Mã nguồn mở là gì? Ưu và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở

Mã nguồn mở là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực thiết kế và lập trình phần mềm. Tuy nhiên, mặc dù phổ biến, song nhiều người vẫn có những hiểu lầm về bản chất của khái niệm này. Vậy các phần mềm mã nguồn mở nghĩa là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

1. Mã nguồn mở là gì?

Mã nguồn mở (Open Source Software) là các phần mềm mà mã nguồn được sử dụng công khai. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tải xuống, chỉnh sửa, tùy biến và đóng góp vào mã nguồn mở để cộng đồng chung có thể sử dụng. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng một phần mềm có mã nguồn mở, bạn tạo ra một tính năng mới và cải tiến tính năng đó, bạn có thể chia sẻ điều này với cộng đồng sử dụng phần mềm, được gọi là việc đóng góp chung.

Trong lập trình, có nhiều thuật ngữ có chứa từ “mở” như hệ điều hành mở, engine game mở, nhưng ở đây, “mở” không liên quan đến kỹ thuật hoặc cấu trúc của phần mềm. Thay vào đó, “mở” chỉ đề cập đến mặt pháp lý của mã nguồn. Mã nguồn mở có thể được sử dụng cho mục đích thương mại mà không cần trả tiền bản quyền cũng như không có bất kỳ tổ chức nào có quyền kiểm soát. Mã nguồn mở cho phép sử dụng các tính năng mà không cần phải liên hệ nhà sản xuất mã nguồn.

mã nguồn mở là gì
Phần mềm mã nguồn mở là gì? Đó là những phần mềm mà mã nguồn  được công khai để mọi người cùng sử dụng.

Hệ điều hành mã nguồn mở là gì?

Hệ điều hành mã nguồn mở là hệ điều hành mà mã nguồn được công khai, có sẵn cho cộng đồng phát triển và sử dụng tự do. Bất kỳ ai cũng có quyền truy cập vào mã nguồn, xem xét, sửa đổi và phát triển hệ điều hành theo nhu cầu. Cộng đồng người dùng và nhà phát triển có thể cùng nhau làm việc để cải thiện và tối ưu hóa hệ điều hành. Các ví dụ tiêu biểu như Linux, FreeBSD và Android (dựa trên nhân Linux).

2. Đặc điểm cơ bản của phần mềm mã nguồn mở là gì?

Sau khi tìm hiểu về khái niệm mã nguồn mở là gì, có thể thấy đây không chỉ đơn giản là một hình thức phần mềm, mà còn là nền tảng tạo ra cộng đồng người dùng và nhà phát triển nhờ những đặc điểm nổi bật sau:

Mã nguồn công khai

Mỗi dự án mã nguồn mở đều dựa trên sự minh bạch và khả năng kiểm soát. Việc công khai mã nguồn cho phép người dùng hiểu rõ cách thức hoạt động của phần mềm. Đồng thời, các lập trình viên cũng có thể kiểm soát và điều chỉnh phần mềm.

Quyền tự do sử dụng

Mã nguồn mở cho phép tự do sử dụng, sửa đổi, tùy chỉnh và phân phối phần mềm mà không bị hạn chế bởi giấy phép độc quyền. Sự tự do này tạo ra tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh cao, thúc đẩy sự đa dạng và sáng tạo.

Hỗ trợ từ cộng đồng

Một điểm đáng chú ý khác của mã nguồn mở là sự hỗ trợ từ cộng đồng. Người dùng và nhà phát triển đóng góp kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề và cải thiện phần mềm. Thông qua các diễn đàn và các nền tảng trao đổi, sự tương tác tích cực giữa các thành viên tạo nên môi trường hỗ trợ đa dạng, giúp phần mềm mã nguồn mở ngày càng hoàn thiện.

mã nguồn mở là gì
Người dùng và nhà phát triển phần mềm mã nguồn mở có thể đóng góp ý kiến và cải tiến phần mềm.

3. Phần mềm mã nguồn mở hoạt động như thế nào?

Mã nguồn mở thường được lưu trữ trong các kho lưu trữ công cộng và được chia sẻ công khai. Bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào các kho lưu trữ này để sử dụng mã nguồn độc lập hoặc đóng góp các cải tiến về thiết kế và chức năng của dự án.

Cùng với mã nguồn mở là các giấy phép phân phối. Vậy giấy phép mã nguồn mở là gì? 

Giấy phép mã nguồn mở là một hợp đồng pháp lý giữa tác giả và người sử dụng các thành phần của phần mềm, nhằm xác nhận rằng phần mềm có thể được sử dụng trong các ứng dụng thương mại theo các điều kiện cụ thể hay không. Đây là cách biến một mã nguồn thông thường thành một thành phần nguồn mở. Bởi, nếu không có giấy phép mã nguồn mở, các thành phần phần mềm sẽ không thể sử dụng bởi người khác, ngay cả khi chúng đã được công bố trên GitHub (kho cung cấp các mã nguồn có trả phí lẫn miễn phí).

Mỗi giấy phép nguồn mở đề cập đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dùng đối với các thành phần phần mềm theo các điều khoản và điều kiện cụ thể. Theo Synopsys Black Duck® KnowledgeBase, một số giấy phép phổ biến nhất:

  • Giấy phép MIT
  • Giấy phép GNU General Public License (GPL) 2.0 — yêu cầu các bản sao của mã nguồn đã được sửa đổi phải được cung cấp để sử dụng công khai
  • Giấy phép Apache License 2.0
  • Giấy phép GNU General Public License (GPL) 3.0
  • Giấy phép BSD License 2.0 (3 điều khoản, Mới hoặc Sửa đổi)

Khi mã nguồn được sửa đổi, mã nguồn mở phải thông báo về các thay đổi cùng với các phương pháp đã được sử dụng. Tùy thuộc vào điều khoản cấp phép, phần mềm phát sinh từ các sửa đổi này có thể phải được cung cấp miễn phí trong một số trường hợp.

4. Ưu và nhược điểm của mã nguồn mở là gì?

Ưu điểm của mã nguồn mở

Tiết kiệm chi phí: Hầu hết các mã nguồn mở không đòi hỏi chi phí cho quá trình tải về và sử dụng, giúp giảm áp lực tài chính đối với cá nhân, doanh nghiệp.

Hoạt động tự do và linh hoạt: Mã nguồn mở mang lại quyền tự do tuyệt đối cho người dùng sử dụng và tùy chỉnh phần mềm theo nhu cầu cụ thể, tạo ra một môi trường linh hoạt và an toàn, nơi người dùng có quyền lực lựa chọn và kiểm soát.

Dễ dàng phát hiện các rủi ro bảo mật: Mã nguồn mở cho phép các chuyên gia bảo mật xem xét và kiểm tra mã nguồn, giảm rủi ro về các lỗ hổng và tăng tính an toàn của hệ thống.

Hỗ trợ từ cộng đồng: Cộng đồng người dùng và nhà phát triển mã nguồn mở đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề và phát triển tính năng mới.

mã nguồn mở là gì
Mã nguồn mở sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và hoạt động tự do hơn.

Nhược điểm của mã nguồn mở

Thiếu sự hỗ trợ từ nhà phát triển: Mã nguồn mở thường thiếu sự hỗ trợ chính thức từ nhà phát triển, gây khó khăn cho người dùng giải quyết vấn đề kỹ thuật và triển khai phần mềm.

Nguy cơ tấn công cao: Phần mềm mã nguồn mở dễ bị tấn công do mã nguồn công khai, tạo điều kiện cho hacker tìm ra và tận dụng lỗ hổng bảo mật.

Tính tương thích bị hạn chế: Mã nguồn mở có thể gặp khó khăn trong việc tích hợp các giải pháp khác nhau.

Giao diện người dùng phức tạp: Một số dự án mã nguồn mở có giao diện khó sử dụng hoặc đòi hỏi sự hiểu biết kỹ thuật sâu rộng từ người sử dụng.

5. Một số ứng dụng của mã nguồn mở phổ biến hiện nay

Hệ điều hành Linux

Mặc dù ít được nhắc đến so với các hệ điều hành như Microsoft Windows hay MacOS, nhưng đây là ví dụ điển hình về hệ điều hành mã nguồn mở. Trong khi người dùng thường phải chi trả phí bản quyền để cài đặt lại Windows, Linux lại hoàn toàn miễn phí và cho phép sử dụng tự do, kể cả cho mục đích thương mại. Người dùng cũng có thể sử dụng miễn phí tất cả các tính năng chẳng hạn như OpenOffice thay cho Microsoft Office, bao gồm các ứng dụng như soạn thảo văn bản (Writer tương tự Word), bảng tính (Calc tương tự Excel) và nhiều hơn nữa.

Ngôn ngữ lập trình PHP và Java

Cả hai ngôn ngữ này đều hoạt động trên nền tảng mã nguồn mở, đồng nghĩa với việc chúng được sử dụng miễn phí, không giới hạn chức năng, có cấu trúc đơn giản và có thư viện tài liệu tham khảo phong phú, cùng với một cộng đồng hỗ trợ. Sự phổ biến của PHP và Java đã khiến cho 85% website trên thế giới được xây dựng bằng những ngôn ngữ này.

WordPress

WordPress là CMS (Hệ thống quản lý nội dung) phổ biến nhất thế giới, là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí. Xây dựng trên nền tảng PHP, WordPress là công cụ được sử dụng rộng rãi để tạo và quản lý các trang web. Người dùng có thể tận dụng sức mạnh của cộng đồng lập trình viên hàng triệu người trên toàn thế giới để giải quyết mọi vấn đề trong quá trình phát triển và quản lý website.

mã nguồn mở là gì
WordPress là một trong những phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ tạo website đơn giản phổ biến nhất hiện nay.

GIMP

Đây là một phần mềm thay thế miễn phí cho Adobe Photoshop. Mặc dù không có nhiều ưu điểm vượt trội so với Photoshop, GIMP vẫn là một lựa chọn phù hợp cho những người mới bắt đầu thiết kế đồ họa, đặc biệt là khi họ không muốn chi trả cho một phần mềm đắt đỏ.

6. Sự khác biệt giữa mã nguồn đóng và mã nguồn mở là gì?

Tiêu chí Mã nguồn mở Mã nguồn đóng
Chi phí Sử dụng miễn phí. Chi phí tùy theo quy mô phần mềm.
Tùy chỉnh Có thể tùy chỉnh nhưng phụ thuộc vào giấy phép. Yêu cầu thay đổi phải gửi đến nhà sản xuất phần mềm.
Trải nghiệm người dùng Thường không cao, phụ thuộc vào mục tiêu dự án và năng lực duy trì. Thân thiện với người dùng, được tối ưu hóa vì lợi nhuận.
Hỗ trợ Phụ thuộc vào cộng đồng hoặc hỗ trợ từ các nhà phân phối lớn. Hỗ trợ từ nhà sản xuất, tùy thuộc vào thỏa thuận dịch vụ.
Bảo mật Có thể được đánh giá bởi cộng đồng, nhưng có thể gặp lỗ hổng. Phụ thuộc vào nhà sản xuất phần mềm, giới hạn bởi bí mật công nghệ.
Vendor lock-in Không có ràng buộc về chi phí hoặc công nghệ. Có thể gây ra chi phí lớn khi chuyển đổi do mức độ đầu tư và ràng buộc công nghệ.
Phổ biến Có thể dẫn đầu thị trường với một số giải pháp. Phần mềm độc quyền thường phổ biến hơn trong một số ngành.
Tham gia cộng đồng Cho phép cộng đồng tham gia phát triển. Cộng đồng không mở cho sự tham gia từ bên ngoài.
Phát triển tính năng mới Người dùng có thể đóng góp vào việc phát triển tính năng. Phụ thuộc vào nhà sản xuất phần mềm.

Tạm kết

Có thể nhận thấy rằng mã nguồn mở đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cần nhớ rằng mã nguồn mở không được đánh giá cao về vấn đề bảo mật và khả năng sửa chữa lỗi. Do đó, nếu trang web của bạn không quá quan trọng, tham khảo mã nguồn mở là lựa chọn phù hợp. 

Hy vọng rằng với những chia sẻ về mã nguồn mở là gì của Vieclam24h.vn trong bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này. Chúc bạn luôn thành công! Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: HTML là gì? Từ newbie thành chuyên gia HTML với loạt website tự học

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục