BOD – Board of Directors chính là những người đóng vai trò định hướng toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Vậy BOD – Board of Directors là gì? BOD là chức danh gì? Vai trò của BOD trong công ty và những tố chất cần có của BOD doanh nghiệp? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hiểu rõ hơn về chức danh quan trọng này qua bài biết dưới đây nhé!
BOD viết tắt của từ gì?
BOD được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh là Board of Directors, được hiểu ở đây là Ban giám đốc hay Hội đồng quản trị của tập đoàn, công ty, doanh nghiệp.
BOD nghĩa là gì?
BOD là thuật ngữ được dùng để chỉ những những người đứng đầu được các cổ đông của doanh nghiệp tin tưởng bầu ra. BOD chịu trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và giám sát quy trình vận hành của doanh nghiệp.
Tùy theo nhu cầu cũng như quy mô hoạt động mà các doanh nghiệp có thể thiết lập các vị trí BOD khác nhau. Đối với các doanh nghiệp lớn, BOD sẽ được chia thành nhiều vị trí và mỗi vị trí sẽ đảm nhận các vai trò khác nhau. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì trong Hội đồng quản trị, một người có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau.
Hội đồng quản trị thường được tổ chức ở các công ty cổ phần, do mô hình công ty lớn, có nhiều cổ đông và khả năng huy động vốn lớn. Do đó, cần phải có sự giám sát và quản lý từ Hội đồng quản trị để đảm bảo bộ máy tổ chức của công ty hoạt động chặt chẽ hơn.
Xem thêm: Tiết lộ 8 phương pháp đánh giá nhân sự cuối năm chính xác dành cho doanh nghiệp
BOD là vị trí gì trong doanh nghiệp?
Các vị trí của Hội đồng quản trị được bầu ra để làm đại diện cho các lợi ích của cổ đông dựa theo quy định của doanh nghiệp. Đó có thể là quy định về cách thức bầu Hội đồng quản trị, số lượng thành viên của Hội đồng quản trị và tần suất các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Thông thường số lượng thành viên của Hội đồng quản trị từ 3 – 31 thành viên.
BOD là chức danh gì?
Cấu trúc chức danh của Hội đồng quản trị thường gồm chủ tịch và tập hợp nhóm giám đốc thành viên là Giám đốc nội bộ và Giám đốc bên ngoài.
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị
Vị trí này có thể được các thành viên của Hội đồng quản trị chỉ định, chủ tịch có thể là giám đốc nội bộ hoặc giám đốc bên ngoài. Họ là người điều hành hoạt động của Hội đồng cổ đông và giữ quyền hành cao nhất trong Hội đồng quản trị. Chủ tịch có thẩm quyền chỉ đạo và tổ chức các cuộc họp Hội đồng quản trị một cách kỷ luật.
2. Giám đốc nội bộ (Inside Director)
Vị trí này thường được định nghĩa là nhân sự dày dặn chuyên môn của doanh nghiệp hoặc các cổ đông quan trọng để tăng thêm giá trị cho Hội đồng cổ đông. Tuỳ vào quy mô hoạt động, các doanh nghiệp thường có nhiều vị trí giám đốc nội bộ như Giám đốc điều hành, Giám đốc thương hiệu, Giám đốc kinh doanh, Giám đốc truyền thông Marketing, Giám đốc sáng tạo, Giám đốc công nghệ thông tin, Giám đốc đầu tư và phát triển, Giám đốc sản phẩm,… Các giám đốc nội bộ thường không được trả lương cho các hoạt động của Hội đồng quản trị.
3. Giám đốc bên ngoài (Outside Director)
Các giám đốc bên ngoài hay giám đốc độc lập không tham gia vào các công việc nội bộ của doanh nghiệp mà chỉ tham gia với tư cách là thành viên Hội đồng quản trị. Trong khi các thành viên của BOD được bầu bởi các cổ đông thì các cá nhân này sẽ do một hội đồng đề cử quyết định. Họ thường được chọn vì chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan để thúc đẩy cấu trúc kinh doanh của doanh nghiệp. Các giám đốc bên ngoài được trả mức lương tương ứng tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp khi tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị định kỳ.
Các chức danh của BOD chỉ trở nên lý tưởng nhất khi các vị trí được phân chia khách quan và công bằng giữa giám đốc nội bộ và giám đốc bên ngoài. Điều này giúp doanh nghiệp tránh tranh chấp có thể diễn ra.
Vai trò của BOD trong công ty là gì?
BOD là nhân tố quan trọng đối với quá trình vận hành và phát triển bền vững của doanh nghiệp. BOD chính là cơ quan đầu não của doanh nghiệp và là trung tâm mọi hoạt động quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất của các cổ đông. Chính vì vậy, tất cả các mục tiêu và các bước phát triển của doanh nghiệp đều xuất phát từ Hội đồng quản trị, tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Vai trò của Hội đồng quản trị được xác định dựa trên các quy định của tổ chức.
Giám sát và điều khiển doanh nghiệp:
- Chịu trách nhiệm giám sát quá trình thực thi hoạt động kiểm toán đầy đủ, chính xác và đảm bảo hiệu quả tối ưu.
- Theo dõi và giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các phòng ban, bộ phận,…
Thiết lập hệ thống quản trị doanh nghiệp:
- Thiết lập và xây dựng hệ thống quản lý cho doanh nghiệp bao gồm vị trí, nhiệm vụ, công việc của nhân viên, bộ phận, phòng ban,… và đảm bảo quá trình này diễn ra liền mạch và dựa trên khuôn khổ, chính sách và quy trình đã đặt ra.
- Đảm bảo quyền lợi cho tất cả nhân viên.
Quản trị, tổ chức và duy trì các cuộc họp định kỳ: Xây dựng lịch trình các cuộc họp, gặp gỡ và trao đổi định kì giữa các thành viên trong Hội đồng quản trị để thảo luận, cập nhật tình hình doanh nghiệp một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Định hướng chiến lược và mục tiêu chung cho doanh nghiệp:
- Đề xuất và ra quyết định thực thi các mục tiêu, định hướng, chiến lược, kế hoạch,… nhằm đảm bảo mang lại sự tăng trưởng và phát triển cho doanh nghiệp.
- Xây dựng, thiết lập sứ mệnh và tầm nhìn cho doanh nghiệp nhằm hướng đến việc doanh nghiệp đạt được độ tin cậy nhất định trong thị trường.
- Đảm bảo doanh nghiệp luôn đi đúng hướng không chệch khỏi mục tiêu đã đặt ra ban đầu.
Uỷ thác: BOD sẽ đảm bảo thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ được các cổ đông ủy thác nhằm bảo vệ các lợi ích của cổ đông cũng như các nhà đầu tư trong doanh nghiệp.
Tuyển dụng, giám sát, đánh giá và đào tạo nhân tài: BOD sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài cho các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai các chính sách giữ nhân tài để đảm bảo quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp được diễn ra liền mạch.
Những tố chất quan trọng để trở thành Board of Directors là gì?
1. Khả năng lãnh đạo
Hội đồng quản trị là những người đứng đầu một doanh nghiệp, do đó, việc sở hữu khả năng lãnh đạo giúp dễ dàng phân công công việc, nhiệm vụ cho nhân viên, bộ phận, phòng ban; quyết định triển khai, điều hành, giám sát,… để đảm bảo hiệu suất quá trình vận hành được diễn ra tối ưu nhất. Đồng thời, tư duy lãnh đạo nổi trội của BOD sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng định hướng và thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và hoàn thiện nhất có thể.
Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? Kinh nghiệm phát triển kỹ năng lãnh đạo hiệu quả
2. Tầm nhìn xa trông rộng
Các vị trí BOD đều phải có nền tảng kỹ năng quan trọng đó là nhìn xa trông rộng, định hình bức tranh tổng thể của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. BOD phải vạch ra các chiến lược rõ ràng và hiệu quả để đưa kế hoạch trở thành hành động và mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Khả năng này dựa vào việc BOD có tư duy khách quan về nguồn lực doanh nghiệp như trang thiết bị, nhân lực, nguồn vốn,… để cộng hưởng với các điều kiện thuận lợi trên thị trường và nắm bắt tiềm năng phát triển. Nhờ đó, các BOD có thể dự đoán và chuẩn bị các chiến lược phát triển dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
3. Biết tận dụng nhân tài
Doanh nghiệp sẽ trở nên vững mạnh hơn bao giờ hết nếu các BOD biết cách sử dụng, trọng dụng và đưa ra chính sách đãi ngộ phù hợp đối với các nhân tố tài năng trong doanh nghiệp. Người lãnh đạo cần biết cách sử dụng nhân tài để họ phát huy năng lực và mang lại kết quả tối ưu trong công việc. Đồng thời việc phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là các vị trí then chốt sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng bộ máy nhân sự nòng cốt, phục vụ các chiến lược quan trọng.
4. Am hiểu các vấn đề pháp lý
Trong quá trình hoạt động, không thể không phát sinh các thủ tục liên quan đến pháp lý như nội quy, quy chế hoạt động, hợp đồng,… Chính vì vậy, với cương vị BOD cần phải am hiểu pháp lý và quy định của pháp luật để hạn chế tối đa tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật.
Kết luận
Hy vọng những thông tin hữu ích mà Vieclam24h.vn chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu BOD là gì và đồng thời chức danh, vị trí, vai trò, tố chất của BOD sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp. Đừng quên cập nhật những bài viết mới nhất từ Vieclam24h.vn để tìm hiểu nhiều kiến thức khác cần thiết cho hành trình sự nghiệp cùng các cơ hội làm việc hấp dẫn bạn nhé!
Việc làm gợi ý
ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Lao động phổ thông là gì? Người làm công việc phổ thông nên lưu ý gì?