Chronophobia là gì? Làm thế nào để bạn thôi ám ảnh với thời gian?

Chronophobia là nỗi sợ hãi tột độ, dai dẳng, dữ dội về thời gian hoặc việc thời gian không ngừng trôi qua. Chronophobia có thể hiểu đơn giản là hội chứng sợ thời gian. Những người mắc chứng sợ thời gian – chronophobia luôn lo lắng rằng thời gian của họ không còn nhiều, hoặc họ không có đủ thời gian để hoàn thành những thứ mình muốn. Họ thường xuyên cảm thấy đau khổ khi nghĩ về tương lai, bị ám ảnh về việc xem đồng hồ hoặc lịch. Họ chủ động tránh các cuộc tụ họp xã hội hoặc các sự kiện quan trọng để ngăn chặn cơn hoảng loạn. Vậy hội chứng chronophobia là gì, bao gồm các đặc điểm, triệu chứng nào và làm thế nào để giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi này? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu.

Chronophobia là gì? Triệu chứng thường gặp là gì?

chronophobia
Người mắc chronophobia lo lắng mình không có đủ thời gian để tồn tại

Trong tiếng Hy Lạp, “chrono” có nghĩa là thời gian và “phobia” là sợ hãi. Kết hợp hai từ lại, Chronophobia là một hội chứng tâm lý đặc biệt. Người mắc phải hội chứng này sẽ có nỗi sợ vô cớ về thời gian. 

Họ không chỉ sợ rằng thời gian đang trôi nhanh, sợ cuộc đời ngắn ngủi mà họ sợ cả những thứ liên quan tới thời gian. Ví dụ như: đồng hồ, deadline, lịch làm việc, các cột mốc mang tính thời điểm như ngày sinh nhật, lễ tốt nghiệp, ngày cưới,… Thậm chí, một số người còn bị ám ảnh về cái chết của chính mình. Nếu tình trạng này kéo dài, họ trở nên hoang tưởng và trầm cảm.

Triệu chứng chronophobia thường gặp là: cảm thấy mất phương hướng về thời gian (không rõ ngày hay đêm), không ước lượng được thời gian, sợ hãi về tương lai, cảm thấy thời gian đang trôi quá nhanh (hoặc quá chậm), tránh nói về tương lai (và cả quá khứ), có nhiều ý nghĩ hoang tưởng khi đề cập tới thời gian, gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch hoặc đáp ứng thời hạn.

chronophobia
Chronophobia kiến bạn khó làm chủ được thời gian.

Như vậy, chronophobia là nỗi sợ hãi mãnh liệt, dai dẳng về việc thời gian trôi qua. Đồng thời, người mắc chứng chronophobia cũng sợ hãi vì không thể làm chủ được thời gian của mình.

Ai có nguy cơ mắc chứng ám ảnh thời gian?

Thật khó để biết chính xác có bao nhiêu người mắc chứng chronophobia (sợ thời gian). Nhiều người trong chúng ta có nỗi sợ hãi này nhưng không nghĩ nó là một chứng bệnh. Nhưng những người dưới đây có nguy cơ cao hơn:

chronophobia
Người lớn tuổi thường có nguy cơ cao mắc chứng chronophobia.
  • Người lớn tuổi hoặc bị bệnh: Những người lớn tuổi và những người mắc bệnh nan y có thể cảm thấy lo lắng, ám ảnh về số ngày mình còn sống.
  • Người đang ở trong tù: Chronophobia phổ biến hơn ở những người đang bị giam giữ. Các tù nhân, đặc biệt là những người đang thụ án dài hạn, có thể bị ám ảnh bởi thời gian trôi qua. Họ có thể cảm thấy thời gian trôi quá chậm hoặc quá nhanh, và họ thường đếm ngược từng ngày cho đến khi được trả tự do. Họ cũng có thể cảm thấy ngột ngạt khi ở trong tù.
  • Người đã có trải nghiệm đau buồn: Một số người mắc chứng sợ thời gian sau một thảm họa tự nhiên, trải nghiệm cận kề cái chết hoặc sự kiện đau thương khác. Họ có thể phát triển tình trạng này như một phần của chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Xem thêm: Top các bài test trầm cảm uy tín, nếu cảm thấy chán nản bạn nên làm ngay!

chronophobia
Sống cô độc trong một thời gian dài cũng khiến bạn dễ mắc chronophobia.
  • Người từng phải cách ly xã hội: Người ta cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc hội chứng chronophobia ở nhiều người đã trải qua thời gian cách ly trong đại dịch COVID-19. Họ trở nên ám ảnh với việc theo dõi thời gian hoặc cảm thấy như thể mình bị mất kiểm soát với thời gian.
  • Người có tiền sử bệnh tâm thần: Những người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát, từng trải qua cơn hoảng sợ hoặc rối loạn hoảng sợ hoặc các chứng ám ảnh sợ hãi khác. Bạn cũng có nguy cơ mắc chứng ám ảnh sợ hãi cao hơn nếu bạn bị trầm cảm hoặc rối loạn lạm dụng chất gây nghiện .

Xem thêm: Deadline là chuyện nhỏ với ma trận Eisenhower giúp quản lý thời gian hiệu quả

Làm thế nào để thoát khỏi hội chứng chronophobia? 

chronophobia
Ám ảnh về thời gian khiến bạn luôn lo âu.

Ai cũng sẽ có lúc hoảng loạn khi nhận ra tính hữu hạn của thời gian. Nhưng khi nào nỗi sợ ấy mới trở nên nghiêm trọng và khiến bạn phải chú ý? 

Bạn chỉ nên lo ngại về hội chứng chronophobia khi:

  • Nỗi lo sợ về thời gian của bạn đã kéo dài liên tục, ít nhất 6 tháng.
  • Nỗi sợ này khiến cản trở bạn tham gia các hoạt động thường ngày khác: ví dụ hoạt động xã hội, công việc, học hành.
  • Bất kỳ ai nhắc nhở về thời gian cũng khiến bạn hoảng loạn, lo sợ, tim đập nhanh, xuất hiện suy nghĩ tiêu cực,…

Khi hội chứng chronophobia trở nên nghiệm trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường nhật, bạn cần gặp bác sĩ và chuyên gia tâm lý để được điều trị hiệu quả.

chronophobia
Thiền định giúp bạn vượt qua triệu chứng chronophobia.

Nếu nỗi sợ thời gian của bạn không quá nghiêm trọng, bạn hãy thử các phương pháp sau:

  1. Thư giãn: Bất kỳ ai mắc chứng lo âu, hoảng sợ hoặc rối loạn nào đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật thư giãn. Bao gồm: các bài tập thở sâu, sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng hoặc các hoạt động giúp phân tán tâm trí như làm thủ công, tô màu, chơi nhạc cụ, tập luyện thể thao…
  2. Thực hành chánh niệm: Những người mắc chứng sợ thời gian có thể gặp khó khăn khi sống trong thời điểm hiện tại. Thực hành các kỹ thuật chánh niệm, chẳng hạn như yoga và thiền định,… có thể giúp bạn tái tập trung tâm trí, sống trong thực tại và loại bỏ nỗi sợ vô cớ về tương lai.
  1. Thiết lập những mục tiêu mới: Đặt các mục tiêu thực tế cho tương lai có thể giúp bạn đối mặt với nỗi sợ hãi về thời gian. Hãy cố gắng biến việc lập kế hoạch này thành một hoạt động đầy cảm hứng và vui vẻ, rồi bạn sẽ thấy thời gian trôi qua, theo hướng tích cực hơn.
  2. Nhận sự giúp đỡ từ mọi người: Đừng ngại chia sẻ vấn đề của bạn với người thân, bạn bè và các nhóm hỗ trợ khác. Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy bất an khi thời gian trôi đi. Gặp gỡ người khác sẽ giúp bạn có thêm động lực thoát khỏi nỗi ám ảnh này.

Xem thêm: Học thiền ở đâu? Gợi ý các khóa học thiền TPHCM, Hà Nội uy tín

Chứng ám ảnh thời gian có đáng lo ngại không?

Những người mắc chứng sợ thời gian chronophobia thường cảm thấy hoảng sợ và lo lắng khi đối mặt với những lời nhắc nhở về thời gian. Họ luôn cảm thấy thời gian đang trôi qua nhưng bản thân mình không thể kiểm soát được. Điều này đôi khiến họ có phản ứng trốn tránh khỏi các cuộc tụ họp xã hội hoặc các sự kiện quan trọng.

Chứng sợ thời gian – chronophobia, giống như những chứng ám ảnh cụ thể khác, có thể khiến bạn đau khổ và cản trở các khía cạnh khác trong cuộc sống. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của một chuyên gia sức khỏe tâm thần có trình độ, chứng sợ hãi thời gian dữ dội có thể điều trị được.

Phương pháp điều trị chứng sợ thời gian bao gồm:

  • Tâm lý trị liệu, hoặc liệu pháp nói chuyện. Đây là phương pháp điều trị chính cho chứng lo âu chronophobia. Thông qua các buổi tâm lý trị liệu bạn sẽ hiểu được nỗi sợ hãi của mình và vượt qua chúng.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) dạy bạn nghĩ về nỗi ám ảnh theo một cách khác. Liệu pháp này cũng giúp bạn kiểm soát nhiều hơn cách bạn phản ứng với nó.
  • Liệu pháp thôi miên, giúp bạn điều chỉnh lại mối quan tâm của mình và kiểm soát nỗi sợ hãi.

Một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát cơn hoảng loạn do hội chứng chronophobia hoặc điều trị rối loạn sức khỏe tâm thần. Nếu bạn bị trầm cảm hoặc các rối loạn tâm trạng khác, hãy nói chuyện bác sĩ để tìm biện pháp phù hợp.

Cuộc sống luôn vận hành tiếp diễn. Thời gian không ngừng trôi mỗi ngày. Nhận biết những thay đổi nhỏ nhặt sẽ giúp bạn sớm tránh được những hậu quả không mong muốn sau này. Chúc bạn sớm khắc phục được nỗi sợ thời gian nhé!

Rất nhiều kiến thức thú vị đang được cập nhật mỗi ngày tại Việc Làm 24h. Đón đọc để không bỏ lỡ những chia sẻ hữu ích của chúng tôi nhé!

Xem thêm: Hiểu về lý thuyết 4 lò lửa để bật tắt đúng lúc mang đến hạnh phúc

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục