10 cách thuyết trình hay giúp bạn tỏa sáng trước mọi người

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao bản thân luôn cảm thấy lo lắng và không biết bắt đầu từ đâu khi phải thuyết trình trước đám đông. Trong khi một số người sẵn sàng thể hiện bản thân đầy lôi cuốn, với phong thái tự tin, khiến khán giả bị thu hút ngay từ những giây phút đầu tiên. Chìa khóa quyết định nằm ở kỹ năng thuyết trình! Trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, chúng ta sẽ khám phá cách thuyết trình hay và ấn tượng để biến buổi thuyết trình trở thành một màn hình diễn truyền cảm hứng, ghi điểm trước mọi đối tượng khán giả.

Thuyết trình là gì?

Thuyết trình là hình thức trình bày thông tin, ý kiến hoặc ý tưởng trước một nhóm người nghe. Đây là quá trình truyền đạt thông tin cụ thể, có mục tiêu rõ ràng, nhằm truyền tải thông điệp, giải thích khái niệm, thuyết phục hoặc tạo động lực cho khán giả. Thuyết trình có thể diễn ra trong nhiều bối cảnh khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như trình bày kế hoạch hoặc ý tưởng trước lãnh đạo hoặc học sinh trình bày nội dung bài khóa luận cho giáo viên.

Các yếu tố làm nên bài thuyết trình hay và ấn tượng

cách thuyết trình hay
Đâu là yếu tố làm nên cách thuyết trình hay và ấn tượng?

Người mới bắt đầu có xu hướng sử dụng giấy hoặc nhìn vào slide để đọc trong suốt quá trình thuyết trình, điều này khiến buổi thuyết trình trở nên khô khan, nhàm chán. Do đó, quá trình chuẩn bị và luyện tập cẩn thận là một phần quan trọng để thuyết trình thành công.

Cách thuyết trình hay cần có các yếu tố quan trọng sau:

  • Phong thái tự tin, thoải mái của người thuyết trình.
  • Nội dung bài thuyết trình cung cấp thông tin hữu ích.
  • Thời gian thuyết trình hợp lý.
  • Mở đầu và kết thúc bài thuyết trình ấn tượng. 
  • Cấu trúc bài thuyết trình mạch lạc, logic. 
  • Giọng nói rõ ràng, dễ nghe, truyền cảm hứng. 
  • Đảm bảo duy trì sự tương tác tích cực với khán giả, người nghe.

10 cách thuyết trình hay và ấn tượng giúp bạn tỏa sáng!

cách thuyết trình hay
Tỏa sáng trước mọi người với 10 cách thuyết trình hay và ấn tượng 

1. Xác định mục tiêu thuyết trình

What –  Bạn muốn nói gì? Bạn muốn người nghe hiểu gì?

Who – Bạn thuyết trình cho ai nghe? Họ thuộc đối tượng nào, sở thích là gì,  trình độ ra sao? Ví dụ đối tượng là các nhà khoa học thì nội dung cần chi tiết, thuyết phục và logic. Còn nếu đối tượng là học sinh tiểu học thì nội dung cần nhiều hình ảnh, sinh động, dí dỏm.

How – Bạn sẽ truyền tải thông điệp đến người nghe như thế nào? Cách sử dụng Powerpoint, hình ảnh, video, các mẫu đối thoại và ngôn ngữ hình thể ra sao?

When – Thời gian buổi thuyết trình diễn ra trong bao lâu?

Where – Nơi thuyết trình ở đâu? Có cần chuẩn bị âm thanh, máy chiếu, micro,… cho buổi thuyết trình không?

2. Cách mở đầu bài thuyết trình hay

Phần mở đầu bài thuyết trình cần định hướng người nghe bằng cách giới thiệu sơ lược nội dung, chủ đề và mục tiêu cần đạt được thông qua bài thuyết trình. Cách mở đầu bài thuyết trình hay sẽ lôi kéo sự chú ý của người nghe ngay từ những giây phút đầu tiên. 

Có nhiều cách mở đầu bài thuyết trình hay chẳng hạn như:

Một câu chuyện hài hước: Đây là cách mở đầu mang lại cảm giác thoải mái, thân thiện với khán giả ngay từ những giây phút đầu tiên. Nhờ đó, khán giả có thể mở lòng đón nhận những nội dung tiếp theo trong bài thuyết trình của bạn. Tuy nhiên, cần chú ý chọn lọc nội dung câu chuyện thật ngắn gọn, logic và cân đối thời lượng phần mở đầu khi dẫn dắt vào nội dung chính.

Đặt câu hỏi gợi mở: Cách đưa ra câu hỏi thú vị, liên quan đến chủ đề thuyết trình sẽ kích thích sự tò mò của khán giả.

Đưa ra số liệu ấn tượng: Với những con số đáng tin cậy, chính xác về chủ đề thuyết trình, bạn sẽ dễ dàng thu hút được sự quan tâm của khán giả. 

Sử dụng tin tức mới nhất: Các sự kiện, tin tức nóng hổi được cập nhật khéo léo là cách mở đầu bài thuyết trình hay, đầy ấn tượng. Khán giả sẽ tập trung và lắng nghe tiếp những nội dung liên quan đến đề tài đó.

Nhắc đến người nổi tiếng: Những câu nói nổi tiếng, quan điểm, trích dẫn của những người nổi tiếng như diễn giả, tổng thống, nhà phê bình,… luôn ấn tượng và được nhiều người biết đến. 

Lời khẳng định tích cực: Những câu khẳng định như “Tôi tin rằng những gì sắp chia sẻ đây sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn về…” sẽ dẫn dắt cảm xúc khán giả ngay từ khi mở đầu.

Kết nối với khán giả: Biến tấu câu mở đầu và mang đến sự đồng điệu với người nghe bằng cách chia sẻ “Tôi nghĩ rằng, dù chúng ta là ai, dù chúng ta đang làm việc ở lĩnh vực nào thì hầu hết chúng ta đều quan tâm sâu sắc đến…” 

Trích dẫn bài nghiên cứu: Trích dẫn các báo cáo, nghiên cứu gần nhất để mang đến độ chính xác, đáng tin cậy.

Một video ngắn: Bằng cách mở một video ngắn, liên quan đến nội dung thuyết trình sẽ giúp người nghe chú ý và ổn định trước khi bắt đầu phần thuyết trình. 

Xem thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông thu hút, thuyết phục

3. Cách làm bài thuyết trình hay phụ thuộc vào mức độ thấu hiểu đối tượng thính giả 

cách thuyết trình hay
Cách làm bài thuyết trình hay phụ thuộc vào việc thấu hiểu rõ khán giả là ai

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, trước khi bắt đầu thuyết trình, bạn nên tìm hiểu khán giả là ai, họ muốn nghe điều gì và vấn đề mà họ đang cần giải quyết. Dựa vào đó, bạn có thể điều chỉnh nội dung thuyết trình phù hợp cũng như đưa ra những câu hỏi, ví dụ,… nhằm tạo sự tương tác tích cực từ khán giả.

4. Nội dung bài thuyết trình đi đúng trọng tâm 

Trước khi bắt đầu, hãy xác định mục tiêu rõ ràng của buổi thuyết trình, điều này sẽ giúp bạn tập trung vào thông điệp cốt lõi và tránh lạc đề. Bạn nên hình dung và xây dựng cấu trúc buổi thuyết trình với các điểm chính cũng như xác định cách thức để phát triển mỗi điểm chín rõ ràng và logic. Nội dung cần tập trung vào những thông tin quan trọng nhất và loại bỏ những chi tiết không cần thiết, mơ hồ, không chính xác. 

Trong quá trình thuyết trình, bạn nên xây dựng mối liên kết giữa các phần chặt chẽ để khán giả dễ theo dõi và hiểu rõ hơn về quan điểm của bạn. Ngoài ra, việc lặp lại những điểm chính quan trọng và tóm tắt nội dung đã được trình bày trước đó sẽ giúp khán giả tiếp thu và ghi nhớ thông tin tốt hơn. Đừng quên phân chia thời gian cho mỗi phần của bài thuyết trình và tuân thủ thời lượng đúng theo kế hoạch.

5. Chú ý slide thuyết trình và các phương tiện hỗ trợ

Cách để thuyết trình hay không thể thiếu slide và các phương tiện hỗ trợ phù hợp, tránh trường hợp người nghe “ngộp” kiến thức vì cách trình bày thao thao bất tuyệt của bạn. 

Dưới đây là một số gợi ý mà bạn cần chú ý về slide thuyết trình:

Phong cách thiết kế: Slide thuyết trình nên được thiết kế đơn giản, tránh sử dụng quá nhiều màu sắc, font chữ hoặc hiệu ứng quá phức tạp. Sử dụng màu sắc hài hòa và font chữ dễ đọc để tăng tính trực quan và hấp dẫn của slide.

Sử dụng hình ảnh, video và biểu đồ: Để minh họa và trực quan thông tin thì hình ảnh, video và biểu đồ có thể giúp khán giả hiểu rõ hơn về các khái niệm và số liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Thông tin vừa đủ: Trên mỗi slide, hãy tập trung vào các ý chính, thông điệp quan trọng. Nội dung slide quá lan man, dài dòng có thể làm người nghe mất tập trung.

Sử dụng các điểm nổi bật: Nhấn mạnh nội dung quan trọng với số mục, màu sắc, đánh dấu,… để khán giả theo dõi dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc sử dụng các hiệu ứng chuyển đổi, zoom in/out,… sẽ tạo cảm giác thú vị cho người xem nhưng nhớ tiết chế để không gây xao nhãng.

Sắp xếp logic và tuần tự: Đảm bảo rằng slide thuyết trình được sắp xếp m logic, mạch lạc, rõ ràng. Đồng thời các thông tin trên slide nên liên kết và nhất quán với chủ đề thuyết trình. 

Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ: Kiểm tra và chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện hỗ trợ như máy chiếu, máy tính, loa, điều khiển từ xa,… trước khi bắt đầu thuyết trình. 

Xem thêm: Khám phá các cách làm slide thuyết trình chuyên nghiệp, ấn tượng

6. Phong thái tự tin, chuyên nghiệp là cách thuyết trình hay nhất

cách thuyết trình hay
Phong thái tự tin, chuyên nghiệp tạo nên cách thuyết trình hay và ấn tượng 

Bí mật cách thuyết trình hay và ấn tượng nằm ở việc bạn nắm vững nội dung thuyết trình và hiểu rõ thông điệp chính cần truyền đạt. Bạn có thể thử luyện tập thuyết trình để quen thuộc với nội dung và đưa ra phương pháp trình bày thoải mái nhất có thể. Nhờ đó, bạn trở nên tự nhiên, tự tin hơn trong cách thể hiện bài thuyết trình cũng như trả lời câu hỏi, thắc mắc của khán giả.

Trong quá trình thuyết trình, bạn nên sử dụng giọng điệu, ngôn từ và cử chỉ rõ ràng để truyền đạt thông điệp của bạn chính xác và “có hồn” hơn. Hãy nói chậm mà rõ ràng, mỉm cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả, tránh nói quá nhanh hoặc mập mờ ậm ừ. 

Giữ thẳng lưng, đối mặt với khán giả và thể hiện sự tự tin vào nội dung thuyết trình trong cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt. Tránh các tư thế như chắp hai tay sau lưng, khoanh tay, để tay trong túi, gõ chân xuống nền nhà,… Hãy di chuyển chậm rãi, tự nhiên xung quanh sân khấu để gia tăng sự tương tác với khán giả. Đồng thời, hãy lắng nghe và giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của khán giả bằng cách tạo bầu không khí thân thiện để khán giả cảm thấy thoải mái khi tham gia thảo luận.

7. Tương tác với người xem

Cách để thuyết trình hay không chỉ đến từ phía người thuyết trình mà còn là sự tham gia của khán giả, người xem. Thay vì bị động ngồi nghe, mọi người thường thích tham gia và được thảo luận từ hai phía. Do đó, bạn nên thêm vào bài thuyết trình những câu hỏi để động viên khán giả chia sẻ ý kiến về chủ đề thuyết trình. Hãy biến bài thuyết trình trở thành một cuộc thảo luận tự nhiên dưới sự hướng dẫn của bạn.

8. Kết thúc ấn tượng

“Đầu xuôi đuôi lọt”, tương tự với lời mở đầu, bạn nên kết thúc bài thuyết trình thật ấn tượng và chuyên nghiệp. Hãy tóm tắt lại nội dung chính của bài thuyết trình ngắn gọn. Điều này giúp khán giả hệ thống lại thông tin và nhớ lâu hơn những điểm quan trọng mà bạn muốn truyền đạt. Bạn có thể nhấn mạnh một ý tưởng mới, một câu nói truyền cảm hứng, một lời chúc tốt đẹp,… Cuối cùng, hãy cảm ơn khán giả vì đã lắng nghe và tham gia tích cực vào bài thuyết trình.

9. Lắng nghe và cải thiện

Lắng nghe góp ý từ khán giả và sẵn lòng cải thiện là một phần quan trọng trong cách thuyết trình hay và ấn tượng. Cách thuyết trình hay không phụ thuộc vào nhận định của cá nhân bạn mà còn đến từ thái độ và phản ứng của người xem. Hãy chú ý quan sát cảm xúc của khán giả, liệu họ có đang thắc mắc trước những gì bạn đã chia sẻ hay không, nếu có hãy điều chỉnh ngay lập tức.

Sau khi thuyết trình xong, bạn có thể thu thập góp ý từ khán giả và tìm hiểu liệu họ cảm thấy bài thuyết trình của bạn như thế nào. Trong quá trình lắng nghe góp ý, bạn không nên phản đối hoặc tranh cãi ngay lập tức. Thay vào đó, hãy lắng nghe chân thành và giữ tinh thần cởi mở, khách quan.

Kết luận

Kỹ năng thuyết trình không chỉ dừng lại ở cách truyền đạt thông tin rõ ràng, mà còn là khả năng xây dựng sự kết nối và ghi điểm trong lòng khán giả.  Nếu muốn “hô biến” mỗi buổi thuyết trình trở thành một trải nghiệm đáng nhớ, hãy tham khảo và áp dụng những cách thuyết trình hay mà Việc Làm 24h giới thiệu trên để truyền đạt thông điệp hiệu quả, tạo dựng ấn tượng và để lại dấu ấn khó phai trong lòng khán giả. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Không chỉ là nền tảng kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng uy tín, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h còn là trang web hỗ trợ ứng viên tạo CV chuyên nghiệp miễn phí. Chỉ mất khoảng 3 phút, bạn đã có thể tạo CV xin việc trên trang web Việc Làm 24h. Với giao diện trực quan, đơn giản, trang web Việc Làm 24h cho phép người dùng tạo CV dễ dàng qua điện thoại, máy tính, máy tính bảng,…

Xem thêm: Chốt sale là gì? Bỏ túi bí kíp chốt sale thần tốc khiến khách hàng không thể chối từ

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục