Turnover là gì? Làm sao để giảm tỷ lệ Turnover ở doanh nghiệp?

Nguồn nhân lực luôn là một trong những nhân tố chủ chốt, quyết định sự thành bại của cả một doanh nghiệp. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã tập trung quản lý, quan tâm và phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp thờ ơ với yếu tố này, dẫn đến nhiều nhân viên lựa chọn thôi việc, thường được miêu tả với thuật ngữ là “turnover”. Vậy cụ thể turnover là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu vấn đề này cũng như các nguyên nhân và giải pháp giúp giảm tỷ lệ thôi việc ở doanh nghiệp ngay trong bài viết bên dưới nhé! 

1. Turnover là gì?

Thuật ngữ “turnover” có thể được hiểu theo 2 hàm ý khác nhau. Turnover vừa có nghĩa là vượt qua doanh thu, doanh số kỳ vọng, vừa có nghĩa là lượng nhân viên nghỉ việc, nhảy việc. Và ở trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu theo nghĩa thứ 2 của “turnover”, tức chỉ hiện tượng nhân viên thôi việc ở một doanh nghiệp.

turnover là gì
Turnover là gì? Turnover chỉ số lượng nhân viên nghỉ việc tại một doanh nghiệp. 

Đặc biệt hơn, thuật ngữ này hay đi kèm với chữ “rate” tạo thành cụm từ “Turnover rate”, có nghĩa là tỷ lệ turnover. Vậy tỷ lệ turnover là gì?

Có thể hiểu, tỷ lệ nghỉ việc (Turnover rate) hay còn gọi là tỷ lệ thôi việc hoặc tỷ lệ nhảy việc, là tỷ lệ số lao động nghỉ việc tính trên số lao động bình quân trong một tháng, một quý hay nhiều năm. Tỷ lệ này phần nào mô tả tình hình ổn định của nguồn nhân sự trong một doanh nghiệp. 

2. Ý nghĩa của tỷ lệ Turnover là gì?

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm “Turnover là gì” và tỷ lệ turnover thì chắc hẳn nhiều bạn đang thắc mắc rằng tỷ lệ này có vai trò và ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp. 

Cụ thể, tỷ lệ turnover phản ánh mức độ hấp dẫn về môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, văn hóa công ty. Nếu những chỉ số của các yếu tố trên tốt và không ngừng được cải thiện, chắc chắn tỷ lệ nhân viên thôi việc sẽ giảm. Ngược lại nếu số lượng người lao động rời bỏ doanh nghiệp ngày càng tăng, doanh nghiệp cần phải xem xét lại chế độ, chính sách cũng như cải thiện về môi trường làm việc.

turnover là gì
Chỉ số turnover rate cao phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt nhân viên. 

Chỉ số turnover cũng phản ánh phần nào về năng lực của bộ phận tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp. Bộ phận này có thể đã đánh giá thiếu chính xác năng lực ứng viên, lựa chọn nhân sự chưa phù hợp với doanh nghiệp, dẫn đến nhân viên nhảy việc hoặc thôi việc sau một thời gian ngắn gắn bó, làm gia tăng tỷ lệ turnover. Chỉ số này phải được doanh nghiệp theo dõi sát sao để ứng phó kịp thời. 

Dì nhân viên bị sa thải hay nghỉ việc tự nguyện, doanh nghiệp vẫn phải tốn chi phí để tuyển dụng người mới. Trong thời gian đó, rõ ràng lợi nhuận và năng suất của công ty sẽ bị sụt giảm một phần. 

Xem thêm: Quiet quitting và quiet firing là gì? Ảnh hưởng đến thị trường lao động ra sao?

3. Cách tính tỷ lệ nghỉ việc chính xác nhất của Turnover là gì?

Vì tầm quan trọng của tỷ lệ nghỉ việc ảnh hưởng đến doanh nghiệp nên bộ phận nhân sự thường xuyên tính tỷ lệ này theo từng tháng hoặc năm dựa trên các công thức sau:

Cách tính tỷ lệ nghỉ việc (turnover rate) hàng tháng:

Turnover Rate hàng tháng (%) = (L/Số trung bình) x 100

Trong đó: 

L (Left) = số nhân viên nghỉ việc trong tháng đó

Số trung bình = (B+E)/2 với B (Beginning) chỉ số nhân viên làm việc thời điểm đầu tháng; E (Ending) chỉ số nhân viên làm việc thời điểm cuối tháng.

Tuy nhiên, đa số các công ty thường áp dụng theo tính tỷ lệ nhảy việc hàng năm vì chúng hữu ích và cũng có thời gian thu thập số liệu tốt hơn. 

Cách tính tỷ lệ nghỉ việc (turnover rate) hàng năm: 

Turnover Rate hàng năm (%) = [L/(số nhân viên làm việc đầu năm + số nhân viên làm việc cuối năm)/2] x 100

L (Left) = số nhân viên nghỉ việc trong năm đó

Ví dụ: đầu năm công ty bạn có 50 nhân viên, đến cuối năm thì có tổng 85 nhân viên và trong năm đó có 10 nhân viên nghỉ việc thì tỷ lệ nghỉ việc hàng năm của công ty bạn sẽ là: 

Turnover Rate hàng năm (%) = [10/(50 + 85)/2] x 100 = 3.7% 

Tỉ lệ nhân viên nghỉ việc cao hay thấp sẽ phản ánh tình trạng nhân sự tại doanh nghiệp. Tiến sĩ John Sullivan – nhà tư vấn chuyên sâu về Quản trị Nhân tài đã đưa ra các mức độ mà tỷ lệ turnover biểu hiện cụ thể như sau:

  • Turnover rate< 3%: Tình hình nhân sự tại công ty vẫn đang ổn định. Số lượng nhân viên nghỉ việc chủ yếu đến từ lý do khách quan. Có chăng lý do chủ quan phổ biến ở mức này là do lỗi ở người sếp. Doanh nghiệp có thể xem lại cách ứng xử, giao tiếp hay phong thái lãnh đạo của nhà quản lý.
  • 3%< Turnover rate< 5%: Tỷ lệ này vẫn nằm trong tầm kiểm soát, chưa gây ra nhiều trở ngại cho công ty. Để cải thiện tình hình, doanh nghiệp có thể xem xét hệ thống lương và chính sách đãi ngộ. . Ngoài ra, vấn đề của người quản lý cũng đáng cân nhắc.
  • 5%< Turnover rate< 8%: Công ty đang gặp vấn đề về quản lý nhân sự. Ngoài hai vấn đề ở trên thì môi trường để nhân viên phát triển dường như cũng chưa rõ ràng. Do đó, bạn cần rà soát lại hệ thống đào tạo phát triển nhân lực tại doanh nghiệp.
  • 8%< Turnover rate< 10%: Tình trạng nhân sự của doanh nghiệp đang ở mức cảnh báo. Tiến sĩ John Sullivan cho rằng ngoài những vấn đề trên, nếu doanh nghiệp của bạn chạm ngưỡng ở mức này, có lẽ lỗ hổng là nằm ở văn hóa doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên cân nhắc triển khai các hoạt động nội bộ để tăng gắn kết.
  • Turnover rate> 10%: Doanh nghiệp cần phải xem xét lại một cách tổng thể về các bất ổn cũng như tìm hiểu, khảo sát với các đối thủ trong ngành, để biết được ảnh hưởng bên ngoài tác động như thế nào với doanh nghiệp, từ đó có các chiến lược giải quyết kịp thời.

4. Các lý do khiến tăng tỷ lệ Turnover là gì?

Tỷ lệ thôi việc (turnover rate) tăng có thể là do nhiều lý do khác nhau. Một số lý do phổ biến khiến nhiều nhân viên phải nghỉ việc như:

Chế độ lương thưởng không tốt

Lương thưởng là yếu tố quan trọng mà bất kể người lao động nào cũng chú tâm đến khi đi làm, nếu chế độ đãi ngộ không tốt so với sức lao động họ bỏ ra thì chắc chắn đây là nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc. Nếu nhân viên không nhận được mức lương xứng đáng với năng lực, doanh nghiệp của bạn rất khó giữ chân và thu hút được nhân tài về công ty. 

Xem thêm: Lương gross là gì, cách tính lương gross sang net người lao động nên biết

turnover là gì
Mức lương không xứng đáng là một trong những lý do khiến nhiều nhân viên quyết định nghỉ việc. 

Không có lộ trình phát triển, thăng tiến rõ ràng

Nhân viên đi làm sau một thời gian không được thấy lộ trình thăng tiến rõ ràng từ phía công ty rất dễ nảy sinh chán nản, không có hứng thú với công việc và không muốn tiếp tục cống hiến. Đối với những nhân viên có tiềm năng và thực lực tốt, nếu không có lộ trình thăng tiến rõ ràng, họ sẽ nhanh chán và mong muốn tìm một nơi khác tốt hơn.

Mâu thuẫn với cấp trên, đồng nghiệp

Mâu thuẫn trong một tập thể là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu mức độ mâu thuẫn dẫn đến việc nhân viên nghỉ việc thì bạn nên xem xét lại cách quản lý của lãnh đạo. Người lãnh đạo không quản lý được khiến nhân viên bất đồng, mâu thuẫn lẫn nhau hoặc chính người quản lý gây khó dễ với nhân viên, đều là các lý do khiến người lao động cảm thấy không thoải mái khi đi làm. Do đó, đây là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên xin thôi việc, đặc biệt là trong thời đại con người dễ “stress” vì các mối quan hệ như hiện nay. 

turnover là gì
Mâu thuẫn với cấp trên hay đồng nghiệp khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái khi đi làm. 

Xem thêm: Áp lực vô hình nơi công sở, nhà quản lý nên làm gì để giảm thiểu rủi ro?

Văn hoá doanh nghiệp không phù hợp

Một nguyên nhân dẫn đến nhân viên nghỉ việc đó là văn hóa doanh nghiệp không phù hợp và thiếu sự gắn kết. Văn hóa doanh nghiệp là một trong những tiêu chí được nhiều nhân viên đặt lên hàng đầu. Nếu doanh nghiệp của bạn có xảy ra hành động khiếm nhã, lời nói to tiếng, nói xấu sau lưng, chia bè kết phái trong quá trình làm việc hay cấp trên soi mói, khó tính, luôn bóc lột sức lao động của nhân viên, nhân viên sẵn sàng rời bỏ doanh nghiệp dù cho công việc có tốt đến đâu.

Sai lầm đến từ khâu tuyển dụng

Khâu tuyển dụng là phần vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm nhân sự phù hợp để gắn bó lâu dài với công ty. Một sự đánh giá sai lầm nào đó trong quá trình phỏng vấn sẽ dẫn đến việc công ty tuyển dụng những nhân sự không đáp ứng được yêu cầu công việc, không phù hợp môi trường làm việc. Điều này khiến cho doanh nghiệp và cả người lao động khó hoà hợp với nhau và sau thời gian buộc phải cho nghỉ việc.

turnover là gì
Sai lầm chủ quan đầu tiên khiến tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao có thể bắt nguồn từ khâu tuyển dụng nhân sự không phù hợp.

5. Một số giải pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên

Khi đã hiểu được ý nghĩa của turnover là gì thì doanh nghiệp phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp để giảm tỷ lệ này xuống thấp nhất. Vì tỷ lệ thôi việc (turnover rate) tăng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp, gây tốn thời gian tuyển dụng, chi phí đào tạo cũng như lợi nhuận thất thoát do tình trạng thiếu nhân sự trầm trọng.

Dựa trên các lý do khiến tỷ lệ turnover tăng như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp có thể tiến hành một số giải pháp sau:

  • Khảo sát mức độ hài lòng hiện tại của nhân viên trong công ty.
  • Hỏi thăm nhân viên có ý định hoặc quyết định nghỉ việc để làm rõ nguyên do.
  • Dự báo tỷ lệ nghỉ việc để có phương án xử lý kịp thời, phân chia các đối tượng lao động thích hợp thay thế.
  • Nâng cao khả năng quản trị nhân sự cho các cấp lãnh đạo.
  • Giới thiệu văn hóa doanh nghiệp cho ứng viên khi phỏng vấn để dễ hình dung, sàng lọc và tuyển chọn nhân sự phù hợp.
  • Đưa ra và chỉ rõ các quá trình thăng tiến cụ thể cho nhân viên trong quá trình phỏng vấn.
  • Các doanh nghiệp cần phải chủ động phân tích tình hình thực tế để đưa ra giải pháp cân bằng nhân sự thông qua turnover rate.
turnover là gì
Trò chuyện, hỏi thăm nhẹ nhàng các nhân viên có ý định hoặc quyết định xin nghỉ việc để hiểu hơn về các nguyên do.

Tạm kết

Có thể nói, tỷ lệ nghỉ việc (turnover rate) là một trong những con số quan trọng thể hiện mức độ phát triển và “sức khoẻ” của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải làm sao để nhân viên mong muốn gắn bó lâu dài, cống hiến năng suất hết mình, có như thế mới mau chóng thành công và vững mạnh.

Trên đây là những chia sẻ của Vieclam24h.vn về khái niệm turnover là gì. Mong rằng với những giải pháp bên trên có thể giúp các doanh nghiệp của bạn cải thiện tỷ lệ nhân viên thôi việc trong tương lai. Chúc bạn thành công!

Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Vieclam24h.vn để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!

Xem thêm: Khung năng lực là gì? Tiết lộ 5 bước xây dựng khung năng lực cho nhân viên hiệu quả

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục