Tuổi nghề đi đôi với tuổi đời – yếu tố cần và đủ

Cấp độ 1. Nhân viên – chỉ đâu đánh đó (18-22 tuổi)

Ở cấp độ này, đòi hỏi người tìm việc có khả năng cá nhân cao. Chỉ cần có những kiến ​​thức, và những kỹ năng cần thiết để làm việc tốt. Đối với một nhân viên, cái bạn nên tìm kiếm ở họ đó là thái độ và tiềm năng phát triển. Kiến thức chuyên môn bạn có thể đào tạo cho họ được vì ở độ tuổi của họ trải nghiệm thực tế chưa nhiều, đa số là những lý thuyết suông ở trường lớp.

Cấp độ 2. Chuyên viên (22-25 tuổi)

Ở cấp độ này, bạn cần một người làm tốt công việc được giao, biết điều khiển và xử lý các vấn đề liên quan để đúc kết kinh nghiệm, kiến thức đó thành tài liệu riêng cho họ. Bạn đòi hỏi ứng viên đó phải chủ động trong công việc, kiến thức vững và có tinh thần trách nhiệm cao.

tuoi-nghe-di-doi-voi-tuoi-doi-yeu-to-can-va-du-hinh-anh-1
Với cấp độ chuyên viên, ngoài yêu cầu về kỹ năng cứng, ứng viên phải có những kỹ năng mềm cần thiết

Cấp độ 3. Trưởng nhóm (25-30 tuổi)

Đây là cấp độ bạn nên tìm một người có kinh nghiệm trong công việc và biết cách quản lý cấp dưới. Vì đây là cấp quản lý cấp thấp nên bạn không nên chú trọng duy nhất vào khả năng quản lý của ứng viên. Miễn sao họ có thể quản lý nhóm, phân chia công việc hợp lý cho các thành viên trong nhóm. Có phương pháp chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của bản thân đúc kết cho những người khác.

Cấp độ 4. Trưởng phòng (30-40 tuổi)

Bạn nên tuyển dụng nội bộ cho cấp độ này thay vì tuyển từ bên ngoài. Yêu cầu đối với trưởng phòng đó là phải chủ động nghiên cứu và đề xuất các hướng đi mới, những thay đổi mang tính cải tiến, xây dựng chiến lược, các kế hoạch thực hiện và theo dõi quá trình thực hiện đó.

Cấp độ 5. Giám đốc (40-50 tuổi)

Đối với cấp độ này bạn cũng nên tuyển dụng nội bộ. Vì để điều hành được một công ty đòi hỏi bạn phải nắm rõ thông tin về nó. Không chỉ biết về các thông tin như sản phẩm, thương hiệu mà còn phải biết được những hướng đi nào công ty đã thực hiện, công ty thích hợp với những điều gì. Để biết được những vấn đề đó chỉ có người gắn bó với công ty lâu dài mới có thể am hiểu một cách tường tận.

Với 5 cấp độ ở trên, có thể phân chia theo 2 nhóm:

  • Nhóm 1: Cấp độ 1 và cấp độ 2, thuộc nhóm thực thi. Cấp độ 1 thiên về kỹ năng cứng, cấp độ 2 ngoài các kỹ năng cứng bắt buộc ứng viên còn phải có thêm những kỹ năng mềm cần thiết.
  • Nhóm 2: Cấp độ 3, 4 và 5, thuộc nhóm tổ chức thực thi hay còn gọi là quản lý các cấp. Với ba cấp này sử dụng 3 kỹ năng như sau: Technical skills (Kỹ năng kĩ thuật – chuyên môn/nghiệp vụ), Human skills (Kỹ năng nhân sự) và Conceptual skills (Kỹ năng tư duy). Với cấp độ thấp hơn thì thiên nhiều Technique skills hơn, Human skills thì gần như tương đương nhau và phần còn lại dành cho cấp cao (từ cấp độ 4 trở đi).
tuoi-nghe-di-doi-voi-tuoi-doi-yeu-to-can-va-du-hinh-anh-2
Với mỗi cấp quản lý sẽ có những yêu cầu kỹ năng khác nhau

Trên đây là những độ tuổi phù hợp với mỗi cấp bậc. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng với mọi trường hợp. Vẫn có những người tuổi đời còn trẻ nhưng họ đã thăng tiến đến cấp độ quản lý. Và ngược lại những người tầm trung vẫn còn đang làm ở cấp độ 2. Việc ở cấp độ nào còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm,… của mỗi cá nhân, điều này không nên đánh giá chỉ qua độ tuổi.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục