Feeling có gì khác?

Chắc hẳn bạn sẽ rất thắc mắc, tại sao cũng diễn tả trạng thái mất hứng thú mà lại dùng “mood”, không dùng “feeling”? Về cơ bản “feeling” được sử dụng khi muốn diễn tả một cảm xúc khi bạn trải nghiệm điều gì đó, ví dụ như  “Feeling of pain” – cảm thấy đau đớn. 

tụt mood là gì
So với feeling, mood là trạng thái kéo dài lâu hơn

Còn nếu tâm trạng đang tốt/ đang tệ người ta lại hay nói “I’m in a good Mood today” hoặc “I’m in a bad Mood today”. Thường thì “Mood” sẽ có trạng thái cảm xúc kéo dài hơn so với “Feeling”.

Nguyên nhân khiến bạn rới vào trạng thái tụt mood là gì?

Sau khi đã biết được tụt mood là gì, chúng ta hãy cùng lý giải nguyên nhân dẫn đến tụt mood trong công việc. Trên thực tế, có rất nhiều “thủ phạm” gây ra hiện tượng này, cụ thể là các lý do dưới đây:

Áp lực (stress)

Stress, hay còn gọi là áp lực đến từ công việc như chạy deadline, chạy KPI hay gánh nặng cuộc sống cơm áo gạo tiền… có thể khiến bất cứ ai trở nên chán nản và mệt mỏi, muốn trốn chạy khỏi cuộc sống thường ngày.

Xem thêm: Bóng ma trầm cảm gây hoảng sợ cho dân văn phòng: Làm sao để vượt qua?

Công việc không như “mơ” khiến tụt mood là gì?

tụt mood là gì
Công việc không đúng với sở thích, mong cầu là nguyên nhân gây ra tụt mood

Việc đang làm một vị trí không liên quan đến sở thích, mong muốn đôi khi chính là nhân tố hàng đầu gây nên hiện tượng tụt mood trong công việc. Bởi nó khiến bạn khó cảm nhận được giá trị hay tìm thấy niềm vui, sự hứng khởi, dễ rơi vào trạng thái buồn bã, không muốn cố gắng hay phấn đấu vì bất cứ điều gì.

Thiếu động lực thúc đẩy bản thân

Thiếu động lực trong cuộc sống và công việc sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy không hài lòng với những gì mình đang có. Bạn sẽ làm mọi thứ trong trạng thái đối phó, không có nhiệt huyết với bất kỳ nhiệm vụ gì.

Mất định hướng trong công việc

tụt mood là gì
Việc mất định hướng sẽ gây ra hiện tượng không có tinh thần phấn đấu cho công việc

Trong quá trình phát triển sẽ có những lúc chúng ta bị mất phương hướng trong công việc. Tình trạng này sẽ gây ra hiện tượng chán nản, không muốn hăng say cống hiến với công việc của mình.

Tự ti về khả năng bản thân

Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến gây ra hiện tượng tụt mood trong công việc. Việc bạn thấy bản thân mình không đủ tốt, thiếu năng lực sẽ làm mất đi ý chí và tinh thần làm việc. Thậm chí có lúc bạn còn đố kỵ với mọi người xung quanh, tự trách cứ mình, tạo áp lực tinh thần cho bản thân và muốn rời bỏ công việc.

Xem thêm: Imposter syndrome là gì? Vì sao tôi luôn cảm thấy mình không xứng đáng?

Ảnh hưởng từ những mối quan hệ xung quanh

tụt mood là gì
Các mối quan hệ xung quanh rất dễ khiến bạn cảm thấy buồn bã hay chán nản

Không thể phủ nhận rằng chúng ta luôn dễ bị biến đổi cảm xúc chỉ vì những mối quan hệ xung quanh mình. Bạn rất dễ cảm thấy tụt mood hay chán nản khi thấy mọi người xung quanh không còn quý mến hay tôn trọng mình như trước.

Cách lấy lại hứng thú khi tụt mood là gì?

Khi đã lý giải được tụt mood là gì và nguyên nhân gây ra tụt mood, bạn sẽ rất thắc mắc: cần làm gì khi bị tụt mood đây? Mỗi người sẽ có những cách giải quyết khác nhau, hãy tham khảo gợi ý chúng tôi đưa ra để cải thiện tâm trạng của mình nhé.

Đi ra ngoài để tận hưởng cuộc sống để nhận ra nguyên nhân khiến bạn tụt mood là gì?

Nghe thì có vẻ rất đơn giản nhưng việc đi ra ngoài tận hưởng cuộc sống, dù chỉ là việc hít thở bầu không khí trong lành có thể là cách để cứu lấy mood của bạn. Cơ thể chúng ta không được thiết kế chỉ để ngồi dưới ánh đèn huỳnh quang suốt cả ngày. Nó cần được thư giãn, nghỉ ngơi, thay đổi không gian và chuyển động. Do đó khi có dấu hiệu tụt mood, bạn hãy nghỉ ngơi một lát và tách khỏi công việc, đi ra ngoài ngắm cây xanh, tận hưởng làn gió mát, xem chim chóc động vật vui đùa.

Tập các bài tập thể dục

tụt mood là gì
Tập thể dục giúp bạn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần

Tập thể dục sẽ giúp chúng ta sản xuất ra nhiều endorphin. Đây là một chất giúp tạo cảm giác phấn chấn và vui vẻ. Chính vì thế sau mỗi giờ làm việc căng thẳng, bạn có thể dành ra 20 phút để tập thể dục mỗi ngày. Không những tốt cho tinh thần mà còn nâng cao thể chất, giảm stress và tăng tuổi thọ.

Bố trí lại không gian làm việc tạo cảm hứng khi phải đối mặt với cảm giác tụt mood là gì?

Nếu như công việc hiện tại đang làm bạn cảm thấy cũ kỹ, chán nản và mệt mỏi, đơn giản, bạn có thể bố trí lại bàn làm việc hay không gian xung quanh mình. Đôi khi chỉ thay đổi một chút đồ nội thất và trang trí thôi bạn sẽ thấy mọi thứ thật mới mẻ và dễ chịu.

Xem thêm: Tổng hợp 25+ cây để bàn làm việc theo từng mệnh trong ngũ hành

Pha đồ uống mình thích, bật bài hát mình yêu

tụt mood là gì
Uống một tách trà mình yêu thích sẽ giúp bạn có thêm tinh thần và động lực

Một tách trà hay cà phê, một ly nước ép hay matcha đều có thể tiếp thêm năng lượng giúp bạn tỉnh táo, quên mệt mỏi. Bên cạnh đó nghe nhạc cũng là một cách thư giãn hiệu quả giúp xoa dịu cảm xúc tiêu cực để bạn nhanh chóng lấy lại tinh thần.

Tìm kiếm lại động lực trong công việc

Bất kể vị trí bạn đang làm có phải là “dream job” hay không, khi bị tụt mood hãy dành thời gian để suy ngẫm và tìm ra lý do vì sao bạn nên tiếp tục làm công việc này? Nó mang lại cho bạn những gì? Cơ hội phát triển của bạn ra sao? Lúc đó bạn sẽ có lại động lực để cố gắng.

Xem thêm: Bạn đã biết cách tạo động lực giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn?

Trò chuyện với bạn bè và đồng nghiệp

Trò chuyện với bạn bè và đồng nghiệp sẽ mang lại cho bạn tâm trạng vui vẻ và thoải mái. Đôi khi chính họ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích để cải thiện những vấn đề vướng mắc, giúp bạn dễ chịu và vui vẻ hơn.

Xây dựng thói quen tốt cho bản thân để vượt qua cảm giác tụt mood là gì?

Việc tạo lập những thói quen tốt và lành mạnh cũng chính là cách để bạn luôn cảm thấy hứng thú trong cuộc sống. Hãy lên danh sách những việc khiến bạn cảm thấy vui vẻ, liệt kê ra những mục tiêu phù hợp để phấn đấu và tận hưởng thành quả khi chúng được hoàn thành.

Xem thêm: Bật mí cách biến giấc ngủ trưa văn phòng thành thần dược cho cơ thể

Tìm ra nguyên nhân cốt lõi của mọi chuyện

Bằng cách tập trung quan sát sự thay đổi tâm trạng của bản thân, bạn sẽ nắm bắt được vì sao mình hay rơi vào tình trạng tụt mood. Từ đó mới có những giải pháp phù hợp để xử lý cũng tránh cho việc bạn bị lặp lại trạng thái đó lần sau. 

Đừng để cảm xúc của người khác gây ảnh hưởng đến bạn

Như đã nói thì một trong những nguyên nhân gây ra tụt mood là do chúng ta bị ảnh hưởng bởi thái độ và hành xử của người khác. Tuy nhiên bạn cần phải xác định rõ, mỗi người sinh ra đã là 1 cá thể độc lập với tư duy và suy nghĩ, quan điểm sống khác nhau. Điều người khác thấy hay ho, tốt đẹp chưa chắc đã phù hợp với bạn. Đích họ muốn đến cũng chưa chắc là thứ bạn cần. Và hiển nhiên suy nghĩ của họ không đại diện cho tất cả.

Xem thêm: Mental health là gì? 4 cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả cho nhân viên

tụt mood là gì
Hãy ngưng lo lắng việc người khác nghĩ gì về mình

Chính vì thế nếu họ có lỡ nhìn bạn không thiện cảm, có chê bai, hay đánh giá bạn không tốt ở việc gì, nó không có nghĩa đó chính là con người bạn. Đôi khi nó chỉ phản ánh nội tâm bên trong của họ. Quan trọng nhất vẫn là bạn tự thấu hiểu và yêu thương, tin tưởng chính mình.

Chấp nhận tất cả những điều chưa hoàn hảo của bản thân 

tụt mood là gì
Chấp nhận và yêu thương bản thân sẽ giúp bạn không còn chán nản

Điều tồi tệ nhất không phải việc chúng ta mắc sai lầm mà là khi mắc sai lầm, chúng ta lại không chịu vượt qua điều đó. Hãy coi sai lầm như một cơ hội để nhận ra bài học, từ đó giúp mình cải thiện được tốt hơn.

Đến đây, hẳn bạn đã biết tụt mood là gì và khi tụt mood thì làm gì để mau hết. Hy vọng rằng với những gợi ý trước đó, bạn đã có thêm cách để giải quyết vấn đề của mình. Đừng quên theo dõi Việc Làm 24h thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin, bí quyết hữu ích cải thiện chất lượng cuộc sống và công việc nhé!

Xem thêm: ChatGPT trong tuyển dụng: Bí quyết tối ưu hoá sức mạnh của trí tuệ nhân tạo

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục