Data khách hàng là gì? Có nên mua bán danh sách data khách hàng?

Đây là công cụ quan trọng hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo và Marketing của mỗi doanh nghiệp diễn ra thành công. Vậy data khách hàng là gì và làm cách nào thu thập nguồn data miễn phí hiệu quả? Bài viết dưới đây Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp các bạn hiểu rõ về khái niệm và vai trò của data đối với công việc sales. 

data khách hàng
Data khách hàng được nhiều doanh nghiệp sử dụng

Data khách hàng là gì? 

data khách hàng
Data khách hàng là gì?

Data khách hàng (Customer data) là dữ liệu khách hàng bao gồm những thông tin được thu thập trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Data khách hàng hỗ trợ các chiến dịch Marketing nhằm mục đích nghiên cứu khách hàng để doanh nghiệp có cơ sở tiến hành những chiến lược kinh doanh lâu dài, đạt hiệu quả cao.

Bao gồm một số thông tin như họ và tên, giới tính, độ tuổi, số điện thoại, email,… Thông qua những dữ liệu này, doanh nghiệp có thể gửi đến khách hàng những chương trình khuyến mãi theo tần suất nhất định. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tư vấn và cung cấp những thông tin khách hàng quan tâm về sản phẩm/dịch vụ. 

Đây là cơ sở để doanh nghiệp khai thác thị hiếu, nhu cầu và phân loại những khách hàng tiềm năng nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Có thể nói, data khách hàng tiềm năng chính là công cụ hoàn hảo giúp doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh bền vững. 

Tìm kiếm nguồn data miễn phí từ đâu?

data khách hàng
Làm thế nào để tìm kiếm và thu thập data khách hàng miễn phí?

Tìm kiếm nguồn data miễn phí dựa trên nhiều phương thức khác nhau, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn như sau: 

1. Chiến lược samples

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn data miễn phí thông qua các hoạt động quảng bá mẫu dùng thử sản phẩm/dịch vụ nhằm đem hình ảnh thương hiệu đến gần với khách hàng hơn. Khách hàng có thể dùng các mẫu thử online trên website của doanh nghiệp và để lại phản hồi, đánh giá về sản phẩm/dịch vụ đó. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thu thập data dễ dàng bằng thông tin mà khách hàng đã đăng ký trực tuyến. 

2. Chiến dịch quảng cáo 

Các chiến lược quảng cáo được doanh nghiệp áp dụng để thúc đẩy quá trình nhận thức và đẩy mạnh tương tác của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Khách hàng tương tác trực tiếp với sản phẩm/dịch vụ qua các kênh như Youtube, Zalo, Facebook, Tik Tok,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tìm kiếm và thu thập data với số điện thoại, địa chỉ mà khách hàng để lại. 

3. Kết hợp công nghệ 

Doanh nghiệp có thể thiết lập website doanh nghiệp kết hợp với các ứng dụng công nghệ thu thập data như Google Analytics, Piwik PRO, Mixpanel, Matomo,… Thông qua hình thức này, được thống kê chính xác nhờ vào việc khách hàng đăng ký qua Email, số điện thoại hoặc các tài khoản Google, Facebook, Zalo, Instagram,… Doanh nghiệp có thể kết hợp với các ứng dụng phân tích dữ liệu để tìm hiểu sở thích, nguồn giới thiệu, chi tiết chuyển đổi và hành vi, thời gian thực của khách hàng truy cập trang web,…

4. Công cụ lưu trữ dữ liệu CRM 

Các doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ lưu trữ dữ liệu CRM – Customer Relationship Management để đảm bảo tối ưu doanh thu và chi phí hiệu quả nhờ hệ thống quản lý quan hệ khách hàng này. Công cụ này giúp doanh nghiệp theo chân khách hàng toàn diện với toàn bộ thông tin của khách hàng tiềm năng được lưu trữ như khách hàng đến từ kênh nào, sở thích cá nhân, các sản phẩm từng mua, các khúc mắc khách hàng đang gặp phải,… Từ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp các dịch vụ cá nhân để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Xem thêm: CRM là gì? Vì sao các doanh nghiệp đều cần CRM?

Data khách hàng có vai trò gì đối với công việc sales?

data khách hàng
Data có vai trò gì đối với công việc sales?

Bộ phận sales vừa tư vấn và chốt đơn hàng, vừa chăm sóc và xây dựng mối quan hệ với khách hàng để họ trở thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Vậy data có vai trò gì đối với công việc của bộ phận sales?

Chăm sóc khách hàng cũ: Khéo léo xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũ giúp doanh nghiệp ghi điểm trong tâm trí khách hàng. Nhờ sự giới thiệu nhiệt tình của khách hàng cũ mà doanh nghiệp sẽ có thêm những khách hàng mới.

Theo dõi khách hàng tiềm năng: Data giúp doanh nghiệp nghiên cứu và phân loại đối tượng khách hàng tiềm năng để kịp thời nắm bắt và đáp ứng nhu cầu mua hàng của đối tượng này.

Thu thập phản hồi: Nhân viên bán hàng có thể trao đổi thêm thông tin với khách hàng để thu thập phản hồi, đánh giá về sản phẩm/dịch vụ thông qua data. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ dựa vào những đánh giá khách quan đó.

Xem thêm: Feedback là gì? Tiết lộ 7 bước tiếp nhận và phản hồi feedback khách hàng đúng chuẩn 

Nghiên cứu Insight khách hàng: Doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn data để vẽ nên bức chân dung toàn diện. Điều này giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu và triển khai các chiến lược kinh doanh đúng định hướng.

Tuy nhiên, data chỉ mang lại những lợi ích trên trong trường hợp doanh nghiệp thu thập, xử lý và chọn lọc những dữ liệu chất lượng. 

Có nên mua bán data khách hàng không?

data khách hàng
Làm thế nào để mua bán data?

Mua data

Bên cạnh cách tìm kiếm và thu nhập nguồn miễn phí, doanh nghiệp có thể mua data cho các chiến lược kinh doanh và quảng cáo. Việc mua có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp: 

  • Data miễn phí thường được sử dụng nhiều, điều này khiến khách hàng cảm thấy khó chịu.
  • Hỗ trợ các phòng ban, bộ phận thu hút khách hàng tiềm năng và dễ dàng thiết lập kế hoạch cho các chiến dịch cần triển khai.
  • Giúp nhân viên bán hàng tương tác và thỏa mãn nhu cầu khách hàng dễ dàng hơn, nhờ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao doanh số hiệu quả.
  • Có nhiều cơ hội để phát triển hơn so với đối thủ cạnh tranh.
  • Mua data giúp doanh nghiệp tập trung chính xác vào đối tượng khách hàng mục tiêu

Tuy nhiên, trước khi mua data, doanh nghiệp cần tìm hiểu xem nguồn data đó có được bán hợp pháp dựa theo quy định của pháp luật hay không. Đặc biệt là doanh nghiệp phải biết sử dụng data hiệu quả, điều này đến từ năng lực tư vấn và chốt đơn của đội ngũ bán hàng. 

Xem thêm: Big data là gì? Ứng dụng ra sao để làm chủ dữ liệu trong thời đại số?

Bán data khách hàng

Bên cạnh việc mua data thì nhiều doanh nghiệp thực hiện việc rao bán cho những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng. Mức giá bán cho mỗi gói dao động từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng, tùy vào loại dữ liệu, số lượng và chất lượng từ nguồn data. Tuy nhiên điều này khá nguy hiểm, khi bán data mà gây nên những hậu quả nghiêm trọng, doanh nghiệp có thể bị xử lý hình sự. Do đó, việc bán data chỉ nên dừng ở các thông tin ở mức độ tham khảo, bên mua có thể sử dụng để nghiên cứu hành vi mua hàng và phục vụ cho việc triển khai kế hoạch kinh doanh cần thiết.

Những data nào được quan tâm nhất hiện nay?

data khách hàng
Data khách hàng vay tín chấp và BĐS đang được quan tâm nhất hiện nay 

1. Data khách hàng vay tín chấp

Data khách hàng vay tín chấp là tổng hợp thông tin đang có nhu cầu vay tín chấp. Nguồn dữ liệu này giúp nhân viên tín dụng nắm những thông tin về khách hàng như họ và tên, địa chỉ, số điện thoại,… nhằm mục đích triển khai hoạt động tín dụng hiệu quả hơn. 

2. Data khách hàng BĐS

Data khách hàng bất động sản đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh và tiếp thị các sản phẩm bất động sản. Hiện nay, data BĐS quyết định đến 50% thành công của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này. Do đó, các doanh nghiệp này luôn cố gắng xây dựng và thu thập cơ sở dữ liệu khách hàng rõ ràng và chất lượng. 

Mua data ở đâu?

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp cung ứng, tuy nhiên không phải bên nào cũng đảm bảo chất lượng. Do đó, doanh nghiệp cần phải lựa chọn các địa chỉ mua data uy tín và đương nhiên phải chịu bỏ ra số tiền không nhỏ để thu về nguồn data chất lượng. Các bạn nên dành thời gian tìm kiếm thông tin doanh nghiệp cung ứng nguồn data và tìm hiểu chuyên sâu về mảng dịch vụ quan tâm để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về data khách hàng cùng như việc mua bán data. Có được data khách hàng chất lượng không phải việc dễ dàng, khi doanh nghiệp đã có data việc tiếp cận và chăm sóc, giữ chân khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng hiệu quả.

Xem thêm: Khách hàng tiềm năng là gì? Đâu là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục