Retention là gì? Làm thế nào tăng tỷ lệ duy trì ứng dụng với người dùng?

Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ số, thị trường ứng dụng điện thoại (mobile app) vô cùng cạnh tranh. Hàng ngày, hàng nghìn ứng dụng mới được ra mắt, khiến người dùng có vô số lựa chọn. Thu hút và giữ chân người dùng là một thách thức lớn đối với các nhà phát triển ứng dụng. Retention là một trong những chỉ số quan trọng được nhiều người quan tâm. Retention là gì? Vì sao Retention quan trọng? Làm cách nào tăng Retention Rate? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.

Retention là gì? Customer Retention là gì?

retention là gì
Bạn đang tìm hiểu Retention là gì? Customer Retention là gì?

Retention Rate hay Customer Retention Rate (CRR) là tỷ lệ phần trăm giữ chân người dùng tiếp tục sử dụng ứng dụng sau một thời gian nhất định, thường sau 1, 7 hoặc 10 ngày. Đây là thước đo thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu và mang đến trải nghiệm tích cực cho người dùng trên các ứng dụng điện thoại. 

Việc duy trì Retention Rate là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là các ứng dụng với mục đích bán hàng. Người dùng sử dụng ứng dụng di động càng lâu thì Retention Rate càng cao, đây là tín hiệu cho thấy người dùng có nhiều trải nghiệm tích cực, doanh nghiệp cũng có khả năng tăng doanh thu. Ngược lại, tỷ lệ người dùng rời ứng dụng cao thì Retention Rate càng thấp và ứng dụng của bạn đang gặp vấn đề. 

Tầm quan trọng của Retention là gì?

retention là gì
Tầm quan trọng của Retention là gì?

Thứ nhất: Retention giúp bạn hiểu sản phẩm/dịch vụ hoạt động như thế nào đối với mỗi khách hàng theo thời gian. 

Thứ hai: Xác định lý do nhiều khách hàng ngừng sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Retention thấp cho thấy sản phẩm/dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu người dùng. Dựa vào đó, bạn có thể xác định những gì cần cải thiện để xây dựng giá trị trọn đời của khách hàng (Customer Lifetime Value).

Thứ ba: Phân tích và cải thiện dịch vụ khách hàng. Retention thấp cho thấy dịch vụ khách hàng chưa tốt, dựa vào đó, bạn có thể xác định điểm yếu và cải thiện dịch vụ.

Thứ tư: Xác định hiệu quả của chiến dịch Marketing. Bằng cách theo dõi Retention Rate, bạn có thể phân tích nhóm người dùng phản ứng tốt để tối ưu chiến dịch sau này.

Đâu là tỷ lệ giữ chân người dùng lý tưởng cho mobile app?

retention là gì
Đâu là Customer Retention Rate lý tưởng? Những lý do làm giảm retention là gì?

Tỷ lệ giữ chân người dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: 

  • Loại ứng dụng: Mỗi loại ứng dụng có mức độ tương tác và nhu cầu sử dụng khác nhau, dẫn đến Customer Retention Rate khác nhau. Ví dụ, ứng dụng mạng xã hội thường có Customer Retention Rate cao hơn ứng dụng tiện ích.
  • Mục tiêu kinh doanh: Mục tiêu Customer Retention Rate của bạn là gì? Bạn muốn 50% người dùng quay lại sau 7 ngày hay 80% người dùng quay lại sau 30 ngày?
  • Hệ điều hành: iOS và Android có CRR khác nhau do thói quen sử dụng và đặc điểm hệ sinh thái của mỗi nền tảng.

Theo báo cáo dữ liệu của Adjust dựa theo hiệu suất trung bình ứng dụng các ngành 2022, tỷ lệ giữ chân người dùng lý tưởng có sự khác nhau giữa 2 hệ điều hành iOS và Android, cụ thể như sau:

Thời gian(ngày)Hệ điều hành iOS (%)Hệ điều hành Android (%)
12825
71311
2187
3076

3 danh mục ứng dụng có Retention cao nhất hiện nay là xã hội, tài chính kinh doanh và game. 

Nếu ứng dụng thu hút hơn 1/3 người dùng vào ngày đầu tiên, Customer Retention Rate của bạn rất khả quan. Tuy nhiên, tỷ lệ giữ chân người dùng thường xuyên thay đổi dựa theo hành vi người dùng và còn phải xác định dựa trên thời gian thử nghiệm lâu dài.

Những lý do làm giảm retention là gì?

Nếu không đáp ứng được kỳ vọng, người dùng sẵn sàng rời bỏ ứng dụng để đến với những lựa chọn khác tối ưu hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân:

  • Giao diện phức tạp, khó sử dụng. Người dùng nhanh chóng chán và bỏ qua ứng dụng nếu gặp khó khăn khi tìm kiếm sản phẩm, thanh toán hoặc thực hiện các thao tác khác.
  • Tốc độ tải ứng dụng chậm, hiệu suất kém.
  • Lỗi kỹ thuật hoặc cập nhật, bảo trì thường xuyên.
  • Danh mục tính năng hạn chế hoặc phức tạp. 
  • Quảng cáo quá nhiều và gây khó chịu cho người dùng
  • Cạnh tranh từ các ứng dụng khác.

10 cách tăng Retention cho mobile app bạn cần biết

retention là gì
Tăng Customer Retention Rate là yếu tố quan trọng cho sự thành công của bất kỳ ứng dụng nào.

1. Đảm bảo tính ổn định của ứng dụng

Tính ổn định là yếu tố quan trọng tác động đến Retention Rate. Tình trạng load chậm, lag hay out khỏi ứng dụng liên tục là những trường hợp mà không một người dùng nào mong muốn. Hãy thường xuyên theo dõi và kiểm tra hiệu suất hoạt động của ứng dụng để kịp thời điều chỉnh ngay khi phát hiện app bị lỗi.

2. Tối ưu trải nghiệm người dùng

Giao diện của mobile app có cấu trúc tương đối phức tạp, để sở hữu một ứng dụng có giao diện thân thiện với người dùng, đòi hỏi trình độ chuyên môn từ đội ngũ phát triển ứng dụng và thiết kế. Ứng dụng phải có bố cục hợp lý, các biểu tượng và hình ảnh cần trực quan để phù hợp với thói quen sử dụng của người dùng. Để làm được điều này, ứng dụng phải được phát triển dựa trên nhu cầu, sở thích và hành vi của đối tượng mục tiêu. 

3. Đa dạng tính năng cần thiết

Để nâng cao tỷ lệ duy trì ứng dụng, bạn phải đảm bảo quá trình trải nghiệm ứng dụng của người dùng thuận tiện nhất. Đặc biệt là các ứng dụng phục vụ cho mục đích bán hàng, tất cả tính năng phải được đồng bộ với website để khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, thêm vào giỏ hàng và tiến hành thanh toán. 

4. Tối ưu quá trình onboarding

Onboarding là giai đoạn đầu tiên khi người dùng bắt đầu sử dụng ứng dụng. Thương hiệu nên đưa ra những hướng dẫn cần thiết trong giai đoạn làm quen này để mang đến phiên trải nghiệm ứng dụng đầu tiên của người dùng trở nên mượt mà. 

Đơn giản: Hãy làm nổi bật các tính năng cốt lõi của ứng dụng với những thông tin quan trọng nhất để người dùng dễ thao tác. Đồng thời, người dùng cũng có thể sử dụng các tùy chọn bổ sung khi muốn nhận trợ giúp, chẳng hạn như nhiều ứng dụng tích hợp biểu tượng dấu chấm hỏi để người dùng có thể nhấp vào và tìm hiểu thêm thông tin. 

Ngắn gọn: Giới thiệu ứng dụng và các tính năng chính ngắn gọn.Tránh sử dụng quá nhiều thông tin, khiến người dùng bỏ qua ngay lập tức. 

Trực quan: Cân nhắc sử dụng hình ảnh hay hoạt ảnh hấp dẫn là cách tuyệt vời để truyền đạt cách sử dụng ứng dụng và thu hút người dùng tham gia.

Cá nhân hoá: Cá nhân hóa trải nghiệm onboarding dựa trên thông tin của người dùng. Thương hiệu có thể gợi ý các sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người dùng và cho phép họ tùy chỉnh giao diện ứng dụng dễ dàng. 

CTA (Call-to-Action): Kết thúc quá trình Onboarding, thương hiệu có để đưa ra CTA để tăng tỷ lệ giữ chân người dùng. Chẳng hạn như yêu cầu người dùng nhấn vào nút bật thông báo đẩy (Push Notification) và nhận thư khuyến mãi. 

Tương tác: Thương hiệu có thể thiết lập tương tác với người dùng thông qua các câu hỏi, bảng khảo sát,… và cung cấp các phần thưởng tương ứng cho người dùng hoàn thành các nhiệm vụ onboarding.

Xem thêm: Onboarding là gì? Xây dựng quy trình onboarding thật ấn tượng

5. Cá nhân hóa

Phần đông người dùng thích thú khi được trải nghiệm sự cá nhân hóa trên các ứng dụng. Hãy sử dụng dữ liệu người dùng cung cấp để gọi tên khách hàng và đưa ra các đề xuất phù hợp. 

6. Theo dõi dữ liệu thường xuyên

Để đo lường chính xác Retention Rate và kịp thời đưa ra những cải thiện theo thời gian, bạn nên thường xuyên theo dõi dữ liệu ứng dụng để hiểu rõ hành vi và nhu cầu người dùng. Dựa vào đó, bạn có thể đo lường hiệu suất tổng thể và xác định các tính năng hoặc chiến lược Marketing nào đã tạo ra tác động. 

7. Thử nghiệm beta và soft launch

retention là gì
Thử nghiệm Beta và Soft Launch là cách thúc đẩy Customer Retention Rate hiệu quả.

Thử nghiệm beta và Soft Launch (ra mắt giới hạn) là chiến lược thông minh để tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng trước khi ứng dụng chính thức được ra mắt. Hãy chọn nhóm người dùng mục tiêu và cung cấp phiên bản ứng dụng thử nghiệm để thu thập phản hồi. Dựa vào đó, bạn có thể cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và đưa ra những thay đổi cần thiết. Ngoài ra, khi cấp quyền truy cập sớm, bạn có thể xây dựng lòng trung thành ngay trước khi ứng dụng được ra mắt rộng rãi.

8. Triển khai chiến lược Marketing phù hợp

Hứng thú của người dùng có thể phai nhạt theo thời gian. Để tăng mức độ tương tác, bạn cần triển khai các chiến lược Marketing phù hợp cho mobile app. Tỷ lệ giữ chân người dùng có thể bị ảnh hưởng nếu người dùng không được trải nghiệm thoả mãn với những gì thương hiệu đã cam kết. Theo đó, thương hiệu nên xây dựng chiến lược Marketing đồng nhất với những ưu thế mà ứng dụng mang đến, chỉ như thế, tỷ lệ người dùng gỡ cài đặt ứng dụng sẽ rất thấp.

Thông báo đẩy (Push Notification): Các thông báo đẩy thường trực tiếp xuất hiện trên màn hình khóa của người dùng. Đây là cách hiệu quả để đưa người dùng quay lại ứng dụng, thúc đẩy thời gian sử dụng và tăng tỷ lệ giữ chân.

Tiếp thị qua email (Email Marketing): Triển khai Email Marketing đối với người dùng tiềm năng sẽ tăng mức độ tương tác, xây dựng lòng trung thành với thương hiệu và cải thiện Retention Rate. Ngoài ra, thương hiệu có thể cung cấp giá trị như ưu đãi, khuyến mãi độc quyền khi mua sản phẩm trong ứng dụng. 

Xem thêm: Email Marketing là gì? Lưu lại cách thiết kế Email Marketing hiệu quả nhất hiện nay

Tin nhắn trong ứng dụng (In-app messaging): Nhiều người dùng có thói quen sử dụng tính năng này để giao tiếp với người dùng khác, đây là cách thông minh mà thương hiệu có thể tận dụng để giữ chân người dùng hiệu quả.

9. Tối ưu App Store (ASO)

Tối ưu và tăng thứ hạng trên cửa hàng ứng dụng (App Store) là cách giúp ứng dụng tăng tỷ lệ giữ chân người dùng. Tên, biểu tượng, mô tả của ứng dụng, hình ảnh,… phải giúp người dùng nắm được thông tin mà họ mong đợi . Khi ứng dụng trở nên đặc biệt trên App Store, lưu lượng truy cập organic tăng lên đáng kể và việc của bạn là triển khai các hoạt động tích cực với nhóm người dùng có giá trị này.

10. “Phần thưởng” cho lòng trung thành 

Đã bao giờ bạn truy cập ứng dụng hàng ngày vì phần thưởng đăng nhập không? Nếu có, đây chắc chắn là cách thu hút người dùng và tăng Retention Rate vô cùng hiệu quả. Người dùng có khả năng sử dụng ứng dụng thường xuyên khi được cung cấp những quyền lợi nhất định. Do đó, thương hiệu có thể dựa vào điểm này và triển khai hình thức “phần thưởng” phù hợp để thúc đẩy khách hàng gắn bó.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ Retention là gì, tầm quan trọng của Retention Rate và cách thực hiện chi tiết. Việc giữ chân người dùng là yếu tố quan trọng cho sự thành công của bất kỳ ứng dụng di động nào. Hãy áp dụng các bí quyết trên để tăng tỷ lệ Retention Rate nhé! Chúc bạn thành công.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.

Xem thêm: GWP là gì? 8 bước đơn giản tạo chiến dịch khuyến mãi thu hút khách hàng

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục