Cross Selling là gì? Tuyệt chiêu bán hàng khiến khách hàng rút hầu bao

Cross Selling là gì? Đây được xem là một kỹ năng không thể thiếu đối với nhân viên bán hàng. Khi áp dụng Cross Selling vào kinh doanh, bạn có thể cải thiện lòng trung thành và duy trì mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Vì vậy, đây chính là bí quyết “vàng” mà bộ phận Sales thường áp dụng để thúc đẩy lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu rõ hơn về Cross Selling qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tổng quan về Cross Selling

Cross Selling là gì?

cross selling là gì
Cross Selling là một chiến lược bán hàng phổ biến

Về cơ bản, Cross Selling (bán chéo) là một phương thức bán hàng nhằm thúc đẩy doanh số bằng cách đề xuất cho khách hàng mua thêm sản phẩm/dịch vụ liên quan đến sản phẩm/dịch vụ họ đang quan tâm hoặc đang mua.

Vậy ý nghĩa của Cross Selling là gì?

Cross Selling đóng vai trò như một “bí thuật” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và lợi nhuận. Phương thức bán hàng này tận dụng khách hàng hiện có để bán thêm sản phẩm/dịch vụ. Khi áp dụng Cross Selling đúng cách, doanh nghiệp không chỉ tăng doanh số, lợi nhuận mà còn giúp khách hàng tìm thấy các sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ. 

Xem thêm: 5 phương pháp giúp thương hiệu chinh phục vị trí Top Of Mind trong lòng khách hàng

Sự phát triển của Cross Selling là gì trong thời đại số

Với sự phát triển của công nghệ và Internet, Cross Selling được áp dụng phổ biến trong kinh doanh trực tuyến.

cross selling là gì
Cross Selling được áp dụng vào bán hàng trực tuyến

Hiện nay, hầu hết các trang web bán hàng trực tuyến đều thực hiện phương pháp đề xuất khách hàng mua thêm sản phẩm/dịch vụ liên quan.

Ngoài ra, Cross Selling còn được áp dụng trong Email Marketing. Nhiều doanh nghiệp gửi Email đề xuất sản phẩm/dịch vụ tương tự cho khách hàng sau khi họ đã thực hiện một giao dịch.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo việc áp dụng Cross Selling không khiến khách hàng cảm thấy quá tải hoặc bị quấy rầy. Nếu được áp dụng đúng cách, Cross Selling sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thời đại số. 

3 phương pháp phổ biến của Cross Selling là gì?

1. Cross Selling trong cửa hàng truyền thống

Phương pháp Cross Selling này thường được áp dụng trong các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng hoặc siêu thị. Nhân viên bán hàng sẽ đề xuất cho khách mua thêm sản phẩm/dịch vụ mà họ đang quan tâm. Ví dụ, nếu khách hàng muốn mua một chiếc sơ mi trắng, nhân viên sẽ đề xuất họ mua thêm một chiếc cà vạt hoặc đôi giày da.

cross selling là gì
Có nhiều phương pháp Cross Selling khác nhau

2. Cross Selling là gì trong kinh doanh trực tuyến

Tương tự như cửa hàng truyền thống, Cross Selling trên nền tảng trực tuyến cũng được áp dụng bằng cách đề xuất thêm sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng khi họ mua một sản phẩm/dịch vụ khác. Các công cụ, phần mềm trực tuyến sẽ thay bạn gợi ý sản phẩm/dịch vụ tương tự đến khách hàng. Ví dụ, trang web trực tuyến sẽ tự động đề xuất các phụ kiện như ốp lưng, tai nghe, dây sạc,…, khi khách hàng mua một chiếc smartphone.

3. Cross Selling qua Email Marketing

Đây là một chiến lược tiếp thị mà các sản phẩm/dịch vụ bổ sung sẽ được đề xuất cho khách hàng thông qua Email Marketing. Sau khi khách hàng thực hiện xong một giao dịch, doanh nghiệp sẽ gửi đến họ một Email đề xuất mua thêm sản phẩm/dịch vụ tương tự. Ví dụ: Khi đã mua sản phẩm trên trang web, khách hàng sẽ nhận được một Email đề xuất mua thêm sản phẩm/dịch vụ liên quan. 

cross selling là gì
Áp dụng Cross Selling đúng cách giúp cải thiện doanh thu

Tầm quan trọng của Cross Selling là gì đối với nhân viên bán hàng

Sau khi hiểu rõ Cross Selling là gì, bạn cũng cần nhận định được tầm quan trọng của phương pháp này đối với nhân viên bán hàng.

1. Tăng doanh số bán hàng

Cải thiện doanh số bán hàng là điều chắc chắn khi nhân viên bán hàng áp dụng thành công phương pháp Cross Selling. Nhân viên bán hàng có thể giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm/dịch vụ bổ sung phù hợp với nhu cầu của họ. Nhờ đó, khách hàng sẽ có thêm sự lựa chọn và có thể đưa ra quyết định mua nhiều sản phẩm hơn. Với phương pháp này, nhân viên bán hàng sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh và nhận hoa hồng hoặc phần thưởng khuyến khích. 

cross selling là gì
Nhân viên kinh doanh có thể kiếm thêm hoa hồng nhờ Cross Selling

2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Khi khách hàng đến mua một sản phẩm, điều đầu tiên nhân viên bán hàng cần làm là lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của khách. Từ những thông tin ghi nhận, nhân viên có thể đề xuất thêm sản phẩm/dịch vụ liên quan đến các nhu cầu ấy. Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng với đề xuất của nhân viên, tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng lên, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.

3. Tăng khả năng giữ chân khách hàng

Khách hàng sẽ cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc khi nhân viên tận tình tư vấn cũng như đưa ra giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của họ. Việc này giúp khách hàng có cảm giác thoải mái hơn khi mua sản phẩm/dịch vụ và tin tưởng hơn vào doanh nghiệp. Có thể thấy, Cross Selling cũng là giải pháp tuyệt vời để nhân viên giữ nhân khách hàng, tạo ra mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng với doanh nghiệp. 

cross selling là gì
Cross Selling giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

4. Tăng hiệu quả bán hàng

Khi nhân viên bán hàng biết cách Cross Selling, họ sẽ trở nên thông thạo hơn về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ đó, nhân viên bán hàng có thể tư vấn cho người tiêu dùng một cách chỉn chu và chính xác nhất. Ngoài ra, nhân viên bán hàng còn có khả năng tạo ra cơ hội bán hàng mới, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh. 

5. Nâng cao khả năng tương tác với khách hàng

Khi áp dụng phương pháp Cross Selling vào bán hàng, nhân viên có thể cải thiện khả năng tương tác cũng như giao tiếp với khách hàng của mình. Đây chính là tiền đề để tạo ra một môi trường bán hàng thoải mái, chuyên nghiệp. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi kết nối với nhân viên bán hàng. Việc tương tác tốt giữa nhân viên và khách hàng đóng vai trò quan trọng để mang lại trải nghiệm mua hàng tốt cho người tiêu dùng. 

cross selling là gì
Cross Selling đúng cách mang đến trải nghiệm mua sắm thoải mái cho khách hàng

Xem thêm: Chia sẻ cách thuyết phục khách hàng chốt đơn nhanh nhất

Điểm giống và khác nhau giữa Cross-Selling và Up-Selling là gì?

Cross Selling và Up Selling đều là hai chiến lược bán hàng phổ biến trong kinh doanh. Tuy nhiên, hai chiến lược này có một số điểm tương đồng cũng như khác biệt. Vậy điểm giống và khác nhau giữa Up Selling và Cross Selling là gì?

Điểm giống

  • Cả hai chiến lược đều hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh số bán hàng của công ty.
  • Cả hai chiến lược đều phụ thuộc vào việc khách hàng đã mua sản phẩm/dịch vụ từ trước.

Điểm khác

  • Cross Selling là việc bạn đề xuất cho khách hàng mua thêm các sản phẩm/dịch vụ tương tự hoặc bổ sung cho sản phẩm mà họ đã mua. Ví dụ: Khách hàng mua một chiếc máy tính, bạn đề xuất cho họ mua thêm thẻ nhớ hoặc bàn phím rời. Trong khi đó, Up Selling là việc bạn đề xuất cho khách hàng mua sản phẩm cao cấp, có giá trị lớn hơn so với sản phẩm ban đầu. Ví dụ: Khách hàng đang cân nhắc mua một chiếc Smartphone có giá trung bình, bạn sẽ đề xuất họ mua phiên bản cao cấp hơn với nhiều tính năng mới. 
  • Cross Selling thường được áp dụng để bổ sung hoặc mở rộng sản phẩm/dịch vụ khách hàng đã mua. Trong khi đó, Up Selling sẽ liên quan đến việc cung cấp các dòng sản phẩm cao cấp với mức giá cao hơn.
  • Cross Selling thường được áp dụng trong quá trình sau khi khách hàng đã mua sản phẩm cần thiết. Còn chiến lược Up Selling sẽ được áp dụng khi khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. 
  • Với Cross Selling, nhân viên có thể đề xuất khách hàng mua thêm sản phẩm/dịch vụ thông qua các cửa hàng, trang web hoặc Email Marketing. Trong khi đó, Up Selling thường được nhân viên trực tiếp đề xuất..

Xem thêm: Khám phá những công cụ livestream bán hàng chốt đơn thành công 100%

cross selling là gì
Cross Selling và Up Selling là hai chiến lược khác nhau

Các lưu ý khi áp dụng Cross Selling là gì?

Không ép khách hàng mua nhiều sản phẩm

Khi áp dụng phương pháp Cross Selling, bạn hãy luôn nhớ: “tham thì thâm”. Vì vậy, lúc đề xuất sản phẩm/dịch vụ liên quan, bạn chỉ nên tập trung vào các sản phẩm chính. Tốt nhất, bạn chỉ nên đề xuất thêm tối đa 2 – 3 sản phẩm. 

Gợi ý sản phẩm hợp lý

Là nhân viên bán hàng, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ nhu cầu của khách hàng. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề, mong muốn mà khách hàng cần đáp ứng. Nhờ đó, bạn có thể đưa ra đề xuất về các sản phẩm/dịch vụ bổ sung phù hợp hơn. Gợi ý sản phẩm hợp lý chính là cách giúp bạn cải thiện sự quan tâm của khách hàng, giúp họ dễ đưa ra quyết định mua sắm hơn. 

Đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ

Doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ để tạo nên sự tin tưởng và thúc đẩy động lực mua sắm cho khách hàng. Nếu sản phẩm/dịch vụ không đáp ứng được yêu cầu của khách, Cross Selling sẽ không có tác dụng, thậm chí còn gây mất niềm tin.

cross selling là gì
Chất lượng sản phẩm quyết định đến sự thành công của Cross Selling

Đề xuất Cross Selling phù hợp

Nhân viên bán hàng cần đưa ra đề xuất Cross Selling phù hợp với tiêu chí của khách hàng. Bạn có thể đề xuất với khách hàng những sản phẩm/dịch vụ có giá trị tương đương hoặc thấp hơn so với sản phẩm mà họ đang quan tâm. Điều này giúp khách hàng dễ đưa ra quyết định mua sắm hơn. 

Tư vấn tế nhị, không ép buộc

Để đạt được hiệu quả Cross Selling tốt nhất, nhân viên nên mềm mỏng hơn khi đưa ra đề xuất hoặc gợi ý bán thêm sản phẩm/dịch vụ. Bạn hãy dùng thái độ tế nhị và không ép buộc để tư vấn cho khách hàng. Cách thức này giúp bạn tạo ra cảm giác thoải mái trong quá trình bán hàng và tiếp cận với khách hàng tốt hơn. Đồng thời, phong cách tư vấn chuyên nghiệp, lịch sự cũng là bí quyết giúp bạn thu hút khách hàng quay lại mua sắm trong tương lai. 

Nhìn chung, Cross Selling đóng vai trò quan trọng đối với nhân viên kinh doanh nói riêng, sự phát triển của doanh nghiệp nói chung. Chiến lược bán hàng này góp phần giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số, lợi nhuận và tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng. Việc Làm 24h hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ Cross Selling là gì cũng như vai trò của phương pháp này đối với nhân viên bán hàng. Hãy tiếp tục theo dõi Việc Làm 24h để đón đọc thêm những phương pháp bán hàng phổ biến, cùng các cơ hội nghề nghiệp khác nhé!

Xem thêm: Nhân viên thu ngân là gì? Làm thu ngân cần biết những gì?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục