Nhậu có phải là quyền năng giúp thăng tiến trong công việc?

“Văn hóa nhậu” là một cụm từ không mấy xa lạ với người Việt Nam, dần dần thứ văn hóa ấy cũng len lỏi vào chốn công sở và trở thành một “kỹ năng” cần thiết. Vậy nhậu có phải là kỹ năng cần thiết để thăng tiến? Nếu rơi vào những tình thế ép buộc thì đâu sẽ là cách ứng xử phù hợp nhất? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá ngay nhé!

1. “Văn hóa nhậu” trong giao tiếp

Từ xa xưa, dân gian có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhưng đối với đa số giới văn phòng ngày nay, chén rượu mới là đầu câu chuyện. Uống bia, rượu khiến mọi người dễ cởi mở hơn trong cuộc trò chuyện và là việc không thể thiếu trong các dịp lễ, buổi tiệc, gặp mặt. Người xưa cũng có câu “nam vô tửu như kì phong”, tửu lượng được xem là thước đo “mức độ đàn ông” và bản lĩnh của một đấng nam nhi. Với phụ nữ ngày nay, việc có kỹ năng nhậu lại được đánh giá là có cá tính mạnh mẽ và cuốn hút.

văn hóa nhậu
Nhậu trở thành văn hóa sau giờ làm của nhiều người Việt Nam.

Theo thống kê của Bộ Y Tế, có đến 45% người Việt sử dụng bia rượu (số liệu năm 2016). Điều này vô hình trung tạo nên một thói quen chốn công sở gọi là “văn hóa bàn nhậu”. Khi bước vào bàn nhậu, người có địa vị thấp hơn phải kính rượu trước. “Vào 3, ra 7”, người đến trễ phải chủ động uống 3 ly và nếu muốn dừng cuộc vui giữa chừng phải uống hết 7 ly. 

Có nhiều lý do để một người nhậu, và lý do chính đáng nhất thường được đưa ra là để giao tiếp dễ dàng hơn. Với dân văn phòng, “nhậu” được xem là cơ hội để phát triển nhiều mối quan hệ xã giao với đồng nghiệp, với bạn bè, thậm chí là ký kết được hợp đồng. Xa hơn nữa, nhiều người xem nhậu là kỹ năng mềm bắt buộc để thăng tiến trong công việc.

2. Tác hại không thể làm ngơ

“Đừng thấy hoa nở mà ngỡ xuân về” vì bên cạnh một vài lợi ích thì có đến hàng tá tác hại. Theo thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tận 4,4% người dân Việt Nam phải mang bệnh tật do hậu quả của rượu bia, 6% vụ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia, 60% vụ bạo lực gia đình do say xỉn không kiểm soát được hành vi. Chưa dừng lại ở đó, nó còn để lại nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội. Những tác hại này bất kỳ ai trong chúng ta đều nhận thức được, chỉ là đang cố “ngoảnh mặt làm ngơ”.

Việc coi trọng nhậu nhẹt khiến những cuộc vui sau giờ làm không còn thoải mái và tự nhiên. Khi trong mỗi cuộc nhậu, việc “so tài tửu lượng” và “ép uống” trở thành một điều hiển nhiên. Bất cứ ai đi làm điều mặc nhiên là phải biết nhậu và phải uống mặc kệ sức khỏe và cảm nhận cá nhân. Bởi nếu từ chối, thì sẽ bị sếp, đồng nghiệp và khách hàng đánh giá là không tôn trọng hay nể mặt họ. Vậy làm thế nào để những cuộc vui sau giờ làm có thể vui thật sự? Và nếu không biết nhậu thì bạn có thể thăng tiến hay không?

Xem thêm: Bật mí 5 cách giúp bạn sống sót trong các buổi tiệc công ty cuối năm

3. Hãy biến “nhậu” thành một kỹ năng mềm!

Để phân biệt được khi nào nên đồng ý và khi nào nên từ chối những lời mời xã giao, bạn có thể dựa trên 2 yếu tố dưới đây:

  • Căn cứ vào tính chất công việc: Nếu đó là bắt buộc để việc thương thảo trở nên thuận lợi hơn hoặc gắn kết tình đồng nghiệp thì bạn có thể hoàn toàn thoải mái nâng ly. Hãy phân biệt rạch ròi giữa công việc và “thể hiện” để lấy lòng.
  • Căn cứ tình trạng sức khỏe: Nhiều người vì tìm kiếm cơ hội thăng tiến hoặc ký kết hợp đồng mà sẵn sàng phớt lờ tình trạng sức khỏe của mình. Hãy cân nhắc đến khả năng kiểm soát bản thân nếu như quá chén. Bởi vì khi vượt qua tầm kiểm soát, không những làm xấu đi hình ảnh của bạn mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
văn hóa nhậu
Hãy biết khi nào nên nhậu và khi nào nên từ chối khéo léo

Sau khi cân nhắc xong và muốn từ chối, bạn có thể áp dụng những mẹo dưới đây:

  • Từ chối thẳng với lý do thuyết phục: Bạn có thể đưa ra lý do cần phải lái xe về, cần tỉnh táo để làm báo cáo hoặc kế hoạch cho kịp thời gian, sức khỏe không đảm bảo,… Chắc chắn sẽ không ai tiếp tục ép bạn nếu là một người thấu tình đạt lý.
  • Từ chối hài hước: Một người hài hước và biết cách pha trò thường sẽ dễ tạo thiện cảm cho những người xung quanh. Hãy từ chối bằng những câu nói hài hước nhưng đặt họ vào hoàn cảnh giống mình để nhận được sự cảm thông. Chẳng hạn như: Uống là không xong với vợ em đâu, con em không thích mùi rượu,…
  • Mang theo hoặc là gọi một thức uống khác: Một cách mà khá nhiều người áp dụng đó là chủ động mang đồ uống khi chuẩn bị đi xã giao, hay gọi một món nước khác. Đó là một dấu hiệu để mọi người biết rằng bạn không thích uống rượu hoặc sẽ trở thành lý do để bạn dễ dàng từ chối hơn.
  • Kéo dài thời gian: Thay vì uống ngay lập tức khi được mời, bạn có thể phân tán sự chú ý của họ bằng những câu chào hỏi hoặc những câu chuyện xoay quanh công việc cũng như cuộc sống. Cách này sẽ khiến họ xao nhãng và không chú ý đến liệu bạn đã uống hay chưa.

Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công

Thế nhưng nếu không thể tránh khỏi thì hãy cư xử sao cho thật văn minh để cuộc vui trở nên trọn vẹn và đi đúng mục đích ban đầu.

văn hóa nhậu
Hãy giữ cho bất kỳ ai quyền được từ chối, hãy chừa cho người khác “đường lui”

Hãy giữ cho bất kỳ ai quyền được từ chối, hãy chừa cho người khác “đường lui”, đừng bao giờ ép họ phải “nhậu quên lối về”. Chúng ta cần phải tuân thủ pháp luật, làm một công dân gương mẫu. 

Để có thêm nhiều cuộc vui hơn thì hãy biết dừng đúng lúc để tránh khỏi những “tai nạn” không cần thiết làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống.

Biết nhậu thì có thể tốt, nhưng điều quan trọng hơn là bạn hãy học cách lắng nghe, trau dồi kỹ năng giao tiếp, nói chuyện. Đặc biệt là hãy cố gắng thăng chức bằng năng lực thực sự, bằng sự nỗ lực học hỏi, tiến bộ mỗi ngày. Theo thời gian, cấp trên, đồng nghiệp của bạn sẽ nhận thấy được khả năng của bạn, không phải qua kỹ năng nhậu. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một việc làm phù hợp với năng lực hãy truy cập ngay vào Việc Làm 24h nhé!

Xem thêm: Những điều bạn cần lưu ý tuyệt đối không nên nói khi đi ăn chung với sếp

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục