Khám phá sức khoẻ tâm lý bản thân qua các bài test rối loạn lo âu

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, với vô vàn những khó khăn và áp lực trong công việc, cuộc sống, không ngạc nhiên khi người ta trở nên căng thẳng và lo lắng quá mức. Tuy nhiên, việc đánh giá chứng rối loạn lo âu không phải dễ dàng, đó là lý do tại sao các bài test rối loạn lo âu đã trở thành công cụ quan trọng để xác định mức độ lo âu và đưa ra các giải pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn quan tâm các bài test rối loạn lo âu xã hội thì bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ dành cho bạn.

Hội chứng rối loạn lo âu là gì?

test rối loạn lo âu
Liệu bạn có hiểu rõ hội chứng rối loạn lo âu là gì?

Hội chứng rối loạn lo âu là tình trạng tâm lý mà người mắc phải trải qua những cảm xúc lo lắng, sợ hãi, hồi hộp, bứt rứt, căng thẳng quá mức, khiến tinh thần không tỉnh táo và khó kiểm soát. Triệu chứng của rối loạn lo âu có thể bao gồm lo lắng liên tục, cảm giác sợ hãi không rõ nguyên nhân, căng thẳng, khó tập trung, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau ngực, khó thở,… Đây không chỉ là một phản ứng thông thường đối với những tình huống căng thẳng trong cuộc sống, mà là một trạng thái tâm lý kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Rối loạn lo âu có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau như rối loạn lo âu tổng quát (Generalized Anxiety Disorder), rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder), rối loạn hoảng loạn (Panic Disorder), rối loạn lo âu sau chấn thương (Post-Traumatic Stress Disorder),… và nhiều dạng rối loạn lo âu khác. Mỗi loại rối loạn lo âu có những đặc điểm và triệu chứng riêng, nhưng chung quy lại, chúng đều gây ra một mức độ lo lắng nhất định, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bị ảnh hưởng.

Mục đích bài test để làm gì?

test rối loạn lo âu
Làm bài test rối loạn lo âu mang lại những lợi ích gì?

Hiện nay, môi trường sống của chúng ta tràn ngập thông tin tiêu cực từ Internet và các phương tiện truyền thông, cùng với đó là những áp lực về kinh tế, xã hội, dịch bệnh, chiến tranh,… điều này đã khiến hội chứng rối loạn lo âu trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đáng tiếc là nhiều người không nhận ra mình đang mắc phải hội chứng rối loạn lo âu, họ cho rằng những triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, hoang mang,… là phản ứng tự nhiên. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh lý kéo dài mà không có sự can thiệp và chữa trị kịp thời.

Chính vì vậy, việc thực hiện các bài test rối loạn lo âu giúp mọi người có cơ hội kiểm tra và tự đánh giá các triệu chứng đang trải qua. Kết quả của bài test sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe tâm lý của bản thân và nhận ra liệu mức độ rối loạn lo âu có đáng quan ngại hay không. Dựa vào kết quả bài test, mọi người có thể nhận được phương pháp điều trị phù hợp của các chuyên gia để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Meditation là gì? Giũ sạch muộn phiền, căng thẳng khi thiền định đúng cách

Khi nào nên làm bài test? 

test rối loạn lo âu
Khi nào nên làm bài test rối loạn lo âu?

Khi bạn trải qua những triệu chứng sau:

  • Lo lắng nhiều vấn đề và khó kiểm soát, tần suất kéo dài trên 6 tháng.
  • Cảm thấy bồn chồn, căng thẳng, bứt rứt trong người.
  • Thường xuyên nổi nóng, cáu kỉnh.
  • Mệt mỏi thường xuyên, phải nỗ lực mới làm được việc.
  • Khó tập trung, hay cảm thấy trống rỗng, mất mục tiêu.
  • Khó ngủ hoặc giấc ngủ không sâu. 
  • Căng cơ biểu hiện đau mỏi vai gáy, đau đầu,…

Bên cạnh đó, khi bạn gặp những biến đổi lớn trong cuộc sống như chuyển việc, ly hôn, chấm dứt một mối quan hệ hay bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào khác khiến bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bạn nên thực hiện bài test rối loạn lo âu. Hơn nữa, các bài test không chỉ giúp đánh giá mức độ lo âu mà còn cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng tâm lý của bạn. Nếu bạn quan tâm và muốn hiểu rõ hơn về sức khỏe tâm lý của mình, thực hiện bài test rối loạn lo âu là một bước quan trọng. 

Tham khảo các bài quiz test rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

test rối loạn lo âu
Tìm hiểu các bài test phổ biến hiện nay

1. Bài test rối loạn lo âu xã hội DASS-21 

DASS-21 là viết tắt của Depression Anxiety Stress Scales – 21 items, tức là bài đo lường tâm trạng ở các mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng với 21 câu hỏi. Bài test này đánh giá mức độ tình trạng lo âu của bạn trong thời gian gần đây với các câu hỏi được chia thành ba phần riêng biệt bao gồm Lo âu – Trầm cảm – Stress, mỗi phần có 7 câu hỏi.

Xem thêm: Top các bài test trầm cảm uy tín, nếu cảm thấy chán nản bạn nên làm ngay!

Cách chấm điểm bài quiz test rối loạn lo âu DASS-21:

  • 0 điểm: Chưa từng xảy ra
  • 1 điểm: Xảy ra ít (Từ 1 – 6 ngày) 
  • 2 điểm: Xảy ra khoảng khoảng 1/2 ngày trở lên (Từ 7 – 12 ngày) 
  • 3 điểm: Xảy ra thường xuyên (Từ 13 – 13 ngày)

Các câu hỏi trong bài quiz test rối loạn lo âu DASS-21:

Câu 1: Tôi thấy khó thoải mái khi ở một mình lẫn ở nơi đông người.

Câu 2: Tôi bị khô miệng. 

Câu 3: Tôi cảm thấy tiêu cực, không cảm thấy tích cực chút nào. 

Câu 4: Tôi dễ bị khó thở, thở gấp và rối loạn nhịp thở dù không làm việc nặng nhọc

Câu 5: Tôi thường phản ứng mất kiểm soát trước những sự việc đột ngột xảy ra.

Câu 6: Tôi hay bị chảy mồ hôi (tay, chân,…) 

Câu 7: Tôi suy nghĩ thái quá về những việc chưa xảy ra.

Câu 8: Tôi lo lắng thái quá trước mọi tình huống, tôi sợ bản thân bị biến thành trò cười trước mặt người khác. 

Câu 9: Tôi thấy bản thân không có gì đáng để mong đợi

Câu 10: Bản thân dễ bị kích động trước mọi việc, dù đơn giản. 

Câu 11: Tôi thấy khó có thể thư giãn và thoải mái được.

Câu 12: Tôi chán nản, thất vọng về mọi thứ.

Câu 13: Tôi không thể tập trung hoặc khó bắt tay vào công việc gì.

Câu 14: Tôi không chấp nhận bất kỳ điều gì xen vào công việc của mình.

Câu 15: Tôi luôn bất an, hoảng loạn trước mọi tình huống.

Câu 16: Tôi không cảm thấy hăng hái trước bất kỳ việc gì.

Câu 17: Tôi cảm thấy mình không đáng làm người.

Câu 18: Tôi dễ phật ý và tự ái. 

Câu 19: Tôi nghe thấy nhịp tim của mình dù không hoạt động mạnh, như tiếng tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp,…

Câu 20: Tôi hay lo sợ vô cớ.

Câu 21: Tôi thấy cuộc sống thật vô nghĩa.

Xem thêm: Imposter syndrome là gì? Vì sao tôi luôn cảm thấy mình không xứng đáng?

Kết quả bài test quiz test rối loạn lo âu DASS-21:

Mức độTrầm cảmLo âuStress
Bình thường0 – 90 – 70 – 14
Nhẹ10 – 138 – 915 – 18
Vừa14 – 2010 – 1419 – 25
Nặng21 – 2715 – 1926 – 33
Rất nặng≥28≥20≥34

Cách đọc kết quả bài quiz test rối loạn lo âu DASS-21 như sau:

  • Mức độ bình thường: Sức khỏe tinh thần vẫn ở trạng thái ổn định. 
  • Mức độ nhẹ: Bạn nên tìm hiểu nguồn gốc sự lo âu để tìm cách tháo gỡ. 
  • Mức độ vừa đến rất nặng: Bạn nên gặp chuyên gia tâm lý để có phác đồ điều trị thích hợp. 

2. Bài quiz test rối loạn lo âu GAD-7

Bài quiz test rối loạn lo âu GAD-7 (Generalized Anxiety Disorder – 7 items) là bao gồm 7 câu hỏi tương ứng với các triệu chứng chính của rối loạn lo âu tổng quát. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 phương án trả lời từ 0 – 3, bạn chỉ cần chọn phương án phù hợp nhất với tình trạng mà mình đang gặp phải trong 2 tuần qua.

Cách chấm điểm bài quiz test rối loạn lo âu GAD-7:

  • 0 điểm: Không có
  • 1 điểm: Vài ngày
  • 2 điểm: Hơn nửa số ngày
  • 3 điểm: Gần như mỗi ngày

Các câu hỏi trong bài quiz test rối loạn lo âu GAD-7:

Câu 1: Bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, tâm trí như đứng trên bờ vực?

Câu 2: Bạn không thể ngừng hoặc khó kiểm soát lo lắng?

Câu 3: Bạn lo lắng quá mức về nhiều vấn đề khác nhau?

Câu 4: Bạn không thể cảm thấy thư giãn?

Câu 5: Bạn cảm thấy bứt rứt, bồn chồn, đứng ngồi không yên?

Câu 6: Bạn dễ bị bực tức hoặc cảm thấy mọi thứ xung quanh đều làm phiền bạn?

Câu 7: Bạn cảm thấy lo sợ sắp có điều tồi tệ gì đó sắp xảy ra?

Kết quả bài test quiz test rối loạn lo âu GAD-7:

  • Từ 5 – 9 điểm: Mức độ lo âu nhẹ, không đáng quan ngại nhưng bạn nên tìm hiểu nguồn gốc sự lo âu để tìm cách tháo gỡ.
  • 10 – 14 điểm: Mức độ lo âu trung bình, cần gặp chuyên gia tâm lý để tìm hiểu tình trạng bản thân.
  • 15 – 21 điểm: Mức độ lo âu nặng, cần nhanh chóng tiến hành điều trị.

Lưu ý: Các bài quiz test rối loạn lo âu đều được nghiên cứu kỹ lưỡng từ các nhà khoa học, tuy nhiên kết quả chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho việc chẩn đoán chuyên khoa. 

Nếu kết quả lo âu ở mức độ nhẹ, bạn có thể xem xét và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên trạng thái lo âu, căng thẳng để đưa ra cách giải tỏa, thư giãn phù hợp. Nếu kết quả bài test rối loạn lo âu cho thấy mức độ lo âu cao, bạn cần chủ động tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở uy tín để nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. Họ có thể đưa ra những đánh giá chi tiết về tình trạng tâm lý của bạn, cung cấp phác đồ điều trị phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn.

Kết luận

Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các bài test, đây là phương pháp hữu ích để đánh giá và chẩn đoán mức độ và loại rối loạn lo âu của mỗi người. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các bài test rối loạn lo âu chỉ là một phần trong quá trình chẩn đoán. Việc tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị hội chứng rối loạn lo âu vẫn cần sự can thiệp chuyên nghiệp từ các chuyên gia. 

Xem thêm: Tìm hiểu các bài test tâm lý online đáng tin cậy và chất lượng bạn cần biết

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục