Bật mí bí quyết giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp

1. Lắng nghe bằng thái độ tích cực

Việc lắng nghe một cách chân thành cho thấy rằng bạn rất quan tâm đến những gì đồng nghiệp đang nói và thể hiện sự tôn trọng dành cho họ. Khi giao tiếp, đừng quên hướng cơ thể về phía đồng nghiệp và nhìn trực tiếp khi họ nói. Chúng ta thường mắc sai lầm là ngắt lời khi người khác đang nói, hãy hạn chế điều này để hiểu ý đối phương một cách trọn vẹn. Sau đó bạn có thể tương tác bằng cách đặt câu hỏi để làm rõ bất kỳ vấn đề nào đang thắc mắc và chú ý ngừng việc gửi mail hoặc nhắn tin khi ai đó bắt chuyện với bạn.

bat-mi-bi-quyet-giao-tiep-hieu-qua-voi-dong-nghiep
Giao tiếp không tinh tế sẽ dẫn đến nhiều hiểu lầm không đáng có, vì vậy, hãy để đồng nghiệp cảm nhận được sự cởi mở và tin cậy nơi bạn.

2. Nói chuyện trực tiếp một cách thận trọng

Giao tiếp không tinh tế sẽ dẫn đến nhiều hiểu lầm không đáng có, hãy để đồng nghiệp cảm nhận được sự cởi mở và tin cậy nơi bạn. Nếu bạn đang muốn nói chuyện trực tiếp để giải quyết các bất đồng hoặc khắc phục các vấn đề phức tạp thì sự truyền đạt nhẹ nhàng, từ tốn với ngôn ngữ rõ ràng, thân thiện và lịch sự là điều vô cùng cần thiết.

3. Đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng

Khi đưa ra phản hồi, hãy kiểm soát cảm xúc cá nhân và giúp đồng nghiệp hiểu những gì bạn đã nói với họ. Hãy để đối tượng giao tiếp của bạn cảm nhận rằng bạn đang cố gắng góp ý tích cực, giúp họ cải thiện một vấn đề nào đó thay vì để lại ấn tượng “hách dịch và thích dạy dỗ”.

bat-mi-bi-quyet-giao-tiep-hieu-qua-voi-dong-nghiep-hinh2
Giao tiếp khéo léo sẽ giúp cả hai gắn kết và hợp tác xử lý công việc ăn ý hơn

4. Chú ý trả lời mail và tin nhắn

Một số người thích giao tiếp qua email trong khi vài người khác lại thích nói chuyện điện thoại, nhắn tin hoặc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. Đối với những người thích trao đổi qua mail hoặc các công cụ điện tử khác, nếu bạn đang không tiện để liên hệ, đừng quên thiết lập một tin nhắn tự động để cho đồng nghiệp của bạn biết rằng bạn không ở trong văn phòng và khi nào cần trả lời từ bạn hoặc họ có thể liên lạc với ai khi bạn đi vắng .

5. Trao đổi chủ đề liên quan đến họ

Cuộc giao tiếp chỉ thành công khi nội dung trò chuyện liên quan đến những gì người khác quan tâm. Trước khi trao đổi với đồng nghiệp, bạn nên tìm hiểu xem những gì bạn nói hoặc viết có liên quan đến họ hay không và chia sẻ ngắn, đơn giản, dễ hiểu.

Nhìn chung, khi giao tiếp với đồng nghiệp, bạn nên giữ sự chân thành và chia sẻ trong giới hạn cho phép. “Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ” nên hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn tạo được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp nhé!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục