Giám sát an toàn là gì? Điều kiện cấp chứng chỉ giám sát an toàn ra sao?

An toàn luôn là ưu tiên hàng đầu trong mọi môi trường làm việc. Để đảm bảo sự an toàn cho nhân viên và ngăn ngừa các tai nạn lao động không mong muốn, vai trò của giám sát an toàn trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy giám sát an toàn là gì? Trong bài viết này, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu trách nhiệm và nhu cầu tuyển dụng hiện nay nhé!

Giám sát an toàn là gì?

giám sát an toàn
Giám sát an toàn là gì? Trách nhiệm ra sao?

Giám sát an toàn là hoạt động theo dõi và giám sát các hoạt động tại công xưởng, công trường tuân thủ theo quy trình thực hành an toàn. Nhờ đó, ngăn chặn các hành vi mất an toàn, gây thương tích và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ. Việc được xem là trách nhiệm pháp lý theo luật an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ phải được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. 

Trách nhiệm của giám sát an toàn 

1. Lãnh đạo thực thi các quy tắc

Người giám sát an toàn phải am hiểu các quy định về An toàn và Sức khỏe Nghề Nghiệp để thiết lập môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho người lao động. Người có trách nhiệm truyền đạt mục tiêu thực hiện công việc an toàn theo các tiêu chuẩn nhất định, phổ biến hiện nay là ISO 45001. 

Đồng thời, giám sát viên có trách nhiệm thúc đẩy và khuyến khích người lao động tham gia các chương trình an toàn và sức khỏe. Người lao động phải hiểu và tuân thủ các quy tắc, chính sách an toàn để tự bảo vệ bản thân trong quá trình làm việc. 

Trong quá trình thực thi công việc, các giám sát viên là người tiếp nhận phản ánh và khuyến khích người lao động đề xuất, kiến nghị về điều kiện làm việc, các nguy cơ gây mất an toàn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. 

2. Kiểm soát mối nguy

Giám sát và theo dõi thực thi quy trình làm việc an toàn, đúng thủ tục là nhiệm vụ quan trọng của người giám sát an toàn. Các giám sát viên phải xây dựng, thực hiện các biện pháp ngăn chặn các mối nguy hại ảnh hưởng đến môi trường làm việc và khắc phục các sự cố kịp thời. Hơn thế, việc tổ chức các buổi kiểm tra định kỳ giúp các giám sát viên phát hiện, ngăn chặn và xử lý các điều kiện không an toàn trong quá trình làm việc. 

3. Điều tra và báo cáo tai nạn tại nơi làm việc

Khi xảy ra tai nạn lao động và thương tích tại nơi làm việc, người đảm nhận vị trí này sẽ tiến hành điều tra sự việc. Họ là người thu thập thông tin xác nhận nguyên nhân và báo cáo số lượng, tình trạng thương vong do nghề nghiệp cho Dịch vụ Y tế nghề nghiệp (OMS) để điều trị kịp thời. 

Đồng thời, sẽ tổng hợp các dữ kiện liên quan thành Biểu mẫu bồi thường cho người lao động. Quá trình thực hiện, ký chứng nhận và nộp biểu mẫu diễn ra trong vòng 48 giờ. 

4. Huấn luyện và đào tạo an toàn cho người lao động

Người giám sát an toàn có trách nhiệm lên kế hoạch và tổ chức các khóa đào tạo an toàn lao động bắt buộc cho người lao động. Đồng thời, định hướng người lao động sử dụng và bảo trì thiết bị đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng trong quá trình làm việc.

Điều kiện thực hiện công việc giám sát an toàn là gì?

giám sát an toàn
Điều kiện tuyển dụng là gì? Tìm hiểu các vị trí việc làm phổ biến
  • Đã được đào tạo công tác bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm thực tế.
  • Năng lực phân tích và phán đoán các yếu tố gây nguy hiểm tại môi trường làm việc. 
  • Tinh thần trách nhiệm cao, trung thực và khách quan trong công tác giám sát an toàn lao động
  • Am hiểu quy định pháp luật về bảo hộ lao động trong nước và quốc tế. 
  • Am hiểu môi trường làm việc, quy trình sản xuất và quy trình vận hành máy móc, thiết bị, vật tư thi công.
  • Khả năng giao tiếp, truyền đạt tốt.

Cơ hội việc làm, mức lương ra sao?

Hiện nay, người giám sát an toàn có vai trò không thể thiếu trong các doanh nghiệp, phân xưởng, công trình,… Do đó, cơ hội tuyển dụng vô cùng đa dạng, có nhiều vị trí khác nhau dựa trên chuyên môn cụ thể.  

Dưới đây là một số vị trí việc làm giám sát an toàn mà bạn có thể đảm nhiệm.

  • Giám sát an toàn lao động
  • Giám sát an toàn công trình
  • Giám sát an toàn điện
  • Giám sát an toàn thực phẩm
  • Giám sát an toàn hàng không

Tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng, trình độ, kinh nghiệm của ứng viên và quy mô doanh nghiệp mà mức lương của vị trí có thể dao động từ 10 – 20 triệu đồng/tháng. Một số lĩnh vực, ngành nghề tuyển dụng với mức lương lên tới 35 – 50 triệu đồng/tháng. 

Có nên học chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn lao động không?

giám sát an toàn
Học chứng chỉ hành nghề trong bao lâu thì được cấp chứng chỉ hành nghề?

Chứng chỉ hành nghề là yêu cầu bắt buộc của bộ Lao động thương binh xã hội đối với các cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình thi công công trình hoặc sản xuất.

Đối tượng học hành nghề giám sát an toàn lao động

  • Các đơn vị, cá nhân đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng.
  • Những đối tượng đang giữ chức vụ tại đơn vị nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề.
  • Những đối tượng mong muốn đào tạo để nâng cao kiến thức và cấp chứng chỉ để đáp ứng trong công việc.

Thời gian học

Thời gian đào tạo chứng chỉ là 3 tháng. Sau khi kết thúc khoá học, cá nhân và tổ chức sẽ được cấp chứng chỉ có giá trị và hiệu lực trên toàn quốc. 

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề

Theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn các nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, chứng chỉ ở đây được hiểu là chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Tuy nhiên chứng chỉ này có nội dung rộng hơn, bao hàm hoạt động. 

Theo đó, Điều 71 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định: Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Do đó, việc sở hữu chứng chỉ là vô cùng cần thiết khi cá nhân thể hiện sự ghi nhận của chủ thể có thẩm quyền về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm đối với các hoạt động giám sát.

Kết luận

Giám sát an toàn là một lĩnh vực quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề và các việc làm phổ biến hiện nay để đưa ra quyết định nghề nghiệp phù hợp.

Xem thêm: 6 kỹ năng quan trọng trong thư xin việc thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục