Bí mật của trì hoãn là gì, vì sao bạn luôn mắc bệnh để mai tính?

Tôi, người viết bài này xin có lời thú nhận, rằng tôi đã kéo dài thời gian hoàn thành bài viết này trong vài ngày. Vì sao? Vì trì hoãn. Nếu bạn cũng đã và đang rơi vào trường hợp tương tự thì bạn không hề đơn độc. Hầu hết mọi người đều trì hoãn ở khía cạnh này hay khía cạnh khác. Có thể điều này là vô hại, tuy nhiên khi để sự trì hoãn liên tục xảy ra, bạn sẽ dễ bị cuốn vào vòng xoáy của tiêu cực vì tự trách bản thân và bỏ lỡ nhiều cơ hội quan trọng. Vậy rốt cuộc lý do của trì hoãn là gì, có cách nào “cứu chữa” không? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Sự trì hoãn là gì?

trì hoãn là gì
Trì hoãn tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, procrastination có nghĩa là trì hoãn

Trì hoãn là hành vi chần chừ, trì trệ hoặc lùi thời gian thực hiện công việc, hoạt động mặc dù biết rằng sẽ có hậu quả xảy ra. Tuy hiểu rằng những công việc đó cần phải hoàn thành nhưng hầu hết chúng ta đều trì hoãn hết lần này đến lần khác. Một số dữ liệu đáng chú ý về vấn đề này như:

The Procrastination Research Group ước tính khoảng 20% dân số toàn cầu mắc phải vấn đề trì hoãn.

– Một nghiên cứu năm 2016 phân tích sự trì hoãn ở một số nhóm tuổi khác nhau cho thấy sự trì hoãn cao nhất ở những người từ 14 đến 29 tuổi, nhóm tuổi trẻ nhất được nghiên cứu.

– Theo một nghiên cứu năm 2014 về sự trì hoãn và đối phó, 20-25% người trưởng thành trên toàn thế giới là những người trì hoãn kinh niên. 

trì hoãn là gì
Đa số con người đều có thói quen trì hoãn công việc.

Bạn đang trì hoãn đấy, chỉ là bạn chưa nhận ra

Mặc dù hầu hết chúng ta đều có sự trì hoãn nhưng số người nhận ra khá khiêm tốn. Điều này có thể vì 2 lý do chính. Thứ nhất là sự tự biện minh bạn luôn có nhiều thời gian. Thứ hai là do nhiều biểu hiện của sự trì hoãn vô cùng tinh vi, khiến bạn khó nhận ra. Sau đây là một số biểu hiện của trì hoãn:

Trì hoãn bắt đầu công việc: trì hoãn bắt đầu công việc cho đến khi cảm thấy không thể trì hoãn được nữa hoặc khi thời gian gần cạn, giờ G sắp điểm.

Trì hoãn hoàn thành công việc: trì hoãn hoàn thành công việc trong thời gian gần đến hạn chót hoặc đến khi quá trễ hạn. Cảm giác chỉ có “áp lực mới tạo nên kim cương”, nước càng gần đến chân thì càng làm hiệu quả.

Không tập trung: dễ bị phân tâm bởi những việc khác và không tập trung vào công việc cần làm.

Luôn tự tin thái quá: luôn tin rằng có đủ thời gian để hoàn thành công việc, dù thực tế không phải vậy.

Thiếu động lực: cảm thấy chán nản, không hứng thú hoặc không có động lực để thực hiện công việc.

Khó khăn trong việc quyết định: thường cảm thấy sợ hãi, khó khăn khi phải đưa ra những quyết định quan trọng.

Tự trách mình: hay tự trách mình vì không hoàn thành công việc và cảm thấy đau khổ vì điều đó.

trì hoãn là gì
Biểu hiện của trì hoãn là gì? Nước đến chân mới nhảy là biểu hiện thường thấy của sự trì hoãn. 

Xem thêm: Tụt mood là gì? Vì sao bạn dễ bị tụt mood? Cách lấy lại mood trong công việc?

Nguyên nhân dẫn đến trì hoãn là gì?

Có 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn, bao gồm:

1. Nguyên nhân khách quan

Những nguyên nhân khách quan đề cập đến các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát như:

– Môi trường xung quanh: môi trường học tập hoặc làm việc áp lực cao, thiếu sự hỗ trợ hoặc quá nhiều nhiệm vụ có thể gây ra sự trì hoãn.

– Các yếu tố gây phân tâm: có nhiều yếu tố bên ngoài khiến bạn không tập trung và phân tâm như tiếng ồn, thiết bị công nghệ…

– Thiếu nguồn lực: bao gồm tiền bạc, nhân lực, vật liệu, thiết bị hoặc thông tin.

