Banker là gì? Banker có gì vui? Tiết lộ các kỹ năng cần có của nghề banker

Banker là một trong các ngành nghề hot hiện nay thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ luôn ưu tiên đặt mục tiêu trở thành một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp. Vậy banker là gì? Banker có gì vui? Các kỹ năng cần thiết của nghề banker là gì? Bài viết dưới đây của Việc Làm 24h sẽ đem đến cho các bạn những thông tin đầy đủ và thú vị nhất về ngành nghề này, cùng khám phá nhé!

banker là gì
Nhiều sinh viên ngành tài chính ngân hàng quan tâm banker là gì?

Banker là gì?

banker là gì
Bạn đã biết banker là gì chưa?

“Bank” có nghĩa là ngân hàng hoặc một tổ chức về tài chính, có vai trò kết nối và giúp khách hàng thực hiện các giao dịch gửi, nhận và cho vay tiền thông qua các dịch vụ. 

Thuật ngữ “banker” dùng để chỉ những người làm việc trong ngành ngân hàng với các vị trí khác nhau chẳng hạn như giao dịch viên, chuyên viên thanh toán quốc tế, nhân viên tín dụng,… tại các ngân hàng nhà nước hoặc ngân hàng tư nhân. 

Banker là nghề gì?

banker là gì
Banker là nghề gì?

Nhiều người chưa hình dung banker là nghề gì, tuỳ vào chuyên môn mà các banker có thể đảm nhận các vị trí công việc như sau:

1. Giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên ngân hàng là những người tiếp xúc và làm việc trực tiếp tại các quầy giao dịch thuộc các phòng giao dịch hoặc các chi nhánh của ngân hàng để xử lý mọi nhu cầu của khách hàng.

Giao dịch viên ngân hàng đảm nhận các công việc chính sau đây:

  • Đón tiếp, tìm hiểu nhu cầu, tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng.
  • Thực hiện kế toán giao dịch và kho quỹ.
  • Quản lý các khoản tiền mà khách hàng gửi và rút.
  • Hạch toán chứng từ và chịu trách nhiệm về các giao dịch đã thực hiện
  • Đảm nhận công việc liên quan đến thanh toán trong nước, thanh toán tín dụng và thu đổi ngoại tệ.

2. Nhân viên kinh doanh ngân hàng

Đây là vị trí không thể thiếu tại các ngân hàng do vai trò quan trọng khi đảm nhận các công việc chính như sau:

  • Trao đổi, tư vấn, thuyết phục và hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp phù hợp với điều kiện và nhu cầu của khách hàng.
  • Nhân tố quan trọng để xây dựng và thực hiện các chiến lược tiếp thị sản phẩm, dịch của ngân hàng đến khách hàng hiệu quả. 
  • Thực hiện chăm sóc và tri ân khách hàng theo tiêu chuẩn do ngân hàng đặt ra.
  • Quản lý chỉ tiêu bán hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.
  • Đánh giá hồ sơ và phương án vay vốn để thẩm định tài sản khách hàng trước khi tiến hành thủ tục vay vốn
  • Chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả lãi theo đúng kỳ hạn và xử lý các vấn đề liên quan đến nợ của khách hàng.

3. Kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng phục trách ghi chép, phân loại, tổng hợp và xử lý các nghiệp vụ liên quan đến tình hình tài chính của ngân hàng dựa trên thước đo tiền tệ. 

Công việc chính của nhân viên kế toán ngân hàng:

  • Kiểm tra và lập bảng kê nộp Séc, sau đó trình ký và đóng dấu để nộp ra ngân hàng.
  • Kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ các đề nghị thanh toán, đồng thời lập lệnh chi tiền, công văn mua ngoại tệ, uỷ nhiệm chi,…
  • Kiểm tra, tiến hành lập và theo dõi hồ sơ để xin bảo lãnh ngân hàng.
  • Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng và thực hiện trả nợ vay ngân hàng
  • Kiểm tra, định khoản và lưu trữ các chứng từ ngân hàng.
  • In bảng kê, ký người lập bảng kê và chuyển cho người kiểm tra.
  • Kiểm tra số dư tài khoản và thực hiện bút toán chênh lệch tỷ giá của các tài khoản ngân hàng.
  • Quản lý số dư tiền gửi để kiểm tra mức độ tăng giảm để ngân hàng thực hiện kiểm soát và kế hoạch dòng tiền.

4. Nhân viên quản lý rủi ro ngân hàng

banker là gì
Nhiều người không biết banker là nghề gì?

Nhân viên quản lý rủi ro ngân hàng phải chịu trách nhiệm đảm bảo tỷ lệ rủi ro dự kiến liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng phải nằm ở mức tối thiểu nhất. 

Các công việc chính của nhân viên quản lý rủi ro ngân hàng:

  • Xác định rủi ro bằng cách thẩm định và đánh giá những rủi ro với các khoản vay giải ngân từ hệ thống hoặc do biến động thị trường.
  • Lượng hóa rủi ro thông qua việc phân tích, xử lý các chỉ số để tính toán và dự đoán tỉ lệ rủi ro.
  • Giám sát và quản lý tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, ngăn chặn các trường hợp không minh bạch hoặc phạm pháp và tiến hành việc giải ngân kịp thời.
  • Xây dựng biện pháp xử lý rủi ro phù hợp với hoạt động kinh doanh vay vốn tại ngân hàng như đảo nợ, giảm nợ hoặc xóa nợ. 

5. Chuyên viên thanh toán quốc tế

Chuyên viên thanh toán quốc tế đảm nhận các công việc liên quan đến quá trình giao dịch thanh toán quốc tế. 

Các công việc chính của chuyên viên thanh toán quốc tế:

  • Tiếp nhận giấy tờ và chứng từ liên quan đến giao dịch tiền tệ; hợp đồng thương mại có quy định chuyển tiền; các phương thức, thời điểm và các thỏa thuận chuyển tiền khác.
  • Đảm bảo chứng từ hợp lệ và hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Tư vấn, liên hệ và tháo gỡ khúc mắc của khách hàng liên quan đến các giao dịch thanh toán.

6. Nhân viên tín dụng ngân hàng

Nhân viên tín dụng ngân hàng đảm nhận các công việc liên quan đến tín dụng ngân hàng và trực tiếp làm việc với khách hàng.

Công việc chính của nhân viên tín dụng ngân hàng:

  • Tiếp thị, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tư vấn các sản phẩm vay hoặc các dịch vụ của ngân hàng như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các tiện ích khác phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn trước khi tiến hành lập hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng thế chấp,…
  • Theo dõi và tiến hành lập hồ sơ giải ngân dựa trên yêu cầu của khách hàng theo đúng quy định giải ngân của ngân hàng.
  • Theo dõi tình trạng sử dụng vốn vay theo đúng quy định của ngân hàng và giám sát việc trả nợ gốc, lãi vay của khách hàng dựa trên hợp đồng đã ký kết.
  • Tất toán hợp đồng theo quy định của ngân hàng như xử lý thu hồi nợ trước kỳ hạn, đôn đốc quá trình khách hàng trả nợ khi phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi,….

Xem thêm: Thẻ tín dụng là gì? Một số điều khoản quan trọng của thẻ tín dụng cần lưu ý khi sử dụng

Banker có gì vui?

banker là gì
Banker có gì vui mà nhiều người lại đề cao công việc này?

Thứ nhất: Môi trường làm việc hiện đại và năng động

Khi làm công việc này, các bạn sẽ được làm những công việc liên quan đến thị trường tài chính, tiền tệ, tỷ giá, tỷ suất,… Đồng thời, các bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với các trang thiết bị tiện nghi, hiện đại mà các ngân hàng luôn chú trọng đầu tư để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 

Thứ hai: Mức thu nhập hứa hẹn

Dựa vào năng lực và chuyên môn mà các bạn có thể nhận được mức thu nhập đầy hấp dẫn bởi mặt bằng lương của một nhân viên ngân hàng khá cao so với những ngành nghề khác. 

Thứ ba: Cơ hội phát triển nghề nghiệp và cá nhân

Đặc thù môi trường ngân hàng là phải tiếp xúc với con số, do đó, các bạn sẽ có cơ hội rèn luyện trí nhớ, phát triển óc suy đoán và khả năng ứng biến nhạy bén. Nhờ quá trình tích lũy này mà chắc chắn rằng cơ hội thăng tiến sẽ đến với bạn. 

Các kỹ năng cần để trở thành nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp?

banker là gì
Làm thế nào để trở thành một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp?

Hình ảnh nhân viên ngân hàng sẽ phản ánh hình ảnh của ngân hàng. Nếu khách hàng không hài lòng sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới uy tín của ngân hàng. Ngược lại, nếu nhân viên ngân hàng làm hài lòng khách hàng thì chắc chắn sẽ được công nhận. Bên cạnh kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm cần thiết tích lũy trong công việc thực tiễn, một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp chắc chắn phải có cho mình những kỹ năng quan trọng sau:

1. Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp nhân viên ngân hàng biết cách trao đổi và thuyết phục từng đối tượng khách hàng khác nhau một cách khéo léo. Kỹ năng này giúp truyền đạt thông tin chính xác, rõ ràng và thu hút sự chú ý cũng như lòng tin của khách hàng chúng. Một nhân viên ngân hàng thân thiện, dễ mến, dễ tiếp xúc, thấu hiểu và quan tâm đến nhu cầu khách hàng để đưa ra những câu hỏi hữu ích hoặc những lời giải thích cặn kẽ, chi tiết sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. 

2. Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề

Kỹ năng này giúp nhân viên ngân hàng linh hoạt xử lý tình huống và khéo léo giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách hiệu quả. Banker nên khách quan khi nhìn nhận vấn đề, tổng hợp và hệ thống hóa thông tin để đưa ra những hướng giải quyết có tính đột phá nhất. Đồng thời, kỹ năng này giúp các banker dự đoán được các tình huống và đưa ra giải pháp kịp thời, hiệu quả trong những tình huống phức tạp hoặc mơ hồ, thiếu thông tin.

3. Kỹ năng làm việc dưới áp lực

Nhân viên ngân hàng luôn phải làm việc trong môi trường áp lực cao, có thể đến từ kỳ vọng của khách hàng, chỉ tiêu doanh số của ngân hàng, áp lực thời gian, áp lực không được xảy ra bất kỳ sai sót,… Tuy nhiên đây là tính chất đặc thù của nghề này nên nếu bạn là người có kỹ năng chịu được áp lực thì chắc chắn sẽ được cấp trên trọng dụng và cơ hội thăng tiến cũng cao hơn.

4. Tác phong chuyên nghiệp

banker là gì
Kỹ năng nào giúp bạn trở thành nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp?

Nhân viên ngân hàng thường xuyên phải tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc đối tác ngân hàng, có thể nói nhân viên ngân hàng là bộ mặt của ngân hàng. Do đó đòi hỏi các banker phải chú trọng xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho bản thân. Đặc biệt là phải luôn ăn mặc chỉn chu, gọn gàng và thể hiện tác phong chuyên nghiệp, năng động.

5. Chăm chỉ, trung thực và trách nghiệm

Tính chất công việc đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải luôn tỉ mỉ, cẩn thận, chăm chỉ, nhanh nhẹn, trung thực,… Đã là banker thì phải biết nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ của mình và làm việc với tinh thần say mê, chăm chỉ, vui vẻ và lạc quan. Đồng thời, thái độ cẩn trọng trong công việc thực sự rất quan trọng khi tiếp xúc hằng ngày với tiền, sổ sách, hoá đơn,… Nếu có bất kỳ sơ sót hay mất mát phát sinh thì bạn sẽ là người chịu trách nhiệm cho những tổn thất này, đồng thời tạo ấn tượng không tốt trong mắt cấp trên. 

Thu nhập nghề banker có cao không?

banker là gì
Banker là gì chắc chắn không còn là nỗi băn khoăn của nhiều bạn trẻ 

Mức lương của banker tuỳ thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Mỗi vị trí công việc mà các banker sẽ có mức thu nhập khác nhau. Để nhận được mức thù lao đáng mơ ước khi theo đuổi nghề banker không phải là chuyện dễ dàng, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tinh thần chấp nhận đương đầu với mọi khó khăn, thử thách trong công việc. Hiện nay, mức thu nhập của các banker dao động từ 8 triệu đến hơn 50 triệu mỗi tháng. 

Banker tuyển dụng ở đâu?

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều ngân hàng, bao gồm ngân hàng nhà nước, tư nhân hoặc vốn đầu tư nước ngoài,… đòi hỏi số lượng lớn banker tuyển dụng. Chính điều này đã góp phần tạo nên thị trường việc làm hấp dẫn dành cho những bạn trẻ đam mê với nghề banker với cơ hội công việc rộng mở và mức lương hấp dẫn. Truy cập vào Việc Làm 24h mỗi ngày để tìm kiếm các vị trí công việc banker hợp với mình ngay hôm nay nhé! 

Kết luận

banker là gì
Banker tuyển dụng ở đâu? Tham khảo trên Việc Làm 24h ngay!

Banker chắc chắn là một trong những ngành nghề ước mơ của các bạn trẻ, nhất là các bạn trẻ đang theo học ngành tài chính – ngân hàng. Mong rằng bài viết trên của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu banker là gì, banker là nghề gì và banker có gì vui. Chắc chắn các bạn đã bỏ túi cho mình những kiến thức hữu ích về các vị trí công việc của banker và kỹ năng chuyên nghiệp mà một nhân viên ngân hàng cần có. 

Xem thêm: Dân văn phòng đã biết gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất tốt nhất hiện nay chưa?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục