Top 6 câu hỏi phỏng vấn phổ biến và cách trả lời thông minh 

Phỏng vấn xin việc luôn là thử thách đối với người đi xin việc, đặc biệt là những câu hỏi tưởng đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bài viết này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đối mặt với top 6 câu hỏi phỏng vấn cơ bản nhất, đồng thời cung cấp những bí quyết để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu về bản thân bạn? 

Đây sẽ là cơ hội để bạn giới thiệu những thông tin quan trọng về bản thân thật cô đọng. Bạn cần trả lời họ tên, kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển. Bạn hãy trả lời trong tầm 2 phút một cách rõ ràng, ngắn gọn để thu hút nhà tuyển dụng. Hạn chế nói dài dòng, không đúng trọng tâm bạn nhé.

Ví dụ: “Xin chào, tôi tên là [Tên bạn]. Tôi có [số năm] năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực [ngành nghề], và hiện tại tôi đang tìm kiếm cơ hội phát triển tại vị trí [vị trí ứng tuyển]. Trong công việc trước đây, tôi đã tham gia vào các dự án [mô tả ngắn về dự án hoặc công việc liên quan], giúp tôi tích lũy được những kỹ năng về [kỹ năng chuyên môn] và [kỹ năng khác]. Tôi đặc biệt mạnh về [kỹ năng nổi bật], và có khả năng [năng lực làm việc, giải quyết vấn đề, hay thành tích đạt được]. Một trong những thành tựu đáng chú ý của tôi là [mô tả thành tích nổi bật]. Tôi hy vọng có cơ hội được đóng góp và phát triển tại công ty trong thời gian tới.”

Tóm tắt về bản thân một cách ngắn gọn, thu hút.
Tóm tắt về bản thân một cách ngắn gọn, thu hút.

>>> Để hiểu rõ hơn về cách giới thiệu bản thân, tham khảo bài viết giới thiệu bản thân khi phỏng vấncách giới thiệu bản thân bằng tiếng anh phỏng vấn.

Câu hỏi 2: Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? 

Khi trả lời câu hỏi này, hãy tập trung vào những lý do tích cực một cách đa chiều, hạn chế những vấn đề tiêu cực và không tốt về công ty cũ. Bên cạnh đó, nhấn mạnh những kỹ năng, kinh nghiệm bạn đã học hỏi được và những kinh nghiệm đó giúp bạn đóng góp như thế nào cho công việc mới. 

Bạn có thể nói: “Tôi quyết định nghỉ việc tại công ty cũ vì tôi cảm thấy đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và đang tìm kiếm một cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp. Tôi mong muốn được thử thách bản thân ở một môi trường mới, nơi tôi có thể áp dụng những kỹ năng [kỹ năng cụ thể] mà tôi đã học hỏi được và phát triển thêm các kỹ năng [kỹ năng khác] để đóng góp hiệu quả cho công việc mới. Tôi rất trân trọng thời gian làm việc tại công ty cũ, vì tôi đã học hỏi được rất nhiều từ đồng nghiệp và các dự án mà tôi tham gia.” vì đã giúp tôi tiếp thu nhiều kinh nghiệm quý báu từ đồng nghiệp và các dự án đã tham gia. 

Lý do nghỉ việc ở công ty cũ là vấn đề mà mọi nhà tuyển dụng đều quan tâm.
Lý do nghỉ việc ở công ty cũ là vấn đề mà mọi nhà tuyển dụng đều quan tâm.

>>> Xem thêm: Kỹ năng phỏng vấn onlinephỏng vấn qua điện thoại ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 3: Tại sao bạn lại ứng tuyển vị trí này? 

Mỗi người sẽ có một lý do riêng trên con đường chinh phục công việc mong ước. Đây là câu hỏi thể hiện ước muốn và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Có thể trả lời như: “Tôi rất ấn tượng với sứ mệnh của công ty. Tôi tin rằng bằng kinh nghiệm và kỹ năng của tôi sẽ là điều công ty đang tìm kiếm. Đặc biệt, tôi rất hứng thú với dự án mới của công ty và tôi muốn được đóng góp vào sự thành công của nó.”

Để chuẩn bị phỏng vấn tốt nhất, bạn có thể tìm hiểu các câu hỏi của các ngành nghề như câu hỏi phỏng vấn kế toán, câu hỏi phỏng vấn tester, câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh, hoặc các câu hỏi chuyên môn như phỏng vấn HR, phỏng vấn ngân hàng sao cho phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Giải đáp lý do ứng tuyển sẽ thể hiện mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên.
Giải đáp lý do ứng tuyển sẽ thể hiện mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên.

>>> Tìm hiểu: 16 Tip phỏng vấn quan trọng giúp bạn xin việc thành công.

Câu hỏi 4: Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn? 

Đây là thời cơ thích hợp để bạn tóm lược những giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty. Đừng quên dẫn dắt vào những điểm nổi bật, kinh nghiệm và cống hiến mà bạn đã đạt được trước đó.

Cụ thể như:“Với kinh nghiệm 3 năm ở vị trí SEO leader và sự nhiệt huyết của bản thân, tôi tin rằng mình có thể mang đến những giá trị cốt lõi cho công ty. Tôi luôn sẵn sàng trau dồi học hỏi và làm việc hết mình để đạt được mục tiêu chung.” 

>>> Xem thêm: Mẹo trả lời điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn cực khéo léo.

Câu hỏi mang yếu tố then chốt với nhà tuyển dụng.
Câu hỏi mang yếu tố then chốt với nhà tuyển dụng.

>>> Tham khảo: Mẹo thi phỏng vấn viên chức đạt điểm cao.

Câu hỏi 5: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu? 

Mức thu nhập là một vấn đề vô cùng quan trọng. Hãy nghiên cứu kỹ mức lương trung bình ở vị trí tương đương và đề xuất mức lương phù hợp mong muốn của bạn. Bạn có thể tham khảo câu trả lời như: “Dựa trên kinh nghiệm và năng lực của mình, cũng như mức lương trung bình trên thị trường, tôi mong muốn mức lương cho vị trí này khoảng 14 triệu. Tôi tin rằng đây là mức lương phù hợp với những cống hiến mà tôi có thể đem đến cho công ty.” 

Mức lương là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng.
Mức lương là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng.

>>> Xem thêm: Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Mẹo nộp CV để tăng cơ hội được gọi phỏng vấn.

Câu hỏi 6: Bạn có câu hỏi gì dành cho chúng tôi không?

Đừng quên chuẩn bị một vài câu hỏi khéo léo để thể hiện sự nghiêm túc của bạn đến công ty và vị trí ứng tuyển. Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, cũng giúp ứng viên giải đáp thắc mắc và quyết định cho sự chọn lựa của mình. Đó có thể là câu hỏi liên quan đến văn hóa công ty, môi trường làm việc…Bên cạnh đó, bạn nên hỏi thêm các vấn đề về bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp xăng, ăn uống, chế độ nghỉ thai sản cụ thể. Những câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu nhau hơn. 

Bạn có thể tham khảo cách trả lời như sau: “Tôi rất quan tâm đến lộ trình thăng tiến cho nhân viên ở vị trí Chuyên viên nội dung. Công ty có kế hoạch cụ thể như thế nào với vấn đề này?” 

>>> Xem thêm: 30+ các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời “chuẩn”.

Việc đặt câu hỏi sẽ giúp hai bên hiểu nhau hơn.
Việc đặt câu hỏi sẽ giúp hai bên hiểu nhau hơn.

>>> Xem thêm: Một số dạng câu hỏi phỏng vấn thường gặp đói với các ngành nghề:

Phỏng vấn không còn là nỗi lo với top 6 câu hỏi phổ biến và cách trả lời thông minh khi đi phỏng vấn. Bài viết này đã trang bị cho bạn những kiến thức hữu ích để tự tin thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng. Hãy luyện tập, chuẩn bị kỹ lưỡng và chinh phục mọi cuộc phỏng vấn. Chúc bạn thành công! 

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục