Nên làm gì khi không đạt KPI: Trốn tránh hay đương đầu?

Trong công việc, mục tiêu KPI (Key Performance Indicator) luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và thành tựu cá nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được KPI đề ra. Đối diện với tình huống không đạt KPI, nhiều người lo lắng không đạt KPI thì làm gì và làm việc không đạt KPI, có nên xin nghỉ việc không? Trong bài viết này, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá những hướng giải quyết khi bạn không đạt KPI nhé!

KPI là gì? 

không đạt kpi
KPI là chỉ số đánh giá hiệu suất công việc nhân viên được nhiều doanh nghiệp áp dụng

KPI là viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator, dịch ra tiếng Việt là chỉ số đánh giá hiệu suất công việc. KPI là một tập hợp các chỉ số hoặc mục tiêu được thiết lập để đo lường và đánh giá hiệu suất hoặc thành tựu của nhân viên. 

KPI thường được thống nhất giữa quản lý và nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định KPI càng chi tiết và rõ ràng thì càng đánh giá chính xác năng lực nhân viên. Chẳng hạn như KPI của nhân viên kinh doanh là mang về 100 triệu doanh số trong tháng này. 

Xem thêm: Chạy KPI là gì? Cách chạy KPI hiệu quả đưa doanh nghiệp đi đến thành công

Vì sao doanh nghiệp thường đặt ra KPI cho nhân viên?

không đạt kpi
Vì sao nhiều doanh nghiệp sử dụng KPI để đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên?

Dựa vào KPI, nhân viên có thể xác định mục tiêu cụ thể cần đạt được trong thời gian nhất định như ngày, tuần, tháng,… Nhờ đó, bạn dễ dàng theo dõi và thực hiện mục tiêu bằng cách chia công việc thành các KPI nhỏ. Chẳng hạn như nếu mục tiêu hàng tháng của bạn là phải đạt doanh số bán hàng 200 triệu đồng, bạn có thể thiết lập KPI hàng tuần là 50 triệu đồng và KPI hàng ngày là 10 triệu đồng. Bằng cách này, bạn có thể theo dõi hiệu suất làm việc chặt chẽ hơn.

Đồng thời, KPI giúp bạn giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện công việc. Nhờ đó, bạn nhận ra mình đang chậm tiến độ và không đạt KPI để kịp thời đưa ra những quyết định và giải pháp đảm bảo hiệu quả công việc. Nếu nhân viên hoàn thành công việc tốt, ổn định và đạt hoặc vượt qua KPI hàng tháng, cấp trên sẽ đánh giá cao. Chưa kể đến cơ hội nhận thưởng “nóng”, tăng lương hoặc thăng tiến trong công việc. 

Xem thêm: Hướng dẫn mẫu tính lương theo KPI chuẩn nhất doanh nghiệp cần biết

Làm việc không đạt KPI có nên xin nghỉ?

không đạt kpi
Làm việc không đạt KPI có nên xin nghỉ?

Khi không đạt KPI, công ty thường cho bạn thời gian và cơ hội cải thiện hiệu suất làm việc. Nếu tình hình vẫn không cải thiện, đương nhiên có thể xảy ra các tình huống xấu như giảm lương, hạ cấp hoặc thậm chí chấm dứt hợp đồng làm việc.

Vậy làm việc không đạt KPI có nên xin nghỉ việc? Câu là lời là không. Kết quả công việc không như kỳ vọng không đồng nghĩa với thất bại. Thử nghĩ xem bạn đã đặt hết tâm sức bản thân vào công việc chưa? Bạn có thu hoạch được gì sau quãng thời gian cố gắng hay không? Một vài trường hợp dù bạn đã cố gắng hết sức nhưng gặp phải sự tình vượt ngoài dự kiến. Lúc này chính là thời điểm công ty đặt vào tay bạn những cơ hội thể hiện năng lực, hãy dốc toàn lực. 

Đương nhiên, bạn cũng cần nhìn lại xem mình đã cố gắng hết sức chưa. Kết quả công việc không đạt KPI có thể do chưa tập trung, chưa biết cách phát huy hết năng lực trong công việc hoặc chưa có phương pháp làm việc hiệu quả. Thử nghĩ xem, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi bị công ty đánh giá thấp? Bạn có bị tuột mood nếu đồng nghiệp đều đạt KPI, còn bạn thì không? Nếu không đạt KPI và cam chịu sống mãi trong thất bại, bạn sẽ nghi ngờ bản thân và hình thành những suy nghĩ về việc nghỉ việc để trốn tránh việc đối mặt. Vậy không đạt KPI thì làm gì? 

Xem thêm: 6 điều cần chuẩn bị trước khi nghỉ việc mà người lao động cần biết

Không đạt KPI thì làm gì? Trốn tránh hay đương đầu?

không đạt kpi
Không đạt KPI thì làm gì? Làm cách nào để vượt qua nỗi sợ không đạt KPI?

1. Xác định nguyên nhân không đạt KPI

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trước tiên, bạn nên tìm hiểu và xác định các KPI không đạt được. Mỗi ngày đi làm, bạn nên biết mình cần làm những gì, hoàn thành công việc như thế nào và tiến độ công việc ra sao. Hãy xem xét mục tiêu và số liệu cụ thể liên quan đến KPI đó. 

Hãy tự kiểm tra bản thân và xác định nguyên nhân chính dẫn đến việc không đạt KPI. Đồng thời, trao đổi với nhà quản lý hoặc đồng nghiệp, để xem góc nhìn của họ ra sao về nguyên nhân bạn không đạt KPI. Đó có thể là do thiếu kế hoạch, không nhận được sự hỗ trợ kịp thời, phương pháp làm việc còn quá dựa vào lý thuyết mà thiếu thực tế,…

2. Lập kế hoạch cải thiện KPI

Sau khi nắm rõ nguyên nhân hoặc các yếu tố khiến bạn không đạt KPI, hãy xác định những bước cần thực hiện để “sai đâu chữa đó” và cải thiện hiệu suất làm việc. Chẳng hạn như bổ sung kiến thức, phát triển kỹ năng, thay đổi cách làm việc hoặc thậm chí là tìm sự hỗ trợ từ nhà quản lý, đồng nghiệp có kinh nghiệm.

Xem thêm: Phần mềm KPI là gì? TOP phần mềm quản lý KPI đắc lực dành cho doanh nghiệp

3. Chia nhỏ KPI

Bạn có thể chia nhỏ KPI thành từng tuần hoặc thậm chí từng ngày để dễ dàng theo dõi và kiểm soát hiệu suất làm việc. Hãy tách KPI lớn thành các KPI nhỏ hơn và theo dõi tiến trình hoàn thành công việc. Nhờ đó, bạn có thể phát hiện vấn đề sớm hơn và đưa ra biện pháp khắc phục tình hình kịp thời. 

Hơn nữa, chia nhỏ KPI giúp bạn nâng cao khả năng thích nghi với tiến độ công việc và áp lực. Điều này giúp bạn xây dựng tinh thần làm việc hăng hái và nhiệt huyết hơn.

4. Tập trung 100% trong công việc

Bạn cần hiểu rằng cải thiện và đạt được mục tiêu KPI không mang đến kết quả tích cực ngay lập tức. Bạn cần đầu tư thời gian, công sức và duy trì sự kiên nhẫn, tinh thần bền bỉ để đạt được điều đó. Để đạt được KPI, bạn cần quyết tâm cải thiện bản thân và cam kết không bao giờ từ bỏ mục tiêu. 

Xem thêm: Deep Work là gì? Phương pháp giúp tập trung cao độ, bứt phá mọi mục tiêu

5. Tìm kiếm sự hỗ trợ

Khi bạn phải đối mặt với các KPI khó nhằn, chắc rằng những “tiền bối” đi trước cũng đã từng trải qua tình huống “dầu sôi lửa bỏng” tương tự. Hãy tìm kiếm lời khuyên hữu ích từ những người có kinh nghiệm để rút ra những chân lý về kỹ thuật, phương pháp hoặc công cụ mà họ đã sử dụng để đạt được mục tiêu KPI. Bên cạnh đó, thay vì tự mình mò mẫm, bạn có thể trao đổi với quản lý và nhận sự giúp đỡ phù hợp.

6. Học hỏi và trau dồi năng lực làm việc

Bạn cần liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức và phát triển những kỹ năng mềm cần thiết. Bằng việc cải thiện năng lực chuyên môn, bạn có khả năng thực hiện công việc hiệu quả hơn và đạt được mục tiêu KPI như cấp trên kỳ vọng.

7. Chấp nhận việc không đạt KPI

Nếu sau một thời gian nỗ lực mà bạn vẫn không thể cải thiện KPI, hãy trao đổi thẳng thắn với quản lý và đề xuất KPI khác phù hợp với năng lực. “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Quản lý sẽ hiểu rằng không phải bạn đang tìm lý do thoái thác trách nhiệm và bạn đang mong muốn cống hiến hết sức cho một nhiệm vụ khả thi hơn. 

Kết luận

Không đạt KPI không phải là điểm dừng trong hành trình sự nghiệp của bạn. Thay vào đó, hãy xem đây như là cơ hội để bạn học hỏi và phát triển bản thân. Bằng cách xác định nguyên nhân và lập kế hoạch cải thiện, bạn có thể vượt qua khó khăn và cải thiện hiệu suất hiệu quả. Việc Làm 24h tin rằng, khi bạn đủ nỗ lực và khao khát phát triển bản thân, bạn sẽ tiến gần hơn đến thành công trong một ngày không xa.

Xem thêm: Trái phiếu là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về thị trường trái phiếu

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục