Lý thuyết trò chơi là gì? Áp dụng thuyết này như thế nào trong các lĩnh vực? 

Lý thuyết trò chơi là một trong những công cụ nghiên cứu, phân tích hệ quả của các hành động vô cùng hiệu quả. Vậy lý thuyết trò chơi là gì? Nguyên lý hoạt động của lý thuyết trò chơi ra sao? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này!

Lý thuyết trò chơi là gì?

lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơi là một trong những công cụ nghiên cứu và phân tích hệ quả hành động hiệu quả. 

Lý thuyết trò chơi (Game theory) là một cách tiếp cận để phân tích quyết định của mỗi cá nhân trong các tình huống cạnh tranh mà các tham số đã được định sẵn. Thuyết này nghiên cứu các tình huống chiến thuật mà người chơi sẽ lựa chọn các hành động khác nhau để tối ưu kết quả nhất có thể. Lý thuyết trò chơi được xem như mô hình thu nhỏ hành vi con người trong các tình huống. 

Những người tiên phong của thuyết này là nhà toán học John von Neumann và John Nash cùng với nhà kinh tế học Oskar Morgenster. Ban đầu, lý thuyết trò chơi bắt nguồn từ cơ sở toán học ứng dụng và được phát triển như một công cụ được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế học hành vi. Hiện nay, thuyết này được ứng dụng trong nhiều ngành như tâm lý học và logic, triết học, sinh học,… 

Trong lý thuyết trò chơi có 2 hình thức duy lý. 

Duy lý cá nhân: Người tham gia sẽ cố gắng giành lợi ích tuyệt đối cho bản thân, không quan tâm đến giải pháp “tất cả cùng thắng”. Logic này được thể hiện rõ nét trong trò chơi “Thế lưỡng nan của tù nhân”.

Chủ nghĩa duy lý tập thể: Người chơi cố gắng đạt lợi ích nhưng cũng theo đuổi giải pháp để đôi bên cùng có lợi. 

Bên cạnh đó, lý thuyết trò chơi còn được ứng dụng trong việc phân tích và quản lý mâu thuẫn. Việc tính toán lựa chọn của đối phương sẽ giúp người chơi hoạch định giải pháp phù hợp để đối phó hoặc thúc đẩy các giải pháp hợp tác hiệu quả nhất. 

Các thành phần chính trong lý thuyết

lý thuyết trò chơi
3 thành phần chính của lý thuyết trò chơi là người chơi, chiến lược và kết quả.

Một mô hình game theory gồm 3 thành phần:

  • Người chơi: Là người ra quyết định.
  • Chiến lược: Các quyết định cụ thể mà người chơi đưa ra. Chiến lược của mỗi người chơi phụ thuộc vào mục tiêu của họ và cách điều chỉnh hành vi khi bị tác động bởi chiến lược của người chơi khác. 
  • Kết quả: Là kết quả thực hiện chiến lược của người chơi và sự tương tác giữa các người chơi dựa trên chiến lược mà họ chọn trong hệ thống. Mỗi kết quả có thể mang lại lợi ích hoặc thiệt hại đối với các người chơi. 

Chìa khóa của lý thuyết trò chơi là kết quả mà người chơi đạt được phụ thuộc vào chiến lược được người chơi khác thực hiện. Trong quá trình tham gia cuộc chơi, có 2 loại chiến lược:

  • Chiến lược hoàn hảo: Đem lại lợi ích cao nhất cho người chơi và không phụ thuộc vào hành động của người khác. Dù đối thủ có làm gì thì phần thắng vẫn thuộc về mình. 
  • Chiến lược thông minh: Giảm thiểu mức độ rủi ro tối đa, giúp người chơi đua ra quyết định an toàn với rủi ro thấp nhất.

Các loại trò chơi của lý thuyết trò chơi

Phân loại trò chơi thường được dựa vào 3 yếu tố: số lượng người chơi, chiến lược mà người chơi lựa chọn và cơ chế quyết định kết quả. Dựa vào các yếu tố này mà có 3 loại trò chơi chính: 

  • Trò chơi 2 người có tổng bằng không.
  • Trò chơi 2 người với tổng khác không.
  • Trò người nhiều người với tổng khác không. 

Trong trò chơi có tổng bằng không, lợi ích của người chơi này đồng nghĩa với thiệt hại của người chơi khác. Ngược lại, trò chơi với tổng khác không lại khẳng định khả năng cùng thắng giữa các đối thủ, lợi ích của người chơi này không nhất thiết là thiệt hại của người chơi khác, mọi người chơi đều có thể giành được lợi ích tương đối.

Lý thuyết trò chơi được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, tuy nhiên thuyết này giải quyết 2 vấn đề cốt lõi. 

  • Thứ nhất: Tìm được giải pháp cân bằng và có lợi nhất cho bản thân. 
  • Thứ hai: Phân tích lựa chọn của đối phương để đưa ra phương án đối phó phù hợp.

Ví dụ điển hình: Thế lưỡng nan của tù nhân

lý thuyết trò chơi
Thế lưỡng nan của tù nhân là một trong những ví dụ điển hình của lý thuyết trò chơi.

Lý thuyết trò chơi thường được giải thích qua ví dụ về thế lưỡng nan của tù nhân (Prisoner’s Dilemma). Đây là một trò chơi có tổng bằng không trong lý thuyết trò chơi.

Giả sử A và B bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi trộm cắp tại một tiệm nữ trang. Dựa vào chứng cứ thu nhập được, cảnh sát phát hiện cả 2 từng tham gia cướp nhà băng. Trong quá trình điều tra, cảnh sát tiến hành thẩm vấn từng đối tượng một và đưa ra 3 phương án với A và B như sau:

(1) Nếu tiếp tục giữ im lặng và không thừa nhận tội trong quá khứ, cả hai sẽ bị phạt 10 năm tù về tội trộm cắp nữ trang.

(2) Nếu một trong hai người thú tội, người còn lại giữ im lặng thì tù nhân thú tội chỉ bị phạt 5 năm tù, trong khi tù nhân im lặng bị kết án chung thân.

(3) Nếu cả hai đều thú tội, mỗi người sẽ bị phạt 15 năm tù.

Như vậy, cả A và B đều có 2 lựa chọn, một là hợp tác với người kia và giữ im lặng hoặc hai là phản bội và vạch mặt đối phương. Bài toán này đặt ra tình trạng khó xử cho cả 2 tù nhân khi kết quả sẽ phụ thuộc vào lựa chọn của người kia. Tuy nhiên, cả hai đều không biết đối phương lựa chọn phương án nào. Nếu A và B đều ích kỷ muốn giảm thời gian ở tù và tin rằng đối phương sẽ không khai mình, lựa chọn tốt nhất là đổ tội và khai ra đối phương. Vì nếu phản bội, một trong hai sẽ chỉ bị ngồi 5 năm tù thay vì 10 năm cho việc giữ im lặng và 15 năm tù nếu thú nhận. 

Kết quả tốt nhất là cả hai hợp tác và giữ im lặng, thời gian ngồi tù chỉ là 10 năm. Tuy nhiên, cả hai bị kết án lâu hơn do theo đuổi lợi ích của riêng mình, bất kể tình trạng đối phương như thế nào. Ngay cả khi có thể giao tiếp với nhau thì cả hai vẫn nảy sinh nhiều vấn đề về lòng tin cậy. Đây chính là ví dụ điển hình của lý thuyết trò chơi, khi mỗi bên cố gắng đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình thì cả hai có thể phải chịu chung kết quả tồi tệ.

Tuy nhiên, nếu giả sử hai tên tù nhân có thể liên lạc được với nhau, đâu sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho cả hai? Rất dễ để nhận thấy rằng, phương án tốt nhất là đều giữ im lặng. Như vậy cả hai sẽ chỉ phải ngồi tù 10 năm, không ai thiệt hơn ai cả. Đây chính là giải pháp được coi là “tất cả cùng thắng” (win-win) trong trò chơi này, hay còn được gọi với cái tên “cân bằng Nash”. Hãy nhớ rằng, để đạt được trạng thái cân bằng này, cả hai sẽ buộc phải hi sinh đi một chút quyền lợi của mình.

Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong một số lĩnh vực

Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh

Lý thuyết trò chơi được sử dụng để nghiên cứu các mô hình tương tác giữa các cá nhân, tổ chức trong cùng một hệ thống kinh tế. Doanh nghiệp sẽ sử dụng lý thuyết trò chơi để phân tích các tình huống như đàm phán, đối thoại, cạnh tranh. Khi một thị trường cạnh tranh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tối ưu lợi nhuận và giành lấy thị phần. Bối cảnh “cá lớn nuốt cá bé” đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đưa ra những giải pháp mang lại lợi ích để sinh tồn và phát triển. 

Giả sử công ty A và B đều sản xuất cùng một loại sản phẩm, là đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Mỗi công ty đều có 2 lựa chọn là giữ giá cố định hoặc giảm giá. 

  • Nếu cả hai công ty đều giữ giá cố định, hai công ty này đều có lợi nhuận ổn định nhưng không tối ưu.
  • Nếu một công ty giữ giá cố định trong khi công ty còn lại giảm giá, công ty giảm giá sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn và có lợi nhuận cao hơn trong khi công ty giữ giá cố định thu lợi nhuận thấp hơn và có nguy cơ bị mất thị phần.
  • Nếu cả hai công ty đều giảm giá, có thể dẫn đến cạnh tranh giá khiến hai công ty đều mất lợi nhuận.

Dựa trên các chiến lược và kết quả có thể xảy ra, mỗi công ty sẽ phải đánh giá và quyết định chiến lược tốt nhất.

Các doanh nghiệp có thể thỏa hiệp và “hợp tác” với nhau, tuy nhiên, việc này lại tiềm ẩn khả năng “phản bội” có thể đem lại cho doanh nghiệp những khoản lợi nhuận kếch xù. Vì thế, các doanh nghiệp hiện nay đều ứng xử với nhau theo kiểu “vừa hợp tác, vừa cạnh tranh”. Đương nhiên phương án này cũng đi kèm với nhiều rủi ro nhất định, do đó, doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh ổn định để đảm bảo lợi ích.

Lý thuyết trò chơi trong đàm phán 

Việc đàm phán luôn tạo ra nhiều tình huống lưỡng nan. Trong quá trình đàm phán lương thưởng, phương án bạn cảm thấy tốt nhất là đưa ra mức lương thật cao, tuy nhiên, công ty lại có phương án là đưa ra mức lương thấp hơn. Xét theo lý thuyết trò chơi, cả hai phải chấp nhận hy sinh một chút quyền lợi để cuộc đàm phán diễn ra thành công. 

Xem thêm: Win win là gì? Làm thế nào để đàm phán trăm trận trăm thắng?

Lý thuyết trò chơi trong gây dựng quyền lực

Để gây dựng quyền lực và leo lên vị trí cao trong tổ chức, bạn phải tìm kiếm những sự giúp đỡ, ủng hộ của những người khác. Tuy nhiên, chẳng mấy người sẵn sàng đánh đổi vị thế để ủng hộ bạn. Bạn có thể áp dụng lý thuyết trò chơi bằng cách đem lại lợi ích cho họ để đổi lại những lợi ích nhất định. Muốn lãnh đạo người khác, bạn phải cho họ thấy những lợi ích mà họ có thể nhận được. Đương nhiên, nếu bạn chơi xấu họ thì bạn phải chấp nhận việc bị chơi xấu. 

Kết luận

Việc nắm rõ các quy tắc của lý thuyết trò chơi sẽ mang đến cơ hội nhất định cho mỗi cá nhân, tổ chức trong thực tế cuộc sống hoặc kinh doanh, củng cố địa vị,… Tuy nhiên, việc áp dụng thuyết này trong mỗi lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều kiến thức và thời gian. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã mang đến góc nhìn thú vị về lý thuyết trò chơi đến quý bạn đọc. Chúc các bạn thành công!

Ngoài ra, đừng quên theo dõi Vieclam24h.vn thường xuyên để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm với mức lương cực hấp dẫn giúp cải thiện thu nhập của bạn trong năm mới nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.

Xem thêm: Phương pháp rèn luyện kỹ năng đàm phán từ A-Z hiệu quả tăng tính thuyết phục

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục