Tiết lộ 4 phương pháp phỏng vấn hiệu quả giúp doanh nghiệp chiêu mộ nhiều nhân tài

Phỏng vấn đóng vai trò đặc biệt đối với nhà tuyển dụng cũng như ứng viên. Thông qua các phương pháp phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được tổng quan về năng lực của các ứng viên và lựa chọn ra người phù hợp nhất. Còn với ứng viên, mỗi buổi phỏng vấn tuyển dụng khác nhau có thể giúp họ tìm được công việc ưng ý, trau dồi kỹ năng cũng như kinh nghiệm của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.

phương pháp phỏng vấn
4 phương pháp phỏng vấn hiệu quả giúp doanh nghiệp chiêu mộ nhiều nhân tài

Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đồng hành cùng với các doanh nghiệp trong sứ mệnh tìm kiếm nhân tài, 4 phương pháp pháp vấn tuyển dụng phổ biến dưới đây sẽ giúp các nhà tuyển dụng nâng cao hiệu quả tuyển dụng!

Phỏng vấn hành vi

Trong cẩm nang tuyển dụng, chúng ta không thể không nhắc đến phương pháp phỏng vấn hành vi. Phương pháp này thường ứng dụng cho những công việc không đòi hỏi kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng sẽ quan sát năng lực hành vi của ứng viên dựa trên việc đặt câu hỏi theo mô hình STAR.

  • S (Situation – Tình huống): Kể về tình huống khó khăn từng gặp phải và cách xử lý
  • T (Task – Nhiệm vụ) : Các công việc mà bạn đã từng được yêu cầu thực hiện
  • A (Activity – Hành động): Các công việc từng làm
  • R (Result – Kết quả): Kết quả của những công việc đó như thế nào? Thành công hay thất bại?

Đây là một trong những kỹ thuật phỏng vấn tuyển dụng được các chuyên gia nhân sự ưa chuộng nhất và là sự lựa chọn hàng đầu trong cẩm nang tuyển dụng

Một ví dụ điển hình cho phương pháp phỏng vấn này:

Trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng IT, nhân sự có thể đặt những câu hỏi cho ứng viên của mình như: “Công việc cụ thể mà bạn đã làm ở công ty cũ là gì?”, “Hãy cho biết những project mà bạn đã hoàn thành.”, “Đâu là tình huống khó khăn mà bạn đã gặp phải khi làm việc trong bộ phận IT và cách bạn xử lý chúng như thế nào?”…

Một nghiên cứu đã khảo sát hơn 9000 nhà lãnh đạo và nhà tuyển dụng trên toàn cầu cho thấy:

Phỏng vấn hành vi đứng thứ hai trong một cuộc cạnh tranh chặt chẽ. Kỹ thuật phỏng vấn này đang được  73% chuyên gia nhân sự trên thế giới sử dụng.

Phỏng vấn theo tình huống mô phỏng thực tế

Nếu như kỹ thuật phỏng vấn hành vi là những câu hỏi mà ứng viên có thể chuẩn bị từ trước thì phương pháp phỏng vấn tình huống luôn bất ngờ và đòi hỏi phản xạ nhanh chóng. Mô phỏng thực tế trong phỏng vấn là cung cấp cho ứng viên một tình huống hoặc sự kiện giả định. Nó tập trung vào kinh nghiệm, hành vi, kiến ​​thức, kỹ năng mềm và khả năng trong quá khứ của ứng viên thông qua cách họ xử lý tình huống.

Xem thêm: 3 câu hỏi độc đáo nhận diện kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên

phương pháp phỏng vấn

Để dễ hiểu hơn, có thể tìm hiểu tình huống sau!

“Một tập đoàn đã thuê bạn làm giám đốc quản trị nhân sự quy mô 1000 nhân viên và đang vật lộn với công tác hành chính nhân sự cần thiết. Trong khi đó, cấp trên, giám đốc điều hành yêu cầu bạn cần phải có chiến lược hơn để xử lý công việc linh hoạt. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?”

Phỏng vấn nhóm

Phỏng vấn tuyển dụng nhóm có hai loại chính: Một nhóm ứng viên và một nhóm hội đồng. Nó là phương phương pháp phỏng vấn tiết kiệm thời gian và sàng lọc ứng viên chất lượng thông qua đánh giá năng lực, thái độ của từng ứng viên.

Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả

Thứ nhất, với một nhóm ứng viên

Nhà tuyển dụng sẽ cho các ứng viên vào đồng loạt cùng một lúc. Đó có thể là 3 đến 5 người hoặc hơn. Mỗi ứng viên lắng nghe thông tin về công ty, vị trí và có thể được yêu cầu trả lời các câu hỏi hoặc tham gia các bài tập nhóm. Phỏng vấn nhóm ứng viên ít phổ biến hơn phỏng vấn nhóm hội đồng.

Thứ hai, trong một cuộc phỏng vấn nhóm hội đồng

Một ứng viên sẽ được phỏng vấn riêng bởi một hội đồng gồm hai người trở lên. Hình thức phỏng vấn này được đề cao trong cẩm nang tuyển dụng. Bởi vì nó sẽ giúp giảm thiểu tối đa những sai sót từ phía nhà tuyển dụng cũng như mở ra cho doanh nghiệp góc nhìn tổng quan hơn về ứng viên.

phương pháp phỏng vấn

Cuối cùng, để cuộc phỏng vấn nhóm đạt hiệu quả cao, nhà tuyển dụng cần đặt ra số lượng câu hỏi phỏng vấn tối đa là 8 đến 10 câu. Người phỏng vấn cần đáp ứng các tiêu chí như có khả năng lắng nghe, nhanh nhạy, dẫn dắt tốt để không lạc chủ đề. Đặc biệt, không để cái “tôi” ảnh hưởng đến việc lãnh đạo nhóm.

Phỏng vấn kỹ thuật

phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn kỹ thuật là hình thức phỏng vấn mang tính thực tiễn cao

Phỏng vấn kỹ thuật là hình thức phỏng vấn mang tính thực tiễn cao. Có rất nhiều nhà tuyển dụng đã dùng phương pháp phỏng vấn này để làm giàu cẩm nang tuyển dụng của họ. Nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên thực hiện trực tiếp công việc đó để kiểm tra xem mức độ thực hiện của ứng viên đến đâu và đưa ra quyết định.

Hiểu đơn giản thì đây là một bài test ngắn gọn dành cho nhiều ứng viên mà thông qua đó nhà tuyển dụng đánh giá được sơ bộ về năng lực từng người. Trong tuyển dụng IT, kế toán, hành chính nhân sự, Marketing,… sẽ thường kết hợp phỏng vấn kỹ thuật kèm theo một số hình thức khác để đánh giá chính xác nhất kiến thức và kỹ năng của từng ứng viên và sàng lọc ra người phù hợp nhất.

phương pháp phỏng vấn
Đánh giá chính xác nhất kiến thức và kỹ năng của từng ứng viên và sàng lọc ra người phù hợp nhất.

Trên đây là 4 phương pháp phỏng vấn tuyển dụng phổ biến nhất mà nhà tuyển dụng cần lưu lại trong cẩm nang của mình, sự kết hợp hài hoà giữa các phương pháp trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tìm kiếm được nhiều nhân tài. Ngoài ra, đối với mỗi ngành nghề và vị trí khác nhau sẽ cần đến những kỹ thuật phỏng vấn cụ thể hơn.

Hy vọng với những thông tin hữu ích như trên các nhà tuyển dụng nắm bắt và thực hiện thật tốt!

Nếu bạn đang có nhu cầu tối ưu chi phí tuyển dụng nhân sự, đừng bỏ qua những ưu đãi dành riêng cho nhà tuyển dụng của Việc Làm 24h. Bạn có thể tham khảo thêm gói dịch vụ Đăng Tin Tuyển Dụng Miễn Phí với nhiều quyền lợi hấp dẫn bên dưới.

Xem thêm: Bật mí 2 loại hợp đồng lao động và hình thức ký kết doanh nghiệp cần nắm rõ

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục