5 bí quyết cải thiện mức độ hài lòng, tạo niềm vui làm việc cho nhân viên

Mức độ hài lòng của nhân viên là một yếu tố rất quan trọng. Một khi nhân viên đã cảm thấy hài lòng với công việc và các chính sách của công ty, họ sẽ nỗ lực làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với công ty. Vậy, bạn đã biết những biện pháp để cải thiện mức độ hài lòng của nhân viên? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h xem những bí quyết sau đây nhé!

1. Cải thiện mức độ hài lòng bằng việc trao cho nhân viên quyền tự chủ 

Nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên không đơn thuần chỉ là tăng lương mà nhà quản lý nên tạo điều kiện cho nhân viên chủ động với công việc của mình. Bạn cũng nên khuyến khích nhân viên trang trí khu vực làm việc theo sở thích. Làm việc ở nơi mình thấy thoải mái sẽ tốt hơn nhiều so với làm việc trong một văn phòng đơn điệu.

Bạn cũng có thể tổ chức những cuộc thi nho nhỏ trong nội bộ công ty để tạo không khí sôi nổi và thúc đẩy nhân viên làm chủ thành công của chính mình. Các cuộc thi thúc đẩy nhân viên tự đề ra mục tiêu và làm việc với lòng say mê hơn là vì trách nhiệm.

Xem thêm: Bỏ túi ngay 5 cách đề nghị tăng lương khéo léo, khiến sếp không thể chối từ

2. Khuyến khích các hoạt động tập thể

cải thiện mức độ hài lòng
Các hoạt động tập thể sẽ khiến các nhân viên “xích lại gần nhau” hơn và hòa nhập với công ty.

Các hoạt động tập thể sẽ khiến các nhân viên “xích lại gần nhau” hơn và hòa nhập với công ty. Dù là người sống hướng ngoại hay hướng nội cũng đều thích được chia sẻ và quan tâm. Vì thế bạn nên tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội tiếp xúc với nhau thông qua các hoạt động trong và ngoài công ty.

Ví dụ như bạn có thể sắp xếp để toàn công ty tham gia vào các hoạt động team building, tình nguyện hoặc tổ chức hoạt động thể thao vào cuối tuần. Thông qua các hoạt động này không chỉ đem lại niềm vui cho nhân viên mà còn đem đến sự hiệu quả trong công việc của họ. Đồng thời sẽ xây dựng được một nét văn hóa doanh nghiệp rất riêng và được mọi người yêu thích.

cải thiện mức độ hài lòng
Các hoạt động tập thể nên phát triển nhiều hơn để mọi người có thể hòa nhập với nhau và mang lại hiêu quả công việc cao nhất

3. Quan tâm sức khỏe nhân viên

Để công việc diễn ra suôn sẻ và hiệu quả thì buộc nhân viên phải có sức khỏe tốt, luôn làm tốt nhiệm vụ của mình. Sức khỏe không tốt sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân nhân viên mà còn gây thiệt hại cho công ty. Đối với các căn bệnh stress, áp lực từ công việc sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên. Và đây là căn bệnh mà rất nhiều nhân viên văn phòng gặp phải.

Với vai trò là cấp trên, bạn cần khuyến khích nhân viên quan tâm hơn đến sức khỏe của họ. Tạo động lực làm việc cho họ thông qua các hoạt động ngoại khóa, chính sách khen thưởng,… để họ không còn nhiều áp lực từ công việc. Nên có hoạt động truyền thông nội bộ, có bảng tin về những việc cần làm để giữ sức khỏe tốt, nâng cao tầm quan trọng của sức khỏe. Khuyến khích nhân viên nên tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí để họ được thư giãn nhiều hơn.

4. Tạo điều kiện phát triển cho nhân viên

Khi bắt đầu làm việc tại một công ty nào đó, từ giai đoạn ứng tuyển các ứng viên thường chú ý đến quyền lợi khi làm việc tại công ty đó. Điều mà họ quan tâm ngoài mức lương đó là công ty có tạo điều kiện cho họ phát triển bản thân hay không. Vì thế, nếu có thể hãy tạo cho họ những điều kiện có thể giúp họ phát triển nhiều hơn, Vì việc này không chỉ mang lại lợi ích cho chính họ, mà còn cho công ty bạn. Bạn nên tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng mềm cho nhân viên và khuyến khích nhân viên học hỏi những điều mới. Nếu không được học hỏi, nhân viên chỉ mãi loay hoay với công việc từ ngày này sang ngày khác thì sẽ khiến họ cảm thấy chán nản, không có sự mới mẻ và có thể họ sẽ nghĩ đến giải pháp là “nhảy việc”.

cải thiện mức độ hài lòng
Bạn nên tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng mềm cho nhân viên và khuyến khích nhân viên học hỏi những điều mới.

5. Cải thiện mức độ hài lòng và tạo niềm vui cho nhân viên

Bạn chỉ cần mang đến những niềm vui nho nhỏ như vài cốc cà phê hay một chút bánh vào giờ nghỉ cũng đủ để nhân viên vui vẻ và cảm thấy được trân trọng. Vào ngày lễ, cuối tuần hoặc các dịp đặc biệt, bạn nên cùng nhân viên tổ chức các buổi tiệc nhỏ ngay tại công ty, vừa ít tốn kém vừa là dịp để mọi người xích lại gần nhau hơn.

cải thiện mức độ hài lòng
Vào ngày lễ, cuối tuần hoặc các dịp đặc biệt, bạn nên cùng nhân viên tổ chức các buổi tiệc nhỏ ngay tại công ty.

Nếu bạn tổ chức các cuộc thi trong nội bộ công ty thì nên “thưởng nóng” cho nhân viên, đừng đơn thuần quy đổi thành điểm thi đua hay thứ hạng trong bảng thành tích. Phần thưởng cụ thể như phiếu mua hàng hay một chuyến du lịch ngắn ngày sẽ khiến mọi người hào hứng hơn.

Nhiều nhà quản lý vẫn cho rằng việc cải thiện mức độ hài lòng của nhân viên là không cần thiết nhưng nếu những người này vô tình đọc được những gì nhân viên của họ viết trên các mạng xã hội thì chắc chắn họ phải suy nghĩ lại. Nếu bạn đang làm sếp, hãy cố gắng để trở thành một vị sếp được nhân viên yêu mến. Một môi trường làm việc vui vẻ, thân thiện sẽ khởi đầu cho thành công của việc kinh doanh.

Xem thêm: Làm việc 4 ngày 1 tuần: Liệu có thành xu hướng tương lai hay chỉ sớm nở chóng tàn?

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục