Bluebird là gì? Liệu ý nghĩa của nó là “chim xanh”? Hay thực chất, bluebird còn có 1 nghĩa lóng khác với người làm sales?
Sự thật là có. Bluebird thực chất là tiếng lóng, chứ không ám chỉ một loài động vật nào. Định nghĩa thế nào, ứng dụng ra sao, cùng Việc Làm 24h tìm hiểu nhé!
1. Bluebird là gì?
Bluebird thực chất không phải nói về 1 “chú chim màu xanh” nào cả. Thực chất, đây là tiếng lóng nghề sales khá phổ biến trong tiếng Anh. Hiểu 1 cách đơn giản, bluebird là những cơ hội chốt đơn “tự nhiên mà đến”. Không vì 1 lý do gì nhưng khách hàng cũng tự khắc “mang tiền đến” cho bạn. Có thể thấy, họ cũng giống như những vị “cứu tinh KPI” của dân sales.
Cứ tưởng tượng:
Một tháng “cày cuốc” của bạn thật sự không quá mấy dễ dàng. Ngày cuối tháng đã gần điểm nhưng KPI chỉ đạt được 1 nửa. Bạn lo lắng, bồn chồn rồi tuyệt vọng. Thế rồi ….
Một người khách hàng “không biết từ đâu” gọi điện cho bạn (hoặc nhắn tin). Không ngần ngại, không chần chừ, người ấy xuống tiền ngay lập tức. Tiền vào tài khoản, hợp đồng trao tay. Nhưng sự việc chưa dừng lại ở đó.
Một người rồi đến hai người. Rồi đến hàng chục người. Chẳng mấy chốc mà đã được KPI. Bạn sung sướng đến phát ngất nhưng cũng vừa bối rối. Nguyên nhân vì không hiểu vì sao và từ đâu mà khách hàng lại “mang tiền đến với bạn”.
Những khách hàng ấy, chính là những chú “chim xanh” (Bluebird), trong bối cảnh bài viết này.
Để hiểu rõ hơn cách dùng của Việc Làm 24h cũng chuẩn bị một mẫu câu tiếng Anh sau đây, để giúp bạn hiểu về ngữ cảnh sử dụng của từ bluebird:
“Hey, how’s your month closing out? I’m actually sandbagging a few deals for next month because I’ve already hit quota.”
“Yeah, I was so worried about ending the month on a low note. And then this white whale prospect came through a referral all of a sudden. That bluebird opp saved my month.”
Lược dịch ra, đại ý sẽ như sau:
“Ê bà, cuối tháng rồi, chốt số ổn không? Tui đang để dành vài cái hợp đồng, định bụng tháng sau mới “bung”, chứ tháng này đủ rồi!”
“Ổn bà ơiiiii. Lúc đầu hơi rén tại gần cuối tháng mà vẫn chưa vược qua ải “Bi Ai”. Ai dè, từ đâu rớt xuống ông khách “bên ngoài ấm áp, bên trong nhiều tiền” chốt sổ. Hổng chỉ riêng cho mình, mà cho cả nhà mình luôn. Ôi, vị cứu tinh KPI tháng này chính là anh!”
2. Liệu Bluebird có thật sự chỉ là sự “trùng hợp ngẫu nhiên”?
Ở phía trên chúng ta đã tìm hiểu qua Bluebird là gì và cách ứng dụng của từ này. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem: Nguyên nhân xuất hiện của những Bluebird là gì? Liệu đó là sự ngẫu nhiên hay tất cả đã nằm trong kế hoạch?
Đặc trưng của loài chim là một khi đã bay, thì chỉ có nhắm đích mà bay. Không có trường hợp nào gọi là bay ngẫu hứng, bay tuỳ tiện. Trong bối cảnh định nghĩa về bluebird, những khách hàng chúng ta cũng phần nào tương tự như trên. Không phải họ đến với bạn 1 cách tình cờ, và cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà họ biết đến bạn.
Trong tiếng Anh lại có một câu thế này: “You reap what you sow”. Dịch ra tiếng Việt là: Gieo gì gặt nấy. Những việc bạn đã làm trong quá khứ sẽ mang lại kết quả tương tự cho bạn ở thực tại. Thậm chí, điều này còn có thể tiếp diễn đến tương lai.
Nói một cách dễ hiểu, việc một khách hàng bất ngờ xuất hiện “giải cứu KPI” của bạn có thể đến từ một hành động tương ứng của bạn trong quá khứ. Hoặc cũng có thể, do bạn tư vấn cho một người khách quá tận tâm, khiến họ giới thiệu bạn cho những người khác. Điều này đến từ việc bạn có cho mình những những kỹ năng mềm quá tốt và khách hàng đã đến với bạn vì điều này.
Xem thêm bài viết sau để tìm hiểu những kỹ năng mềm quan trọng cho sự nghiệp của bạn: Trang bị 10 kỹ năng mềm cần thiết khi đi làm, dân văn phòng không nên bỏ qua
Một trường hợp khác cũng có thể xảy ra, đó chính là cách mà bạn xây dựng hình ảnh của mình trên các kênh truyền thông. Việc xây dựng cho mình sự chỉn chu chính là bước đầu khiến cho những người xung quanh có thiện cảm với bạn. Nhiều người trong số đó cũng có thể chính là khách hàng của bạn trong tương lai. Chính vì thế, việc gây được thiện cảm từ sự chỉn chu nơi cung cách chính là bước đầu giúp bạn mở lời trao đổi với người khác dễ dàng.
Kết thúc những cuộc trò chuyện, người thì sẽ chịu chốt đơn. Người thì không. Tuy nhiên, đó chưa phải là hết. Họ không chốt đơn tại thời điểm ấy có thể vì nhu cầu chưa có. Nhưng vì sự tận tâm, họ sẵn sàng giới thiệu bạn đến những người bạn xung quanh. Chính họ và những người bạn của họ, sẽ xuất hiện vào lúc bạn không ngờ tới. Trong bối cảnh “cuộc đua KPI cuối tháng”, họ chính là những bluebird mang tiền đến cho bạn và công ty một cách nhẹ nhàng.
3. Làm thế nào để bluebird có thể tự đến với bạn một cách nhẹ nhàng?
Để có được 1 cái kết nhẹ nhàng thì bạn phải mở màn thật “hoành tráng”. Muốn bluebird tìm đến với bạn, trước tiên bạn phải tạo cho họ 1 lý do. Để mỗi khi nghĩ đến sản phẩm, dịch vụ, hoặc cần 1 chuyên gia tư vấn, bạn là người duy nhất họ nghĩ tới đầu tiên. Dù lý do của những bluebird là gì, đích thị trong mắt họ, bạn là 1 người đáng tin.
Để có thêm những bluebird thật ra không quá khó như bạn nghĩ. Bên cạnh niềm tin mãnh liệt, bạn cũng cần có cho mình kế hoạch xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân. Đối với người làm sales, thương hiệu cá nhân chính là mấu chốt giúp tạo niềm tin với khách hàng và mọi người xung quanh.
Người ta tin khi tận mắt thấy. Bạn cũng vậy. Muốn khách hàng ký hợp đồng, trước tiên cần khiến họ tin vào một lý do để họ sẵn sàng “xuống tiền không ngần ngại”.
Tham khảo ngay 5 bước sau để giúp bạn có thể xây dựng hình ảnh cá nhân hiệu quả:
3.1 Hiểu rõ chính mình
Tiến hành đánh giá bản thân bằng cách kiểm tra:
(a) điểm mạnh hiện tại;
(b) điểm mạnh tiềm năng;
(c) lỗi và thói quen xấu;
(d) sở thích, mong muốn và đam mê;
(e) tính cách;
(f) giá trị cốt lõi của bản thân.
Bạn không thể xây dựng thương hiệu của mình một cách hiệu quả nếu bạn không có mục tiêu bắt đầu. Bên cạnh tự mình phân tích, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến đóng góp của mọi người.
3.2 Biết đối tượng mục tiêu của bạn
Trong tiếp thị, xây dựng thương hiệu để tiếp cận với các đối tượng mục tiêu cụ thể. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn xây dựng thương hiệu cá nhân. Điều quan trọng đầu tiên: Bạn cần xác định chân dung bluebird mục tiêu là gì. Bạn đang cố gắng kết nối hoặc gây ấn tượng với ai? Khi bạn bắt đầu xác định đối tượng của mình là ai, bạn cần hiểu những thuộc tính, kỹ năng, giá trị nào, v.v. mà họ thấy quan trọng hoặc hấp dẫn. Tại thời điểm đó, bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo trong quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân.
3.3 Tập trung thay đổi thực tế, không phải thay đổi nhận thức
Nhiều người sẽ nói với bạn rằng “nhận thức” là yếu tố quan trọng nhất khi làm thương hiệu. Tuy nhiên, việc tập trung thay đổi nhận thức của người khác sẽ tốn thời gian và cũng như có nhiều rủi ro. Đặc biệt, nếu bạn đang cố gắng trở thành 1 người nào đó, sau cùng bạn cũng chỉ là những bản sao. Chiến lược tốt hơn là, trước tiên, cần xác định giá trị cốt lõi của mình và đảm bảo nó phải thực tế. Hãy là chính bạn, đừng cố bắt chước một ai.
3.4 Kể chuyện một cách thật cuốn hút
Câu chuyện bạn kể về bản thân có thể ảnh hưởng rất lớn đến cách mọi người nhìn nhận các kỹ năng, phẩm chất, giá trị khác nhau của bạn, v.v. Tâm lý chung, chúng ta thường tò mò và hứng thú trước những câu chuyện của người khác. Vì vậy, hãy dành thời gian để kể câu chuyện theo cách nhấn mạnh những gì quan trọng đối với bạn (và có lẽ, đối với khán giả mục tiêu của bạn nếu ý kiến của họ quan trọng với bạn). Hãy tận dụng thêm sức mạnh của các công cụ mạng xã hội để kể câu chuyện của bạn theo cách thu hút, gây tò mò và thôi thúc người đọc.
3.5 Liên tục đánh giá và liên tục cải tiến
Bạn cần liên tục đánh giá cách người khác nhìn nhận thương hiệu cá nhân của bạn, cũng như cách các kỹ năng và hành động của bạn phù hợp với thương hiệu mà bạn đã miêu tả. Đưa ra một kế hoạch liên tục để liên tục cải thiện kiến thức, kỹ năng, năng suất của bạn, v.v. Hãy linh hoạt trong việc hiểu rằng mục tiêu, đối tượng và thậm chí cả thương hiệu của bạn có thể thay đổi theo thời gian để phản ánh bạn là ai và bạn muốn trở thành người như thế nào.