– Sự cố về kỹ thuật, thiết bị hay thời tiết: sự cố kỹ thuật hoặc thời tiết khắc nghiệt có thể khiến công việc không thể hoàn thành trong thời gian dự kiến.

trì hoãn là gì
Nguyên nhân khác quan của trì hoãn là gì? Áp lực làm việc cao do nhiều nhiệm vụ cùng lúc có thể gây ra trì hoãn

2. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ bản thân và có thể cải thiện được như:

– Sự sợ hãi: sợ thất bại, sợ bị chỉ trích hoặc sợ không đủ khả năng để hoàn thành công việc.

– Thiếu động lực: thiếu động lực có thể khiến bạn không muốn hoặc không thấy hứng thú với công việc cần làm.

Xem thêm: 8 lý do khiến bạn mất động lực trong công việc và cuộc sống!

– Thiếu kỹ năng quản lý thời gian: bạn sẽ không thể phân bổ thời gian hợp lý, đặc biệt là khi có nhiều công việc cần hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn.

– Sự chủ quan: không nhận thức được tầm quan trọng của công việc hoặc không hiểu rõ mục tiêu của nhiệm vụ và luôn nghĩ rằng thời gian là vô hạn sẽ dẫn đến sự trì hoãn. 

– Thiếu trách nhiệm: sự vô trách nhiệm khiến bạn không có sự chủ động mà chờ đợi người khác nhắc nhở hoặc tạo áp lực mới hoàn thành.

– Quá cầu toàn: chủ nghĩa hoàn hảo sẽ dẫn đến tâm lý chờ đợi để có nhiều cảm hứng hơn hoặc ý tưởng hay hơn để thực hiện công việc.

trì hoãn là gì
Nguyên nhân chủ quan của trì hoãn là gì? Thiếu động lực, chán nản là nguyên nhân phổ biến gây ra trì hoãn.

Xem thêm: Tại sao họ là sếp, còn bạn chỉ là nhân viên? Vì sao lại có sự khác biệt này?

Tác hại của trì hoãn là gì?

Nhiều người cho rằng sự trì hoãn là vô hại, nhưng trên thực tế nếu bạn để tâm lý chần chừ kiểm soát bản thân, bạn sẽ đánh mất những điều rất quan trọng trong cuộc sống.- Thời gian: trì hoãn khiến bạn tiêu tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến kết quả khi bạn không còn đủ thời gian để làm việc một cách tốt nhất.

– Cơ hội: nếu bạn không hoàn thành công việc đúng hạn, bạn có thể mất cơ hội thăng tiến, tiếp thu kiến thức hay làm việc với khách hàng, đối tác hoặc nhà tuyển dụng. 

– Tiền bạc: nếu không thể hoàn thành đúng hạn với kết quả tốt nhất bạn có thể gây ra những thiệt hại về tiền bạc cho công ty hoặc bản thân.

– Mối quan hệ: khi bạn không đáp ứng đúng hẹn như đã hứa hoặc không hoàn thành công việc tốt sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và lòng tin của người khác đối với bạn. Không ai hứng thú kết giao với những người lúc nào cũng chần chừ, trễ hạn.

– Sức khỏe và tinh thần: trì hoãn sẽ tạo ra căng thẳng, lo lắng và áp lực. Dây đàn cứ căng mãi cũng sẽ đến lúc bị đứt, cũng giống như khi bạn sống với trạng thái stress một thời gian dài, sức khỏe thể chất và tinh thần cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

– Sự phát triển cá nhân: khi không thể hoàn thành công việc theo kế hoạch hoặc không đạt được mục tiêu do trì hoãn, rất có thể bạn sẽ đánh mất niềm tin vào bản thân. Từ đó sinh ra tâm lý sợ hãi, không dám hành động và bỏ lỡ cơ hội để học hỏi, phát triển kỹ năng.

trì hoãn là gì
Trì hoãn có thể làm mất cơ hội có sự phát triển và thành công.

Bí quyết để chiến thắng sự trì hoãn là gì?

Khi hành vi trì hoãn được lặp lại sẽ dần trở thành một thói quen khó cưỡng. Tuy nhiên, không phải là không thể bỏ được. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn đối phó với trì hoãn một cách hiệu quả:

Xem thêm: 4 bí quyết giúp nhanh thăng tiến, phát triển trong sự nghiệp

Bước 1. Tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết

Đầu tiên, bạn cần nhận biết lý do tại sao mình trì hoãn, đó là nguyên nhân khách quan hay chủ quan và tìm cách giải quyết vấn đề. Chẳng hạn bạn phát hiện môi trường làm việc là nguyên nhân chính làm bạn bị phân tâm, hãy bắt đầu những thay đổi như tránh xa nơi có tiếng ồn, hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ khi làm việc…

Ngược lại, nếu sự trì hoãn là do nguyên nhân chủ quan như bạn chưa biết cách quản lý thời gian hiệu quả, áp dụng các phương pháp như Pomodoro hay Eisenhower sẽ giúp bạn khắc phục điểm yếu này.

Bước 2. Đặt mục tiêu và lập kế hoạch

Khi có mục tiêu rõ ràng, cụ thể bạn sẽ dễ dàng tập trung và đánh giá tiến độ công việc thông qua kế hoạch được thiết lập. Mục tiêu nên được đo lường bằng thời gian hoặc số lượng thành phẩm để theo dõi, điều chỉnh kịp thời, tránh sự phân tâm trong quá trình thực hiện.

trì hoãn là gì
Đặt mục tiêu rõ ràng trước khi thực hiện là cách để tập trung hơn.

Bước 3. Thực hiện công việc có chiến lược

Tùy vào công việc và khả năng của bản thân mà bạn có thể lên chiến lược thực hiện. Ví dụ như sắp xếp công việc theo mức độ quan trọng, phân chia thành các nhiệm vụ nhỏ, bắt đầu từ những việc đơn giản để tạo đà tiến lên và tập trung vào từng nhiệm vụ. Ma trận Eisenhower là một công cụ hữu hiệu khi giúp bạn phân chia công việc hiệu quả theo 2 yếu tố mức độ quan trọng và mức độ khẩn cấp.

Xem thêm: To do list là gì? Các app To do list và các mẫu To do list không thể bỏ lỡ

Bước 4. Sử dụng phương pháp quản lý thời gian

Có nhiều kỹ thuật quản lý thời gian như Pomodoro (chia công việc thành các giai đoạn ngắn và có thời gian giải lao giữa các giai đoạn), kỹ thuật 80/20 (ưu tiên công việc quan trọng hơn) hoặc phân công thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ. Tùy thuộc vào tính chất công việc và khả năng của bản thân, bạn có thể chọn phương pháp phù hợp để quản lý thời gian tốt hơn, tăng khả năng tập trung và hạn chế trì hoãn.

Xem thêm: Pareto là gì? Nguyên tắc quản lý giúp cuộc sống và công việc hiệu quả hơn

Bước 5. Tạo động lực

Lúc bắt đầu mọi thứ luôn suôn sẻ và hào hứng, tuy nhiên bạn sẽ không thể tránh khỏi việc “bỏ con giữa chợ” do chán nản, thiếu động lực. Do đó bạn cần vực dậy tinh thần, tạo động lực bằng cách tự thưởng cho bản thân mỗi khi hoàn thành các mục tiêu nhỏ hoặc giải lao nhẹ giữa hành trình bằng cách nghe podcast, âm nhạc, trích dẫn truyền cảm hứng.

Bước 6. Tìm sự hỗ trợ từ người khác

Nếu gặp khó khăn trong việc tự vượt qua trì hoãn, đừng quên tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác bao gồm mentor, đồng nghiệp, bạn bè hoặc gia đình. Họ có thể giúp giải quyết vấn đề và động viên bạn hoàn thành công việc.

“Để mai tính” chính là “con quái vật” giết chết ngày hôm nay của bạn. Thời gian đúng là vô hạn nhưng thời gian của bạn lại là hữu hạn. Mỗi giây phút trôi qua đều không có cách nào lấy lại. Chính sự trì hoãn tước mất của bạn cơ hội sống hết mình và trải nghiệm trọn vẹn từng phút giây của hiện tại. Hãy hồi tưởng lại những lần trì hoãn trong quá khứ đã làm bạn mất đi những gì, đồng thời tự hỏi liệu bạn có muốn lại tiếp tục đánh mất và tiếc nuối. 

Sự thay đổi đều khởi nguồn từ những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống và bất kỳ ai cũng có thể trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày. Do đó hãy luôn tự nhắc bản thân về sự hữu hạn của thời gian để tập trung hoàn thành hết mọi việc có thể ngay khoảnh khắc hiện tại.

trì hoãn là gì
Trì hoãn là kẻ thù không đáng để bạn đánh mất thời gian quý giá.

Qua bài viết này, Việc Làm 24h hy vọng đã mang đến thông tin bổ ích về trì hoãn là gì và hơn hết là tạo ra nguồn cảm hứng để bạn đọc tin tưởng vào chính mình và giành chiến thắng trước thói quen trì hoãn luôn chực chờ “nuốt chửng” chúng ta. Chúc các bạn thành công!

Series bài viết Mở khóa bản thân đánh dấu sự hợp tác giữa Việc Làm 24h và Vietnam Coaching Institute (VCI) nhằm cung cấp kiến thức về các kỹ năng mềm để người trẻ hiểu bản thân, tăng khả năng thấu cảm với những người xung quanh, tăng sức bật và sự linh hoạt trong thế giới đầy biến động. Vietnam Coaching Institute (VCI) là trường đào tạo Coach đầu tiên ở Việt Nam được chứng nhận của cả 2 tổ chức ICF (International Coach Federation) và CCA (Certified Coaches Alliance). VCI ra đời với mục tiêu khuyến khích, truyền cảm hứng và hỗ trợ cá nhân cũng như tổ chức, doanh nghiệp khai thác và phát triển tiềm năng để đạt được hạnh phúc và thành công toàn diện trong các lĩnh vực cuộc sống.

Xem thêm: Green Flag là gì? Những dấu hiệu cho thấy bạn đã chọn đúng công ty

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục